Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020

1: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?

 A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN

2. Gen là một đoạn ADN

 A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

 B.mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.

 C.mang thông tin di truyền.

 D.chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.

3: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là

A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.

B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng

C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.

 

doc 55 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1121Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG NĂM 2020
MÔN SINH HỌC
TÀI LIỆU ÔN TẬP 
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI
1: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
	A. ADN	B. mARN	C. tARN	D. rARN
2. Gen là một đoạn ADN 
 A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.	
 B.mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
 C.mang thông tin di truyền.	
 D.chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
3: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là
đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.
ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng
các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.
4: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%;T= 20%. Axit nuclêic này là
 A. ADN có cấu trúc mạch đơn. 	 B. ARN có cấu trúc mạch đơn. 
 C. ADN có cấu trúc mạch kép.	 D. ARN có cấu trúc mạch kép.
5. Bản chất của mã di truyền là
 A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.	 	 B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá 1 aa
 C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. 
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
 6 .Vì sao mã di truyền là mã bộ ba :
Vì mã bộ một và mã bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
Vì số nuclêotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
Vì số nucleotit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
Vì 3 nucleotit mã hóa cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba dư thừa để mã hóa cho 20 loại aa.
7: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin.
Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
8. Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Prôtêin?
 A. UAG,UGA,AUA 	B. UAA,UAG,AUG 	C. UAG,UGA,UAA	D.UAG,GAU,UUA 
9. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế 
 A. dịch mã. 	 B. nhân đôi ADN.	 C. phiên mã. 	D. giảm phân và thụ tinh. 
10. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
 1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ ® 3/.
5.Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. 
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5.	B. 1, 2, 4, 5, 6.	C. 1, 3, 4, 5, 6.	D. 1, 2, 3, 4, 6. 
11: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
	A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (2), (3).
12: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là 
 A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. 
 B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. 
 C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. 
 D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. 
13: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là 
 A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
14: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
	A. tổng hợp và kéo dài mạch mới	B. tháo xoắn phân tử ADN
	C. nối các đoạn Okazaki với nhau	D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN 
15. Quá trình nhân đôi ADN chỉ có 1 mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
 A. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’à 3’
 B. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’à5’ 
 C. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’à5’
 D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
16: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là 
 A. 1800. 	B. 1500. 	C. 2100. 	D. 1200. 
17: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20 % tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là 
 A. 1120 	B. 1080 	C. 990 	D. 1020 
18: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là:
 A. A = T = 1200; G = X = 300	 B. A = T = 600; G = X = 900 
 C. A = T = 300; G = X = 1200	 D. A = T = 900; G = X = 600
19: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
 A. 480	 B. 322	C. 644	D. 506
20: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
	A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150	B.A = 750; T = 150; G = 150 X = 150
	C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150	D.A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
21: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là
	A. 100	B. 190	C. 90	D. 180
22. Một gen có khối lượng phân tử là 72.104 đvC. Trong gen có X = 850. Gen nói trên tự nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại Nu tự do môi trường cung cấp là :
 A.ATD = TTD = 4550, XTD = GTD = 3850	B.ATD = TTD = 3850, XTD = GTD = 4550
 C.ATD = TTD = 5950, XTD = GTD = 2450	D.ATD = TTD = 2450, XTD = GTD = 5950
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN?
 A. cấu hình không gian 	B. số loại đơn phân	
 C. khối kượng và kích thước	D. chức năng của mỗi loại.
2: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN.	B. rARN.	C. mARN.	D. tARN.
3: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là 
 A. 5'UXG3'. 	 B. 5'GXU3'. C. 5'GXT3'. D. 5'XGU3'. 
4: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
 A. 3’UAX5’	B.5’AUG3’	C.3’AUG5’	 D.5’UAX3’
5: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,
A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.	B. cần có sự tham gia của enzim ligaza.
C.chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.
D.cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.
6: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
	A. ADN pôlimeraza	B. Ligaza 	 C. Restrictaza	D. ARN pôlimeraza
7: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
 A. đều theo nguyên tắc bổ sung.	B. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
 C. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.	D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.
8: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4aa thì trình tự của 4 axit amin đó là 
 A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly. 
9: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau : 5' XGA 3' mã hoá axit amin Acginin; 5' UXG 3' và 5' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5' GXU 3' mã hoá các axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5' GXTTXGXGATXG 3'. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự axit amin tương ứng của quá trình dịch mã là:
	A. Xêrin - Alanin - Xêrin - Acginin	B. Acginin - Xêrin - Alanin - Xêrin
	C. Xêrin - Acginin - Alanin - Xêrin	D. Acginin - Xêrin - Acginin - Xêrin
10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' à 5'
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3' à 5'
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là :
	A.(1) à (4) à (3) à (2)	B.(2) à (3) à (1) à (4)	C.(1) à (2) à (3) à (4)	D. (2) à (1) à (3) à (4)
11: Cho các thông tin sau đây :
	(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
	(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
	(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
	(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
	Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
	A. (3) và (4).	B. (1) và (4).	C. (2) và (3).	D. (2) và (4).
12: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. 
Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. 
Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. 
Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. 
13: Trong quá trình dịch mã,
trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm.
nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN.
có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ 5’.
14: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
	(1)D ... nh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng.
 C. từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
 D. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
3. Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
 A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.
 B. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao.
 C. Năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
 D. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần.
4. Nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái là do:
 A. Sinh vật bậc dinh dưỡng sau không sử dụng hết sinh vật bậc dinh dưỡng trước.
 B. Năng lượng bị mất qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải
 C. Năng lượng tích lũy vào bậc dinh dưỡng cao ít hơn bậc dinh dưỡng trước.
 D. Năng lượng bị mất qua hoạt động kiếm ăn, trốn kẻ thù.
5. Trong hệ sinh thái
 A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
 B. năng lượng và vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng
 C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
 D. vật chất được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn năng lượng được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
6. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
	(1) Động vật ăn động vật	 (2) Động vật ăn thực vật (3) Sinh vật sản xuất
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là 
 A. (2)→(3)→(1) B. (1)→(3)→(2) 	C.(1)→(2)→(3) 	D.(3)→(2)→(1)
7. Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn
 A. được sử dụng lặp lại nhiều lần.	 	 B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt.
 C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn. D. được sử dụng tối thiểu 2 lần.
8. Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 xích) vì
 A. năng lượng được hấp thụ nhiều ở sinh vật tiêu thụ
 B. năng lượng được hấp thụ ở sinh vật sản xuất là quá ít, không đủ để cung cấp cho các bậc dinh dưỡng cao hơn
 C. năng lượng mất qua lớn qua các bậc dinh dưỡng nên càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng tích luỹ càng ít dần
 D. năng lượng được hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất
9. Nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra sản lượng sơ cấp ?
 A. Động vật ăn thực vật            B. Thực vật     	C. Động vật ăn động vật           D. Sinh vật phân giải
10. Trong hệ sinh thái, sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh tới môi trường dinh dưỡng là
 A. sinh vật tiêu thụ           B. sinh vật sản xuất            C. sinh vật phân huỷ               D. sinh vật tiêu thụ cấp 1
11. Trong hệ sinh thái, sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường dinh dưỡng tới môi trường vô sinh là
 A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải  B. sinh vật phân giải C. sinh vật tiêu thụ D. sinh vật sản xuất
12. Hiệu suất sinh thái là
 A. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái.
 B. tổng tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
 C. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ bậc một trong HST
 D. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng là
 A. tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên vĩnh cửu 	B. tài nguyên rừng, tài nguyên biển
 C. tài nguyên đất, tài nguyên nước	D. tài nguyên vĩnh cửu và tài nguyên không vĩnh cửu
3. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh?
	1. Nhiên liệu hoá thạch          	2. Năng lượng             	3. Nước sạch, không khí sạch              
	4. Đất               	5. Kim loại, phi kim                       6. Đa dạng sinh học
Phương án đúng là: A. 1, 2, 3                     B. 1, 3, 5                     	C. 3, 4, 6                     	D. 2, 3, 6
4. Tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên vĩnh cửu?
	1. Đất               	2. Nước sạch               3. Năng lượng ánh sáng        
	4. Năng lượng gió	5. Than đá                   6. Dầu mỏ                 	 7. Năng lượng thuỷ triều
Phương án đúng là: A. 1, 2, 7                     	 B. 3, 4, 7                     	C. 5, 6, 7                     	D. 1, 2, 3
6. Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là
 A. tiết kiệm nước trong việc ăn uống.	B. tiết kiệm trong việc tưới tiêu cho cây trồng.
 C. hạn chế nước ngọt chảy ra biển.	D. không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
8. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là
 A. bão lụt tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển  B. núi lửa phun nham thạch      
 C. do phương tiện giao thông               	 	 D. chất thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người
9. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
 A. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng
 B. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu
 C. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp
 D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp
10. Công việc mà con người cần làm tiền đề để phát triển bền vững môi trường thiên nhiên là:
 A. Bảo vệ môi trường	 	B. Sử sụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên 
 C. Bảo vệ các nguồn tài nguyên	D. Trồng thêm cây, gây thêm rừng.
11. Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm môi trường?
 A. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư. B. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
 C. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.
12. Điều nào không đúng với hiệu quả trồng cây gây rừng ở vùng đất trống và đồi núi trọc?
 A. Hạn chế hạn hán, lũ lụt. 	B. Hạn chế mức độ đa dạng sinh học. C. Hạn chế xói mòn đất.	 D. Cải tạo khí hậu.
13. Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái?
 A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.	B. Bảo vệ các loài sinh vật.
 C. Phục hồi và trồng rừng mới.	 	D. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
14. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng 
 A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh
 B. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
 C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học
 D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
15. Đa dạng sinh học là
 A. sự phong phú về thành phần loài                                 B. sự đa dạng các hệ sinh thái
 C. sự đa dạng về môi trường sống của các loài sinh vật D. sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái tự nhiên
16. Nội dung của bảo vệ đa dạng sinh học là
1. bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng	2. hạn chế thay đổi khí hậu
3. sử dụng tiết kiệm nguồn động vật hoang dã để duy trì các quá trình sinh sản của chúng
4. vận động đồng bào dân tộc không săn bắt bừa bãi thú rừng
5. xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
Phương án đúng là: A. 1, 2                         	B. 1, 5                         	C. 1, 3                         	D. 1, 4
17: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1)Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép. (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã (4)Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm : mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,
A. (2), (3), (4)	B. (2), (4), (5)	C. (1), (3), (5)	D. (1), (2), (4)
18: Cho các hoạt động của con người sau đây: 
 (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. 
 (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. 
 (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. 
 Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động 
 A. (1) và (3). 	 B. (2) và (3). 	 C. (1) và (2). 	 D. (3) và (4). 
19: Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh
Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học
Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
20 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1)Sử dụng tiết kiệm nguồn nước (2) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy
(3)Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh 
 A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
21: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
	(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
	(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường. 
	A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4).
22: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu?
(1) Bảo tồn đa dạng sinh học. (2) Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(3) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. 
(4) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
(5) Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,...trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đáp án đúng là: A. (1), (3) và (4).	 B. (1), (2) và (5).	C. (2), (3) và (5).	 D. (2), (4) và (5).
23. Giải pháp của sự phát triển bền vững là:
A. bảo vệ sự trong sạch của môi trường đất, nước và không khí.
B. kiểm soát được sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người.
C. giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng lại và tái chế các nguyên vật liệu, khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh (đất, nước, SV)
D. bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm bảo vệ các loài, các nguồn gen và các hệ sinh thái

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_nam_2020.doc