Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN

PHẦN 1: VĂN HỌC VIỆT NAM

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về hoàn cảnh lịch sử - xã hội từ 1945 đến hết thế kỉ XX

 Văn học Việt Nam trong thời kì từ 1945 đến hết thế kỉ XX phát triển trong điều kiện lịch sử có nhiều biến động.

 - Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta.

 - Giai đoạn 1945 – 1975, diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Trong giai đoạn này,Việt Nam có sự giao lưu tiếp xúc với thế giới, nhưng chủ yếu thông qua vùng ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa, mà chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc.

 

doc 58 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1510Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
PHẦN 1: VĂN HỌC VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về hoàn cảnh lịch sử - xã hội từ 1945 đến hết thế kỉ XX
 Văn học Việt Nam trong thời kì từ 1945 đến hết thế kỉ XX phát triển trong điều kiện lịch sử có nhiều biến động.
 - Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta.
 - Giai đoạn 1945 – 1975, diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Trong giai đoạn này,Việt Nam có sự giao lưu tiếp xúc với thế giới, nhưng chủ yếu thông qua vùng ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa, mà chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc.
 - Giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX, đất nước bước vào thời kì hòa bình, ổn định và hướng tới đổi mới toàn diện, sâu sắc;quan niệm văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có những thay đổi (coi văn học không chỉ là công cụ chính trị mà còn là nhu cầu văn hóa – thẩm mĩ thiết yếu của con người). Trong giai đoạn này, nhất là từ thập kỉ 90, Việt Nam có sự tiếp xúc rộng rãi với văn hóa – văn học thế giới theo con đường hội nhập kinh tế - văn hóa.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 – 1975.
* Chặng đường từ năm 1945 đến 1954:
- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập( Ngọn Quốc kì, Hội nghị non sông của Xuân Diệu...).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí: là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và Nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
 +Tiêu biểu là những tác phẩm: Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu...
+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến.
- Kịch: một số vở gây sự chú ý như Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi...
- Lí luận, phê bình văn học có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như : bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường của Nguyễn Đình Thi...
* Chặng đường từ 1955 đến 1964.
- Văn xuôi: về đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng... ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan...; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của Nguyễn Tuân...
- Thơ ca: phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên...
- Kịch nói: có phát triển, tiêu biểu là các vở: Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn của Đào Hồng Cẩm...
* Chặng đường từ 1965 đến 1975.
- Văn xuôi: chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.
+ Ở miền Nam, truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
+ Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh, tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân...Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu...
-Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Thơ chặng đường này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, khái quát, chất suy tưởng, chính luận như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên...
-Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận, nổi bật là Quê hương Việt Nam của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo được tiếng vang bấy giờ.
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học 1945 – 1975
- Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá,gắn bó với vận mệnh chung của đất nước.
- Văn học hướng về đại chúng và đậm đà tính dân tộc.
- Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
4. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX.
- Thơ sau năm 1975: có những tác giả ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc, tiêu biểu là trường ca: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh... ...
 - Văn xuôi sau năm 1975: bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải...
-Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày.
+ Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp...
+ Kịch phát triển mạnh mẽ. Một số tác phẩm tạo được sự chú ý của khán giả như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình...
+ Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới, Ngoài những cây bút có tên tuổi, đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng.
* Tóm lại từ sau 1975, văn học Việt Nam đã có những nét đổi mới:
- Sự đổi mới ý thức nghệ thuật của giới cầm bút, xa dần với khuynh hướng chính trị hóa trong nghệ thuật.
 -Văn học Vận động theo xu hướng dân chủ hóa.
 -Văn học phát triển trên nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo là tinh thần nhân bản và sự ý thức sâu sắc ý thức cá nhân.
 - Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, khuynh hướng hướng tới tính hiện đại.
- Văn học đổi mới trên tất cả các thể loại:
 + Về văn xuôi: có sự đổi mới trong quan niệm và cách thức tiếp cận hiện thực, đổi mới về nghệ thuật trần thuật, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người dẫn đến sự biến đổi về hệ thống nhân vật, đổi mới về ngôn ngữ, đổi mới trong cấu trúc các thể loại văn xuôi...
 +Về thơ: tính chất phi sử thi hóa, hướng vào đời sống thế sự và cá nhân, đã làm xuất hiện nhiều dạng thức mới của cái tôi trữ tình, muốn vượt ra khỏi cái truyền thống “duy cảm” của thơ phương Đông; thơ phát triển theo hai xu hướng: đưa thơ về gần với văn xuôi, với triết học hoặc đưa thơ sang địa hạt của tâm linh vô thức, về hình thức thơ phát triển theo hướng tự do hóa. 
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy trình bày những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
Gợi ý trả lời : Xem mục 1, phần kiến thức cơ bản.
2. Văn học Việt Nam 1945 – 1975 chia làm mấy chặng? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng ?
Gợi ý trả lời : Xem mục 2, phần kiến thức cơ bản.
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 ?
Gợi ý trả lời : Xem mục 3, phần kiến thức cơ bản.
4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, hãy giải thích tại sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổỉ mới?
Gợi ý:
 - Đất nước hết chiến tranh . Các vấn đề hậu chiến nảy sinh: nạn nhân chiến tranh, hoàn cảnh kinh tế chưa phục hồi
 - Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường: xã hội thay đổi quan điểm, góc nhìn đối với con người và nghệ thuật (Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều như trước mà đa diện hơn, linh hoạt, góc cạnh hơn )
 - Tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới.
 - Nhu cầu bạn đọc phong phú và đa dạng hơn trước.
 - Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đổi mới trong quan điểm chỉ đạo văn học nghệ thuật. 
5. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1975 đến cuối thế kỉ XX ?
Gợi ý trả lời: Xem mục 4, phần kiến thức cơ bản.
6. Chứng minh một trong những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975: chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng?
Gợi ý:
a. Khuynh hướng sử thi
 * Khái niệm" sử thi" : không là khái niệm thể loại sử thi cổ đại, mà là đặc điểm của văn học sáng tác trên nền tảng của ý thức cộng đồng toàn dân xuất hiện vào thời kì có đấu tranh chống , có phong trào xã hội bảo vệ lợi ích toàn dân, được thể hiện ở các khía cạnh: xung đột sử thi là xung đột giữa dân tộc với kẻ xâm lược. Chủ đề sử thi là dân tộc, nhân dân, Tổ quốc. Nhân vật sử thi là nhân vật anh hùng đại diện cho phẩm chất, ý chí và sức mạnh của dân tộc. Giọng điệu sử thi là ca ngợi...
 * Chứng minh:
 - Văn học thời kì này đã phản ánh từng chặng đường đấu tranh của lịch sử dân tộc: văn học chống Pháp là bức tranh rộng lớn về cuộc kháng chiến của cả dân tộc, thể hiện dáng hình đất nước đau thương, máu lửa nhưng cũng đầy hào hùng,quật khởi : Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Việt Bắc của Tố Hữuvà cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất đỗi tự hào: Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi)...
 - Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của nhân dân ta là những cuộc kháng chiến vệ quốc. Văn học thể hiện sức mạnh vĩ đại của cả dân tộ, mà nhân vật trung tâm là hình ảnh bộ đội, dân công, nhân dân họ tiêu biểu cho khí phách, phẩm chất, ý chí của toàn dân tộc: 
 + Bức tranh Việt Bắc ra quân tiêu biểu cho sức mạnh, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp : “Những đường mai lên” (Việt Bắc của Tố Hữu)
 + Hình ảnh những chiến sĩ từ những chiến hào đã xông lên tiêu điệt quân thù làm nên một đất nước chói loà “Nước Việt Nam từ máu lửa – Rũ bùn đứng dậy sáng loà”( Đất nước của Nguyễn Đình Thi), sức mạnh của đất nước như một sự hoá thân màu nhiệm. 
 + Các kí sự của Trần Đăng như Trận phố Ràng, Một cuộc chuẩn bị; của Nguyễn Huy Tưởng Kí sự Cao Lạng; truyện ngắn Thư nhà của Hồ Phương, Xung kích của Nguyễn Đình Thi  Tất cả đã phản ánh chân thực, phong phú hình ảnh chiến sĩ ta với những phẩm chất cao đẹp, tinh thần anh dũng và cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt, sự trưởng thành của quân dân. 
 + Đói rét, nguy hiểm vẫn không làm các anh bộ đội sờn lòng, nản chí mà ngược lại tư thế của các anh vẫn hiên ngang, hào hùng:
 “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
 Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.”
(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm ”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
 + Xây dựng được nhân vật mang cốt cách của cả cộng đồng, nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó s ... i phới trở lại”, ý thức được cuộc đời mình ”Mị trẻ lắm”, ”quấn tóc, chuẩn bị đi chơi tết” ...
Cần khái quát được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm và đánh giá những thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
IV. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
1. Đối tượng nghị luận:
Những hiện tượng trong đời sống là đối tựơng nghị luận của kiểu bài này. Đó là những hiện tượng đang xảy ra, đang diễn ra, những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống hàng ngày mà mỗi người và toàn thể xã hội quan tâm. Những vấn đề ấy diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống, nhưng trong phạm vi nhà trường có lẽ cần quan tâm ở một số vấn đề sau như: môi trường, những tệ nạn xã hội, lối sống đạo đức, văn hoá, việc thực hiện luật pháp: an toàn giao thông, bạo lực gia đình - bình đẳng giới ... 
2. Một số đề bài và yêu cầu cụ thể:
a. Một số đề bài:
Đề 1: Anh/ chị có suy nghĩ gì về lối sống của thanh niên hiện nay?
Đề 2: Anh/ chị hãy làm gì để bảo vệ môi trường sống?
Đề 3: Nhận thức của anh/ chị về vấn đề bình đẳng giới?
Đề 4: Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, theo anh/ chị phải làm gì để giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hoá, bản sắc dân tộc?
Đề 5: Theo anh/ chị thế nào là lối sống đẹp?
b. Yêu cầu cụ thể:
Giả sử đi vào đề 3, thí sinh cần trình bày được các vấn đề sau: 
- Vấn đề bất bình đẳng giới là sản phẩm tồn tại của lịch sử nhân loại và là vấn đề đang đặt ra đối với thời đại chúng ta hôm nay.
- Bình đẳng giới là đấu tranh cho sự bình đẳng công bằng về mọi phương diện không phân biệt giới tính: học tập, lao động, nghĩa vụ, quyền lợi, việc làm, thu nhập... Biểu hiện ở các cấp độ, phạm vi khác nhau: gia đình, tập thể, xã hội, dân tộc hay rộng hơn là trên phạm vi toàn thế giới.
- Các tổ chức, đoàn thể, chính phủ - quốc gia ... và mỗi cá nhân bằng những hành động cụ thể của mình để đấu tranh cho sự bình đẳng giới.
- Tuy nhiên cần lưu ý, bình đẳng giới không có nghĩa là xoá hẳn ranh giới, người phụ nữ cũng với thiên chức làm vợ, làm mẹ với tất cả những phẩm chất đáng quý: bao dung, vị tha, giàu đức hy sinh nhất là người phụ nữ phương Đông.
V. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
1. Nhắc lại khái niệm văn nghị luận:
 Văn nghị luận là một loại văn dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích, bàn luận, đánh giá một vấn đề làm cho người đọc, người nghe hiểu và tin vấn đề đó, để họ có nhận thức, thái độ và hành động đúng.
Nghị luận xã hội thường đề cập đến các nội dung:
- Một số vấn đề thời sự, chính trị.
- Một tư tưởng, đạo lý.
- Một hiện tượng đời sống.
Khi nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, đề bài thường là quan điểm về đạo đức, lẽ sống, về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng.
2. Phương pháp tiến hành:
- Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại trực tiếp, kết hợp sinh hoạt nhóm.
- Từ chỗ tìm hiểu một đề bài cụ thể rèn luyện học sinh tìm ý, lập dàn ý, hình thành cách làm bài. Cụ thể:
Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau đây của Tố Hữu:
Ôi! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
 (Một khúc ca )
a. Tìm hiểu đề
Một số câu gợi ý cho HS trả lời:
- Em hiểu biết gì về nhà thơ Tố Hữu? (hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tác giả của bài Việt Bắc trong SGK đang học, trang 94)
- Câu thơ trên của Tố Hữu viết trong hoàn cảnh nào? yêu cầu trả lời thế nào là sống đẹp?
- Các phương pháp lập luận cần sử dụng?
- Tư liệu minh họa?
Các ý cần có: 
- Tố Hữu (1920-2002) là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, từng giữ liên tục những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
- Sống đẹp là thế nào? Có thể có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng nhìn chung cần có: lý tưởng cao đẹp, tiến bộ; tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, vị tha; trí tuệ sáng suốt; hành động tích cực.
- Tố Hữu viết câu này trong hoàn cảnh đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhân dân ta nhất là thanh niên phải dũng cảm cống hiến. 
- Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích (thế nào là sống đẹp); phân tích (các biểu hiện của sống đẹp); chứng minh (nêu những biểu hiện của sống đẹp); bình luận (khen cách sống đẹp, phê phán lối sống thực dụng, ích kỷ, không dám cống hiến, hy sinh)
- Dẫn chứng: nêu những biểu hiện của sống đẹp qua báo chí, thơ văn, thực tế cuộc sống.
b. Lập dàn ý: 
* Mở bài: 
- Chọn cách giới thiệu câu thơ của Tố Hữu (trong bài nào, hoàn cảnh lịch sử)
- Dẫn câu thơ, hướng giải quyết.
* Thân bài: 
- Giải thích thế nào là sống đẹp.
- Phân tích các biểu hiện của sống đẹp.
- Chứng minh: những người sống đẹp.
- Phê phán những lối sống không đẹp, chưa đẹp (ích kỷ, hẹp hòi, chỉ đòi hưởng thụ; không dám xả thân cống hiến, đua đòi, bè phái)
- Ý nghĩa câu thơ đối với cuộc sống (đương thời, hiện tại và mai sau)
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để mọi người biết sống đẹp.
* Kết bài: 
- Khẳng định giá trị của sống đẹp
- Mọi người cần rèn luyện mình để sống đẹp
 	c. Phần ghi nhớ: xem SGK/21
d. Luyện tập: theo sách ngữ văn 12 tập 1. NXB Giáo dục 2008, trang 6.
VI. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
1. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý: Thông qua việc giải quyết đề 1 và đề 2 trong Sách Giáo khoa,cần rút ra:
- Tìm hiểu đề :
+ Nội dung của kiểu bài này thường là một ý kiến, một nhận định bàn về văn học : giai đoạn văn học; tác giả, tác phẩm văn học; phong cách nghệ thuật; lý luận văn học
+ Phải biết ý kiến đó của ai, nói hay viết ở đâu, trong hoàn cảnh nào, mục đích
+ Thông thường, muốn giải quyết được vấn đề nêu ra, cần giải thích các từ ngữ khó, hàm súc, các khía cạnh của ý kiến đó.
+ Căn cứ vào thực tế văn học để phân tích, xem xét, đánh giá ý kiến đó, nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học, đời sống. (Trong chương trình THPT, kiểu bài này thường nghị luận về một ý kiến đúng bàn về văn học).
- Lập dàn ý: 
a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến bàn về văn học của ai, viết nói trong hoàn cảnh nào, hướng giải quyết.
b. Thân bài: 
- Giải thích để hiểu ý kiến.
- Đánh giá ý kiến; phê phán biểu hiện chưa đúng, sai.
- Ý nghĩa, tác dụng của ý kiến.
- Minh họa
c. Kết bài: Tổng hợp, khái quát về ý kiến.
2. Đề bài cụ thể: 
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
a. Mở bài: 
- Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
- Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa ngày 10/12/1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóamặt trận ấy”
- Hướng giải quyết: 
b. Thân bài: 
- Văn hóa nghệ thuật bao gồm nhiều lĩnh vực: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sáng tác văn chương
- Gọi văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận vì nó rất quyết liệt, một mất một còn. 
- Chiến sĩ: vì phải chiến đấu với kẻ thù của giai cấp, của dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
+ Đây là ý kiến đúng vì xưa nay, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, giai cấp nào cũng sử dụng văn hóa, nghệ thuật để chống lại giai cấp đối kháng của mình. Cho nên, câu nói của Hồ Chí Minh phù hợp với nhiệm vụ của văn hóa, nghệ thuật lúc bấy giờ, hiện nay và vẫn có ý nghĩa lâu dài.
Coi văn hóa nghệ thuật là một mặt trận vì tầm quan trọng của nó cũng không thua kém mặt trận quân sự, ngoại giao, kinh tế và cuộc chiến đấu trên mặt trận này cũng rất quyết liệt. Mặt khác, câu nói có tác động cảnh tỉnh những ai lơ là, coi nhẹ văn hóa, nghệ thuật.
+ Lời dặn của Hồ Chí Minh có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu cho những người làm văn hóa, nghệ thuật; dùng ngòi bút của mình phụng sự kháng chiến. Có những nhà thơ, nhà văn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ..
+ Đảng tin tưởng và giao nhiệm vụ đánh địch trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật cho văn nghệ sĩ.
c. Kết bài: 
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói đó.
- Tác dụng và ý nghĩa lâu dài của vấn đề.
3. Luyện tập: Mục 1, 2 trong SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 93
VII. MỞ BÀI, THÂN BÀI, KẾT BÀI
1. Mở bài: Là phần mở đầu của bài làm văn.
a/ Về nội dung: Nêu vấn đề, giới hạn vấn đề, hướng giải quyết.
b/ Về hình thức: Thường ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ.
c/ Cách mở bài:Có nhiều cách mở bài khác nhau, sau đây là 2 cách được sử dụng nhiều nhất.
	+ Trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết.
	+ Gián tiếp: Từ một ý kiến khác, hướng người đọc đến vấn đề cần giải quyết.
d/ Lưu ý:
* Cần tránh: Nêu ra ý không liên quan hoặc liên quan ít đến vấn đề trọng tâm của đề bài, viết dài dòng, vòng vo không cần thiết; mở bài đã nêu những chi tiết cụ thể đáng ra phải nêu ở thân bài; viết khuôn sáo
* Cần đạt: Nêu được vấn đề, gây sự chú ý cho người đọc, viết giản dị, tự nhiên.
II.Thân bài: Là phần trọng tâm của bài văn.
a/ Về nội dung: 
- Phần này giải quyết toàn bộ nội dung do đề bài đặt ra. Hầu như toàn bộ lý lẽ và dẫn chứng đều tập trung ở phần này. Một thân bài tốt trước hết phải tìm đủ ý cần thiết, nhất là những ý trọng tâm; không có những ý lan man, xa đề, lạc đề.
b/ Về hình thức:
- Thân bài phải từ luận đề tìm ra các luận điểm. Mỗi luận điểm cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh theo một trong các cách: diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích
- Lý lẽ phải sáng sủa, lập luận phải chặt chẽ, dẫn chứng phải xác thực..
- Lý lẽ và dẫn chứng phải đúng chỗ, phù hợp.
- Bảo đảm tính hệ thống, nhất quán; ý trước chuẩn bị cho ý sau, ý sau phát triển ý trước. Qua mỗi ý phải có chuyển ý, chuyển đoạn, liền mạch.
- Giọng điệu phù hợp.
c/ Cần tránh: 
- Bỏ sót ý trọng tâm, không bám sát đề (xa đề, lạc đề).
- Gặp gì nói nấy. Cả thân bài chỉ viết trong một đoạn văn, không tách đoạn.
- Diễn đạt lủng củng.
III.Kết bài: Là phần cuối của bài văn.
a/ Về nội dung: 
- Thường là tổng hợp lại vấn đề đã nêu ở phần mở bài và giải quyết ở phần thân bài. Để tránh trùng lặp cách nói cần dùng cách diễn đạt khác: khái quát, nâng cao, tiếp tục gợi ra ở người đọc những suy nghĩ, cảm xúc mới.
b/ Về hình thức: 
- Thường ngắn gọn, có tính chất khẳng định.
ôTóm lại: 
- Qua những điều đã trình bày ở trên, ta thấy, nội dung và hình thức của từng phần (mở bài, thân bài, kết bài) phải phù hợp với nhau. Mỗi phần có nhiệm vụ riêng (nội dung) do đó cũng có hình thức riêng. Nắm được bố cục của một bài văn là cơ sở để viết bài làm văn tốt.
Luyện tập
1) Sử dụng phần luyện tập ở SGK Ngữ văn 12, tập 2, nâng cao, NXB Giáo dục 2008, trang 121, 129, 141.
2) Sử dụng bài luyện tập ở sách bài tập Ngữ văn 12, tập 2, nâng cao, NXB Giáo dục 2008, trang 53, 60, 66.
MỤC LỤC
	PHẦN 1 : VĂN HỌC VIỆT NAM
	1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỷ XX
	1
	2. Tác gia Hồ Chí Minh	4
	3. Tuyên ngôn độc lập 	6
	4. Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc	7
	5. Tây Tiến 	9
	6. Tiếng hát con tàu	13
	7. Tác gia Tố Hữu	16
	8. Việt Bắc (trích)	17
	9. Đất nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng)	19
	10. Sóng	23
	11. Đàn ghi ta của Lor-ca	26
	12. Nguyễn Tuân	27
	13. Người lái đò Sông Đà (trích)	28
	14. Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích)	30
	15 Vợ chồng A Phủ (trích)	31
	16. Vợ nhặt	33
	17. Rừng xà nu 	35
	18. Những đứa con trong gia đình 	36
	19. Chiếc thuyền ngoài xa 	39
	20. Một người Hà Nội	42
	21. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)	45
	PHẦN 2: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
	1. Thuốc (Lỗ Tấn)	46
	2. Số phận con người (trích, Sô-lô-khốp))	48
	3. Ông già và biển cả (trích, Hê-minh-uê))	49
	PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN	51

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUVAN 12.doc