Giáo án Sinh học 12 CB tiết 32: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Giáo án Sinh học 12 CB tiết 32: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

TIẾT 32. BÀI 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (TIẾP THEO)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Giải thích từ cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến sự hình thành loài mới.

- Giải thích được các giai đoạn của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

- Phân tích được vai trò của các nhân tố tiến hóa tham gia vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí.

- Nêu được các ví dụ minh họa cho các con đườn hình thành loài khác khu vực địa lí.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

3. Tư tưởng: Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại, giống cây trồng nguyên thuỷ cũng như các loài động vật quí hiếm, duy trì đa dạng loài, có ý thức bảo vệ các biến dị đã phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 CB tiết 32: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2008
Tiết 32. Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Giải thích từ cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến sự hình thành loài mới.
- Giải thích được các giai đoạn của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
- Phân tích được vai trò của các nhân tố tiến hóa tham gia vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí.
- Nêu được các ví dụ minh họa cho các con đườn hình thành loài khác khu vực địa lí.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
3. Tư tưởng: Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại, giống cây trồng nguyên thuỷ cũng như các loài động vật quí hiếm, duy trì đa dạng loài, có ý thức bảo vệ các biến dị đã phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học.
II. Chuẩn bị phương tiện
1. Giáo viên: Hình vẽ 30 SGK.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.
III. Trọng tâm - Phương pháp
1. Trọng tâm: Cơ chế hình thành loài cùng khu vực địa lí
2. Phương pháp: Tìm tòi bộ phận kết hợp sử dụng phương tiện trực quan và SGK.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút
- Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới ?
- Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?
3. Nội dung bài mới
Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta nghiên cứu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Vậy ở cùng khu vực địa lí thì quá trình hình thành loài có diễn ra hay không ? Để rõ hơn chúng ta nghiên cứu tiếp bài Đ30
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS đọc mục II.1, cho biết:
- Hai loài cá đã không giao phối bởi nguyên nhân gì? Giải thích sự hình thành sự cách li đó?
- Cơ chế hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái?
- Tại sao các cá thể của cùng một loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối?
HS: Nêu được trong QT ĐB và BDTH luôn phát sinh tạo ra các KG mới. Một số KG mới có thể có tập tính thay đổi khiến chúng giao phối một cách có chọn lọc với những cá thể có KH cùng loại. Lâu dần sự giao phối ko ngẫu nhiên này có thể dẫn đến sự cách li sinh sản.
GV: Vậy trong cùng khu vực địa lí ngoài con đường hình thành loài vừa xét còn có con đường nào khác không?
GV: Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào?
GV: Hình thành loài thực vật bằng lai xa và đa bội hóa diễn ra như thế nào?
(QT cây 4n là 1 loài mới. Các cây 4n vẫn vẫn có thể lai với cây 2n " con lai 3n. Tuy nhiên cây 3n lại bị bất thụ do có sự rối loạn trong quá trình GP. Như vậy, QT cây 4n cách li sinh sản với QT 2n nhờ cơ chế cách li sau hợp tử)
GV: Tại sao chọn giống thực vật thường lai giữa các loài hoang dại & cây trồng?
HS: Để đưa vào cơ thể lai các gen quí giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường của loài dại.
GV: Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng SH của các loài cây hoang dại cũng như các G cây trồng nguyên thuỷ?
(Vì sau này chúng ta có thể khai thác những gen quí hiếm từ chúng hoặc tạo ra những G cây trồng mới)
GV: Tại sao lai xa và đa bội hoá tạo nên loài mới hay xảy ra ở TV mà ít xảy ra ở các loài ĐV? (không, vì lai xa & đa bội hoá làm mất cân bằng hệ gen)
GV: Với kiến thức đã học, hãy cho biết tương lai loài người hiện nay có thể tiến hoá thành loài khác được không? Giải thích?
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính
- Ví dụ: 2 loài cá ở châu Phi có hình thái giống nhau chỉ khác nhau về màu sắc (đỏ và xám). Sống chung nhưng không giao phối với nhau. Khi nuôi trong bể có chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng lại giao phối và sinh con.
- Giải thích: Từ một loài ban đầu, xuất hiện những đột biến màu sắc và sự thay đổi về tập tính giao phối (cùng màu thích giao phối với nhau hơn). Sự giao phối có chọn lọc tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc dần dần hình thành loài mới.
- Kết luận: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái
Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Thường xẩy ra với động vật ít di chuyển.
Ví dụ: Một loài côn trùng đã chuyển sang sống trên cây chủ khác, sau thời gian dài đã tạo thành loài khác.
2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá
- Lai xa à tạo con lai xa bất thụ à ngẫu nhiên có khả năng hữu thụ à loài mới.
- 4n lai với 2n tạo ra 3n (bất thụ), nếu ngẫu nhiên có khả năng sinh sản vô tính sẽ trở thành loài mới.
- Lai xa à thể nhị bội (n1+ n2) bất thụ à đa bội hóa thành thể song nhị bội (2n1 + 2n2) hữu thụ à loài mới.
Ví dụ: 
+ Công trình của Kapetrenco lai giữ củ cải và cải bắp.
+ Lúa mì trồng hình thành từ 3 loài lúa mì hoang dại.
4. Củng cố
- Hãy kể Các con đường hình thành loài trong cùng một khu vực địa lí?
- Làm bài tập 5.
5. Dặn dò
- Làm bài tập 1 " 4. Chuẩn bị bài 31.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32 sinh hoc 12 CB.doc