Bài mẫu về Nghị luận xã hội

Bài mẫu về Nghị luận xã hội

Giải thích ý nghĩa của vấn đề/hiện tượng xã hội được nêu ra:

Giải thích khái niệm, từ ngữ.

Giải thích ý kiến, danh ngôn, hiện tượng.

Nêu biểu hiện của vấn đề/hiện tượng.

Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:

Nêu dẫn chứng.

Nhận xét về vấn đề/hiện tượng. (nêu mặt tích cực, tiêu cực)

Suy nghĩ của bản thân:

Ý kiến bản thân.

Kế hoạch của bản thân.

 

ppt 24 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài mẫu về Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 12A11Nghị Luận Xã HộiMột đoạn văn.bài văn Nghị Luận Xã Hội ngắn cần có đầy đủ các nội dung sau:Giải thích ý nghĩa của vấn đề/hiện tượng xã hội được nêu ra:Giải thích khái niệm, từ ngữ.Giải thích ý kiến, danh ngôn, hiện tượng.Nêu biểu hiện của vấn đề/hiện tượng.Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:Nêu dẫn chứng.Nhận xét về vấn đề/hiện tượng. (nêu mặt tích cực, tiêu cực)Suy nghĩ của bản thân:Ý kiến bản thân.Kế hoạch của bản thân.Lớp 12A12Nghị Luận Xã HộiLớp 12A13Nghị Luận Xã Hội“Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ !”“Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!!  ““Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j` ta? ““I Love You nhiều lém đó! You có yêu anh hok BUT”“Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu wei zj? “““Tau pun ngu we Pipi nghoen” !”“Tây Tiến of nhà thơ Wan Dũng”“Từ đồng bằng to miền núi, hải đải with đất liền, dân luôn lov nhau.”ĐỀ BÀI: Ngôn ngữ chát đang phát triển khá mạnh mẽ trong giới trẻ, nhất là thế hệ 9X. Bên cạnh có, việc sử dụng tiếng nước ngoài trong câu nói, lời văn tiếng Việt cũng đang trở nên phổ biến. Vấn đề này tương đối nhạy cảm, một số ý kiến cho rằng, chính ngôn ngữ chát đang làm tiếng Việt trở nên “nghèo nàn hơn”. Một số khác lại cho rằng, vấn đề này cũng chẳng có gì là mới mẻ. 	Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng trên và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong đời sống giới trẻ?Lớp 12A14Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :Giải thích ý nghĩa của hiện tượng xã hội được nêu ra:a. Giải thích từ ngữ._ Ngôn ngữ Chat là một “biến thể”, kết hợp từ nhiều ngôn ngữ khác, được nhiều người sử dụng một cách rộng rãi trong cộng đồng mạng – Internet. Nhưng ở việt nam, chủ yếu nó là sản phẩm hòa trộn giữa những từ, kí tự, nội dung ngôn từ của tiếng Việt và tiếng Anh. Và trong thế hệ 9X (năm sinh từ 1990), giới trẻ thì hiện tượng này ngày càng phổ biến trong học tập, giao tiếp, sinh hoạt và các lĩnh vực khác của cuộc sống._ “Nghèo nàn” tức chỉ sự thiếu thốn, khó khăn. Song, tiếng Việt rất phong phú ,đa dạng. Việc làm của giới trẻ như một cách khẳng định tiếng Việt “thiếu” nên phải cần “vay mượn” nhiều như thế.Lớp 12A15Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :Giải thích ý nghĩa của hiện tượng xã hội được nêu ra:a. Giải thích từ ngữ._ Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt biểu hiện trên các phương diện: tính chuẩn mực, văn hóa trong lời nói, quy tắc, _ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là đưa tiếng Việt trở về đúng là một tiếng “mẹ đẻ” tuân thủ theo đúng các quy tắc cơ bản, chuẩn mực, không bị lai căn với các ngôn ngử khác và phải phù hợp với văn hóa của dân tộc Việt Nam.Lớp 12A16Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI:Giải thích ý nghĩa của hiện tượng xã hội được nêu ra:b. Giải thích hiện tượng:_ Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ Chat và tiếng nước ngoài trong câu văn, lời nói, giao tiếp,  trong tiếng Việt đang âm thầm thâm nhập vào cuộc sống của giới trẻ , dần trở nên phổ biến. _ Có ý kiến cho rằng đó là một việc không hay, làm tiếng Việt trở nên “nghèo nàn” mất đi sự trong sáng. Đa số ý kiến đồng thuận và cần có sự thay đổi, giải quyết hiện tượng này._ Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, các bạn học sinh - sinh viên.Lớp 12A17Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :2. Nguyên nhân của hiện tượng:_ Thời đại Công Nghệ Thông Tin nên giới trẻ sống cũng năng động với lại vội vã hơn => dùng ngôn ngữ chat như một cách để hòa nhập vào xu hướng chung của mọi người, do thời đại mới, môi trường mới khi chúng ta hội nhập ._ Tiện lợi cho giới trẻ hiện nay , để thể hiện phong cách riêng của giới trẻ: sự “sành điệu” và “thời thượng”._ Vai trò giáo dục trong nhà trường. _ Những lợi ích liên quan đến nghề nghiệp, giao dịch kinh tế, giáo dục nên người ta buộc phải nói tiếng nước ngoài nhiều, lâu thành quen. _ Bắt chước lẫn nhau. Lớp 12A18Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :3. Biểu hiện của hiện tượng:_ Trong giao tiếp nói chuyện hằng ngày, sử dụng ngôn ngử được phát âm, vần điệu khác, thay đổi so với tiếng, từ ban đầu._ Trong văn viết, “biến tấu” ngôn từ tiếng Việt khiến nhiều từ trở nên vô nghĩa, thậm chí không có trong từ điển tiếng Việt, trong kho tàng từ vựng phong phú của dân tộc. Ví dụ:không/hông -> hem-hok, biết -> bít, hôm(nay) -> hum (nay), chết -> chít, nha -> nhoa, yêu -> iu, có -> kóa, gì -> jì, biết -> bik,.Lớp 12A19Nghị Luận Xã Hội Chuyện “1,2,3 dzô” nhắc lại 1 đìu khác nữa: mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui! Và có ai hỏi số dt thì mìn sẽ trả lời ngay: 6677028! Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt! hihi! Sao? Bạn hôg tin hà? Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả? Bùn kừi wá nhỉ! Mìn hôg nói dzối đâu nhá!  kác bạn có bít FíM sHiFt hÔg? MiN sẽ dZùNg kái Fím áy để tRaG tRí vĂn KủA MìN mụt Chút. FảI LuN LuN Cố gắg Để cHữ kủa MìN đẹp HơN Chữ KủA nG` kHáC cHứ! gọi Là Sĩ dZiện Điẹn tử đấy!! Hihi!!!!  XoG! Bh MìN đã BíT cHáT Chít NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rùi!ĠDzUi wá, tHíX LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kủa nGuN nGữ Tiếg VịT tHâN iU kủa MìN sẽ Là nTn? ThUi kệ! bh Là TK21 rùi, Lo j mà vớ VỉN tHế! Kekekekekekekekekekekeke!!!!! ” – (trích đoạn trong bài Ngôn ngữ Chát của Joe).Lớp 12A110Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :3. Biểu hiện của hiện tượng:_ Đa số giới trẻ sử dụng loại “ngôn ngữ mới” này trong Chat, truy cập vào Web, diễn đàn trên mạng, trong cách nói chuyện và nhắn tin điện thoại, _ Ngôn ngữ chat cũng tấn công vào đời sống học đường, biết bao nhiêu bài văn của học sinh đã bị trừ điểm oan. Nhiều bạn viết nhầm các từ tiếng Anh, ngôn ngữ Chat vào trong các bài văn trong nhà trường hay như một phương tiện hỗ trợ việc viết tắt bài học trên lớp. Như các từ tiếng Anh: tất cả -> All, nhưng -> but, hay -> or,Lớp 12A111Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :3. Biểu hiện của hiện tượng:_ Đã bao giờ bạn nghe một câu nói có vẻ “thời thượng” và rất “ngoại quốc” từ một người bạn của mình: “hello ! you có busy không, đi ăn buffer với tớ nhé”. Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của giới trẻ hiện nay, cứ khoảng mười câu giao tiếp thì xen lẫn vài ba từ tiếng anh._ Theo các bạn ấy đó chính là thời thượng ?. sành điệu ?.sành điệu hay thời thượng ở đâu chẳng thấy chỉ thấy tiếng Việt của chúng ta đang bị pha tạp, trộn lẫn với tiếng nước ngoài. _ Khi bạn dùng thứ ngôn ngữ ấy để giao tiếp thì cả người ngoại quốc lẫn người Việt Nam “chính cống” cũng chẳng hiểu bạn đang nói gì .Lớp 12A112Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :4. Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:a. Tác hại, ảnh hưởng._ Tích cực: 	+ Trong thời đại thông tin bùng nổ, việc lên mạng, viết blog, nhắn tin là xu hướng của nhiều bạn trẻ, nên ngôn ngữ mạng cũng ra đời để phục vụ cho nhu cầu này.	+ Ghi chép tài liệu nhanh hơn. -> Tiết kiệm thời gian.	+ Nhiều bạn trẻ thích viết nhưng không muốn ai biết được mình đang viết, nên dùng những kí tự, những cách viết khác để viết.	+ Một trào lưu mới, một kiểu phá cách để khẳng định con người mình của giới trẻ hiện nay.Lớp 12A113Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :4. Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:_ Tiêu cực:	+ Ảnh hưởng đến văn hóa cuả người Việt Nam trong đời sống hằng ngày, đến sự trong sáng của tiếng ViệtMột người nhận xét: “Tiếng Việt mình hay ho như thế không dùng, lại thích làm cho nó méo mó, quái dị lên...” (báo Tuổi Trẻ)	+ Trích tâm sự của nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trần Chút, nguyên chủ tịch Hội Ngôn ngữ TP.HCM để bạn suy nghĩ: "Nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang gặp phải ba khó khăn lớn: xen tiếng nước ngoài vào bài viết, lời nói; quá lạm dụng từ viết tắt; dùng quá nhiều tiếng lóng..."Lớp 12A114Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI:4. Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:_ Ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày:	+ Sử dụng quá nhiều ngôn ngữ chat khiến cho người khác đôi khi không hiểu được ý mình nói, đặc biệt là với những người không quen sử dụng ngôn ngữ này.	+ Dễ làm cho người khác hiểu lầm ý của mình hay không hiểu được ý kiến của mình.	+ Đánh mất giá trị của lời nói tiếng Việt._ Làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt, trở nên xa lạ với cả người Việt.Lớp 12A115Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI :4. Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:b. Lật ngược vấn đề: Sử dụng ngôn ngữ mạng và tiếng nước ngoài vào ngôn ngữ nói và viết hằng ngày là thói quen không tốt và cần khắc phục và loại bỏ bởi vì:_ Về mặt xã hội, văn hóa cộng đồng:	+ Tạo thành một trào lưu mà ở đó ngôn ngữ dân tộc dần bị đánh mất do không biết cách sử dụng từ, không tìm từ ngữ phù hợp mà chỉ mượn tiếng lóng, tiếng nước ngoài theo thói quen... dẫn đến viết sai chính tả trầm trọng.	+ Việc diễn đạt trở nên trừu tượng, khó hiểu cho các thế hệ khác nhau.	_ Về mặt xã hội, văn hóa cộng đồng:	+ Tạo cảm giác khó chịu cho người nghe hoặc dẫn đến hiểu nhầm ý nhau.+ Đi trái với xu hướng hội nhập hiện nay, tức là tiếp thu văn hóa, tư tưởng tiến bộ của các nước, không phải lạm dụng ngôn ngữ của họ thay thế cho ngôn ngữ dân tộc. Lớp 12A116Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI:4. Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:_ Về mặt cá nhân:	+ Hình thành nếp sống trái với văn hóa ngôn ngữ trong sáng của dân tộc.	+ Trong giao tiếp, học tập hay công việc sẽ trở thành rào cản hạn chế các mối quan hệ do mọi người không thể tiếp thu ý nghĩa của ngôn ngữ mạng hay xen kẽ tiếng nước ngoài vào.	+ Khi đã trở thành thói quen, viết sẽ sai chính tả, diễn đạt lủng củng, thể hiện sự thiếu tôn trọng người đọc, người xem.	+ Khi quá lạm dụng, bản thân có thể cũng không hiểu được ý nghĩa nội dung mình diễn đạt và dẫn đến sai lệch theo hướng khác.Lớp 12A117Nghị Luận Xã HộiI. MỞ ĐOẠN/BÀI:II. THÂN ĐOẠN/BÀI BÀI:4. Đặt vấn đề vào đời sống thực tế:c. Ý kiến bản thân và hướng hành động:+ Hạn chế sử dụng ngôn ngữ mạng và dùng xen kẽ tiếng nước ngoài.+ Diễn đạt theo ý nghĩa của tiếng Việt rõ ràng, rành mạch, dễ hiễu+ Luyện tập thói quen sử dụng câu và từ đầy đủ, cụ thể và chính xác.+ Khắc phục lỗi chính tả bằng cách học những từ ngữ dài và nhiều âm như “ngoằn nghoèo, khúc khuỷu” và áp dụng trong văn viết khi có thể.II. KẾT ĐOẠN/BÀI BÀI:Lớp 12A118Nghị Luận Xã HộiCô Nguyễn Thị Thuý (GV dạy văn trường THPT Trần Phú): 	Tôi thấy tình trạng báo động số một bây giờ đối với học sinh là khả năng vận dụng tiếng Việt rất kém. Trước đây, khi trình bày một bài lịch sử chúng ta đâu chỉ trình bày những kiến thức cơ bản mà phải sử dụng hệ thống ngôn ngữ của mình thành một bài văn. Giờ đây học trò viết rất ngắn gọn với những gạch đầu dòng, vài lời tóm tắt. 	Khi được hỏi một vấn đề, trò rất lúng túng trong việc diễn đạt bằng lời những suy nghĩ và kiến thức của mình mặc dù trò khẳng định là hiểu bài học. Phải chăng ảnh hưởng của ngôn ngữ chat với những sự thay đổi về ngôn từ, tiết kiệm ngôn từ tối đã hạn chế đến văn phong của trò trong cách viết và đời sống. 	Nhiều từ ngữ các em đã biến đổi tạo cảm giác mới lạ nhưng đồng thời làm biến đổi nghĩa của từ. Tôi sợ, ngôn ngữ chat này sẽ ăn sâu vào ý thức trò làm ảnh hưởng đến sự diễn đạt của trò trong các môn học như văn, sử, địa, Lớp 12A119Nghị Luận Xã HộiBí thư lớp 10 -11: Hiện tượng này khá phổ biến trong giới net, đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ phổ biến trong bạn bè, tạo cảm giác thân mật, mới mẻ, trêu đùa. Đôi khi cách viết này cũng là do quán tính của người viết và một phần nữa là bị nhiễm từ các ngôn ngữ viết tắt của game. Biết rằng sử dụng theo kiểu này không tốt, đôi khi trong văn nói chúng em còn sử dụng nhiều từ khó hiểu hơn thế nữa, tuy nhiên may mắn là chưa nhiễm khi làm văn, vì viết văn thì phải suy nghĩ nhiều hơn còn chát thì đôi khi chỉ chát theo quán tính mà chẳng phải suy nghĩ gì. Số lượng từ viết và nói tắt rất nhiều em không đếm hết .Nguyễn Minh Tú, học sinh lớp 11: Không quá cầu kỳ, ngôn ngữ chát này ai nghe được thì nghe, hiểu thế nào thì hiểu, vì theo em văn là sản phẩm của tâm hồn chứ không phải của những chữ cái, chữ chỉ thể hiện cách anh nghĩ gì, vì vậy viết thế nào cũng được miễn là tâm hồn còn trong sáng. Lớp 12A120Nghị Luận Xã HộiNguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11: Theo em ngôn ngữ chát này bắt nguồn từ tin nhắn, để tiết kiệm kí tự rồi quen tay và viết ra như vậy. Điều này chẳng có gì xấu cả, ngoài giao tiếp chát thân mật thì ngoài đời chẳng có ai nói chuyện như vậy cả vì kiểu nói này khó phát âm. Việc sử dụng ngôn ngữ chát này không ảnh hưởng đến người Việt mà ảnh hưởng nhiều đến người nước ngoài nếu muốn dùng phương pháp chát để học Tiếng Việt thì thật nguy, bởi học Tiếng Việt đã khó rồi, nay lại xuất hiện thứ ngôn ngữ này thì họ chẳng hiểu gì cả. Đỗ Đức Tuân, HS lớp 11: Phản đối ngôn ngữ chát này, vì nó thể hiện sự dễ dãi của giới trẻ. Ví dụ một lần trả bài viết văn có một bạn đã viết từ “ con trai” thành “con zai”, chắc là do ảnh hưởng của ngôn ngữ chát, em phản đối. Em đọc ngôn ngữ chát này đã khó hiểu huống hồ người nước ngoài, tuy nhiên đây không phải là hiện tượng thể hiện sự tha hoá của giới trẻ.Lớp 12A121Nghị Luận Xã Hội“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, câu nói nổi tiếng của ông chủ bút tạp chí Nam Phong Phạm Quỳnh cách đây hơn nửa thế kỷ là một lời tôn vinh tiếng Việt. Nhưng hiện có một thực tế đáng lo ngại như ý kiến của nhiều cử tri là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học gửi Quốc hội mới đây là: tiếng Việt đang xuống cấp và lai căng. Cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của Việt? Có nên ban hành một đạo luật về bảo vệ tiếng Việt? Đất Việt tổ chức Diễn đàn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà ngôn ngữ, bạn đọc, nhằm giải đáp phần nào những câu hỏi này.” Lớp 12A122Nghị Luận Xã HộiTrần Hữu PhướcNguyễn Thị Trà GiangNguyễn Hồng ĐàoVương Xuân QuyênLớp 12A123Nghị Luận Xã HộiLớp 12A124Nghị Luận Xã Hội

Tài liệu đính kèm:

  • pptBaiMAU-nlxh-12A1.ppt