Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 năm 2011

Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 năm 2011

I. Khái niệm.

- Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.

- Gồm có hai dạng:

+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

1. Khái niệm: quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Bao gồm:

+ Lí tưởng (lẽ sống)

+ Cách sống

+ Hoạt động sống

+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng

 

doc 101 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
«««
I. Khái niệm.
- Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống. 
- Gồm có hai dạng: 
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 
1. Khái niệm: quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Bao gồm:
+ Lí tưởng (lẽ sống)
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè 
2. Hai dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường gặp:
+ Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp.
Ví dụ: 
Đề 1. Suy nghĩ của anh/chị về đức tính hy sinh.
Đề 2. Trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề:
Sự tự tin của con người trong cuộc sống.
+ Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: Ở dạng đề này, vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn 
Ví dụ:
Đế 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: 
“Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.
3. Kĩ năng làm văn nghị luận.
a. Phân tích đề
- Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.
- Xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
b. Lập dàn ý: 
- Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng. 
- Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung. 
- Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
c. Tiến hành viết bài văn.
d. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.
4. Một số đề bài và cách giải.
Đề 1. 
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Thất bại là mẹ thành công.
Gợi ý
Ý 1. Giải thích 
Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công
Ý 2. Phân tích, Chứng minh
- Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.
- Có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
- Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại (có thể lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà khoa học, các nhân vật trong các tác phẩm văn học)
Ý 3. Bình luận
- Câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.
- Ý kiến riêng của cá nhân về ý nghĩa của câu nói (Thí sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần lô gich và có sức thuyết phục). 
Đề 2.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp:
Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích câu ngạn ngữ.
 - Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
 -rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
 à Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh câu ngạn ngữ.
 -Học hành có những chùm rễ đắng cay: tốn thời gian, công sức ; bị quở mắng; thi hỏngQuá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả.
 -Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát vọng mới mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp.
 -Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.
 (Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học)
*Ý 3. Bình luận câu ngạn ngữ.
 - Bài học tư tưởng:
 +Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
 +Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời.
 - Bài học hành động:
 (Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao) 
Đề 3.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà văn Ban-dắc: 
Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ. 
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích ý kiến.
 - Công nhận cái yếu của mình tức là con người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.
- Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành “trở nên mạnh mẽ” 
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh ý kiến.
- Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu.
- Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực.
- Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong những hoàn cảnh khác nhau (đưa dẫn chứng cụ thể)
*Ý 3. Bình luận ý kiến.
 - Bài học tư tưởng:
+ Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống.
+ Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn; biết học tập vươn lên.
+ Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc.
 - Bài học hành động: liên hệ bản thân
 (Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao) 
Đề 4. 
“Điều gì có thể theo đuổi suốt cuộc đời” – Khổng Tử đáp: “Chỉ có lượng thứ mà thôi”. 
Từ những câu trả lời trên, anh/chị hãy trình bày trong một đoạn văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của mình về sự lượng thứ, lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích.
- Lời đáp của Khổng Tử cho thấy sự lượng thứ, khoan dung chính là cách ứng xử độ lượng, vị tha, biết hy sinh, nhường nhịn đối với người khác, biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hoặc cho xã hội.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh.
- Nhờ có lượng thứ, khoan dung làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người sống gần gũi đáng yêu hơn. (đưa dẫn chứng minh họa)
- Song lượng thứ, khoan dung cũng không phải là sự đồng nhất với nhu nhược hoặc bao che, dung túng, đồng tình với những khuyết điểm của người khác.
*Ý 3. Bình luận.
- Lượng thứ, khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi.
- Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người trở nên vô cảm, dửng dưng thiếu trách nhiệm và quên đi những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Những con người ấy cần bị lên án.
- Mỗi học sinh cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức để có sự hiểu biết phong phú, biết sống vị tha, bao dung hơn. Tích cực thực hành và bồi đắp lẽ sống khoan dung, sự lượng thứ từ những việc nhỏ xung quanh mình, với những người thân của mình;tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, xã hội.
III. Nghị luận về hiện tượng đời sống.
1. Khái niệm.
- Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. 
- Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội.
- Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
2. Cách làm:
Để triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần theo các bước sau: 
- Giải thích, nêu thực trạng của hiện tượng.
- Phân tích: nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng.
- Biện pháp, khắc phục hoặc giải pháp cho sự phát triển của hiện tượng.
3. Một số đề bài và cách giải.
Đề 1.
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vấn đề:
Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích môi trường sạch đẹp.
+ Môi trường sống bao gồm môi trường không khí, đất, nước.
+ Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, có sự hài hòa, vẻ mĩ quan cao.
+ Vai trò của môi trường sạch đẹp: tránh bệnh tật, có lợi cho sức khỏe
* Ý 2. Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:
+ Thực trạng và nguyên nhân:
 Ÿ Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.
 Ÿ Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.
 Ÿ Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh.
+ Hậu quả:
 Ÿ Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.
 Ÿ Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế-xã hội
 * Ý 3. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp. 
+ Đối với xã hội:
 Ÿ Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
Ÿ Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng)
 Ÿ Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp.
+ Đối với cá nhân:
 Ÿ Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.
 Ÿ Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức.
Đề 2. 
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bà ... ược cảm xúc ân nghĩa, phấn chấn, say mê khi gặp được nhân dân như gặp được ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật. Cuộc đối thoại không chỉ xảy ra trong phạm vi cá nhân nhà thơ mà còn xảy ra trong cả cuộc sống của đại chúng.
Đặc biệt, những ân nghĩa của nhà thơ luôn gắn với món nợ mười năm kháng chiến để lại, với tình của mẹ, với người anh du kích, với những em liên lạc
Cảm xúc ân nghĩa không tách rời nổi phấn chấn hồ hởi và ca ngợi cuộc sống mới, cuộc sống do nhân dân mang lại bằng sự đánh đổi xương máu của mình.
Cảm xúc ân nghĩa, hồ hởi, phấn chấn thể hiện qua nội dung trữ tình, hình thức trữ tình. Biểu tượng con tàu như nói lên được nhịp điệu trong tâm hồn của nhà thơ trên hành trình về với nhân dân.
ĐỀ 3:
	Nêu cảm nhận về đoạn thơ sau trong THCT của CLV:
Anh bỗng gặp em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng 
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Gợi ý:
Vài nét khái quát về bài thơ và đoạn trích .
Tình cảm với Tây Bắc, với nhân dân đất nước được hình tượng hoá thành tình yêu của anh và em.
Sự sáng tạo hình ảnh bằng những so sánh bất ngờ mới lạ.
Khả năng phát hiện chân lí của đời sống, quy luật của tình cảm.
Tính chất triết lí.
ĐỀ 4: 
	Phân tích đoạn thơ trong bài THCT của CLV
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
.....
Mặt đất nòng nhựa nóng của cần lao....
Gợi ý :
Vài nét khái quát về bài thơ và đoạn trích.
Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.
Tiếng gọi của nhân dân, của tổ quốc và của cuộc sống mới. Tất cả thúc giục chính lòng nhà thơ, tất cả thành niềm mong ước cháy bỏng của nhà thơ.
Niềm khát khao ấy đã được nhà thơ tìm về với ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật.
Những gian lao trong mười năm kháng chiến xưa đã kết thành những mùa xuân đang mời gọi những hồn thơ về với Tây Bắc.
Nghệ thuật: đoạn thơ giàu hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ với những sáng tạo riêng mới mẻ, tạo được sự gợi cảm.
BÀI 2: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - Nguyễn Khải
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Khái quát về tác giả, tác phẩm.
-Tác giả: Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nôị nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi.
-Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, băt đầu được chú ý từ tiểu thuyết "Xung đột". Trước Cách mạng, sáng tác của Nuyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc (1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963)... và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà vang (1967), Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973)Sau năm 1975. sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982).Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
à Ngòi bút của Nguyễn Khải thể hiện một nghệ sĩ đa tài, văn phong thâm trầm tinh tế, giàu chất triết lí, có lúc cũng hóm hỉnh, giễu cợt sâu cay.
-Tác phẩm :Một người Hà Nội (1990), in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi (1995)của Nguyễn Khải Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.
II. Đọc-hiểu văn bản.
1. Nhân vật cô Hiền - Một người Hà Nội
a. Tính cách, phẩm chất.
 -Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền. Cô là người Hà Nội, cô cũng như bao người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
 -Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong trong từng thời đoạn của đất nước:
Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh:"vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều", theo cô "chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá"Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và "đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những điều đàm tểu của thiên hạ"
Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống "biết tự trọng, biết xấu hổ", biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: "tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng".
+Đến đứa con trai thứ làm đơn xin tòng quân cô cũng nói “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là cách giết nó” 
 +Cô có quan niệm sống tích cực như bao công dân Hà Nội khác “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hóm gì”
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thi trường làm xói mòn đi nếp sống Hà Nội , cô Hiền vẫn là "một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn". Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn dẫu có lúc bật gốc , nhưng nhờ những con người còn biết lưu giá trị đích thực của quá khứ mà cây cổ thụ được hồi sinh. Cô Hiền nói về niềm tin vào giá trị văn hoá bền vững của Hà Nội không thể mất đi, trái lại cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn “thời nào cũng có cái đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”.
b. Cô Hiền - "một hạt bụi vàng" của Hà Nội.
-Nói đén hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có ánh sáng lấp lánh “chói sáng ánh vàng”, nó có giá trị quý báu.
-Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu vào những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiến sẽ hợp lại thành những "ánh vàng" chói sáng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội. 
à Nhân vật cô Hiền tiêu biểu là một gương mặt đặc biệt mang những nét tính cách Hà Nội đậm nét . Một con người đã chứng kiến những thay đổi suốt những năm tháng Hà Nội chuyển mình. Biệt tài Nguyễn Khải dường như phát huy rất rõ nét trong tác phẩm này, đó là khả năng lí giải những chuyển biến trong tâm hồ , lí giải mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh.Con người trong tác phẩm không nhẹ dạ, cả tin, xốc nổi, có cách sống tỉnh táo , cân nhắc, làm giàu lương thiện “không bóc lột ai cả”. Điều đó làm nên khuynh hướng sáng tác chủ đạo của nhà văn trong thời đổi mới , bộc lộ thái độ tỉnh táo điềm tỉnh của nhà văn trong việc soi chiếu vào những ngóc ngách đời thường muôn mặt
2. Các nhân vật khác trong truyện.
 -Nhân vật "tôi": Thấp thoáng sau những dòng chữ là nhân vật "tôi"-đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật "tôi" đã có những quan sát tin tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc biệt là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hó của dân tộc. Nhân vật "tôi" mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một diểm nhìn trầm thuật chân thật, khách quan và đúng đắn, sâu sắc.
 -Nhân vật Dũng: con trai đầu rất mực yêu quý của cô Hiền. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội, cùng với trên 600 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tin thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.(Vào chiến trường 616 người, bây giờ còn lại khoảng trên dưới bốn chục)
-Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội. Đó là "ông bạn trẻ đạp xe như gió" đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi "tiên sư cái anh già", là những người mà nhân vật "tôi" quên đường phải hỏi thămĐó là những "hạt sạn của Hà Nội", làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An.Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ" hồi sinh.
-Hình ảnhnói lên quy luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người, những người dân thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si.
-Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
-Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khía quát, triết lí. Vừa đậm tính đa thanh. Nét tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật "tôi"; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và nhân vật khác.
+Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật "tôi" đậm vẻ suy tư, chiêm nhiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát).
5. chủ đề:
Thông qua nhân vật trung tâm – Cô Hiền, tác giả ca ngợi bản lĩnh cũng như vẻ đẹp cốt cách của người Hà Nội với lối sống văn hoá rất thuần tuý Hà Nội,không pha trộn và thể hiện một niềm tin vào sự trường tồn, tiếp tục vươn lên của Hà Nội với những ánh vàng trong thời kỳ mới.
 B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1.Câu hỏi - Sach giáo khoa.
2.Các đề thường gặp
Đề 1: Cảm nhận về nhân vật cô Hiền trong MNHN của Nguyễn Khải
Gợi ý
-Cô Hiền là một người Hà Nội có bản lĩnh của một con người sống đúng chính mình, luôn quyết định trước những công việc hệ trọng của bản thân , như việc lấy chồng, sinh và dạy con cái...
- Cô Hiền là hiện thân tiêu biểu của những nét văn hoá truyền thống của đất “kinh kì ngàn năm văn hiến”.
- Cảm nhận khái quát về nhân vật.
- Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp hiện thực, với những nét sống động, phù hợp với thực tế cuộc sống.
Đề 2: Cảm nhận về nhân vật Tôi trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Gợi ý:
Cũng như nhân vật cô Hiền của mình, nhân vật Tôi là người tiêu biểu cho nét đẹp văn hoá như người Hà Thành, có tầm hiểu biết, có tầm nhìn xa trông rộng.
Tôi có lối sống theo mẫu lịch thiệp, tinh tế của giới văn nhân nghệ sĩ
Khi thấy HN giàu lên Tôi cảm thấy hoài nghi lo âu. Từ sự hoài nghi, tôicũng không tin lớp người đang hăm hở làm giàu kia biết giữ nét hào hoa, thanh lịch của chốn kinh kì.
Tôi tỏ ra bức xúc và buồn khi gặp những người HN thiếu văn hoá.Tuy nhiên tôi cũng tỏ ra tin tưởng vào giá trị văn hoá vững bền được lưu giữ.
Lối kể chuyện linh hoạt, đa giọng điệu, giàu chất triết lí./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSở TAI LIEU THAM KHAO ON THI TN NGU VAN 2011.doc