Câu 1 :a, Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân chuẩn (eukariote) có cấu tạo như thế nào?
b, Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC 2007 - 2008 Câu 1 :a, Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân chuẩn (eukariote) có cấu tạo như thế nào? b, Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích. Câu 2 :Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng. Câu 3 :Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích. Câu 4 :Vi khuẩn có những đặc tính cơ bản nào mà người ta dùng chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại? Câu 5 :Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọc lọc chứa 0,06M saccarozơ và 0,04M glucô được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M saccarozơ, 0,02M glucô và 0,01M fructozơ. a, Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi hay không? Giải thích. b, Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? Câu 6 :a, Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhiều loài cây trồng không sống được ở đất có nồng độ muối cao? b, Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau? Câu 7 :a, Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra. b, Trong nuôi cấy mô thực vật, người ta thường dùng chủ yếu hai nhóm hoocmôn nào? Tác dụng sinh học chính của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì? Câu 8 :a, Quá trình hình thành loài mới bằng lai xa nhưng không kèm đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích. b, Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt? Câu 9 :Trong một quần thể sinh vật ngẫu phối, tần số alen lặn (có hại) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn phản ánh điều gì? Câu 10 :Những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và cách phát hiện các dạng đột biến này. Câu 11 :Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST thường, mỗi lôcut đều có 2 alen khác nhau. Hãy xác định số kiểu gen khác nhau có thể có trong quần thể ở 2 trường hợp: a, Tất cả các locut đều phân li độc lập b, Tất cả các lôcut đều liên kết với nhau (Không xét đến thứ tự các gen) Câu 12 :Cho lai 2 cơ thể thực vật cùng loài, khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản thuần chủng, F1 thu được 100% cây cao, quả đỏ hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm: 802 cây thân cao quả vàng hạt dài 199 cây thân cao quả vàng hạt tròn 798 cây thân thấp quả đỏ hạt tròn 201 cây thân thấp quả đỏ hạt dài (Biết rằng mỗi tính trạng đều do một gen quy định) a, Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời 3 tính trạng trên b, Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 (Không cần viết sơ đồ lai) Câu 13 :Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn plasmit cần quan tâm đến những đặc điểm nào? Câu 14 :Ở người bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh đó. a, Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu? b, Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mắc các bệnh trên thì theo di truyền học tư vấn có phương pháp nào? Câu 15 :Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? Giải thích. Câu 16 :Hãy nêu thành phần của dịch tuỵ được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ. Vì sao tripxin được coi là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein? Câu 17 :Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là bệnh lí hay không? Tại sao? Câu 18 :Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Câu 19 :Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái ở cạn thường ngắn hơn so với các chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước? Câu 20 : Diện tích rừng trên Trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì? SỞ GD ĐT ĐỒNG THÁP KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐBSCL NĂM HỌC 2008 – 2009 TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC «««««««««««« CÂU 1:SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm) Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng màng sinh chất . Trong tế bào 2n của người chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. b1) Cho biết số đôi nuclêôtit có trong mỗi tế bào ở các giai đoạn sau : Pha G1 Pha G2 Kỳ sau của nguyên phân Kỳ sau của giảm phân II. b2) Quá trình nào xảy ra ở cơ thể người, có sự tham gia của 2 tế bào cùng 1 lúc, mỗi tế bào có 46 crômatit? CÂU 2: SINH HỌC VI SINH VẬT :( 2 điểm) Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của những sinh vật sau đây : Tảo, Khuẩn lam, Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía màu lục, Nầm men, Vi khuẩn lactic, vi khuẩn nitrat hoá, Vi khuẩn lục và vi khuẩn tía không có lưu huỳnh. CÂU 3: SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT :( 2 điểm) Tại sao nói chim hô hấp kép? Tại sao thiếu Iod, trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, thường bị lạnh? CÂU 4: SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT :( 2 điểm) Phân biệt các con đường thoát hơi nước ở lá. Ý nghĩa sự thoát hơi nước . b) Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu ? CÂU 5: DI TRUYỀN HỌC :( 6 điểm) Theo dõi quá trình tự nhân đôi của 1ADN , người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi. Bằng kiến thức di truyền đã học hãy biện luận để xác định ADN trên thuộc dạng nào? Có ở đâu? - Cho biết dạng đột biến gây hội chứng Đao ở người - Phân biệt bộ NST của người bình thường với người mắc hội chứng Đao. c) Trong phép lai 1 cặp ruồi giấm, F1 thu được 600 con, trong đó có 200 con ruồi đực + Hãy giải thích kết quả phép lai trên bằng bằng kiến thức di truyền đã học . + Nếu cho F1 giao phối với nhau thì F2 thế nào ? CÂU 6: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ: ( 2 điểm) Mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc ADN và prôtêin giữa các loài được giải thích thế nào? Dựa vào trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gôc của đoạn gen mã hoá enzim đehydrogenaza ở những loài sinh vật dưới đây: + Người: - XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – + Tinh tinh: - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – + Gôrola: - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT – + Đười ươi: - TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT – Hãy xác định mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài vượn người ? Tại sao? CÂU 7: SINH THÁI HỌC :( 2 điểm) Màu sắc trên thân động vật có ý nghĩa sinh học gì? Ở một loài khi môi trường có nhiệt độ 260C thì thời gian 1 chu kỳ sống là 20 ngày, ở môi trường có nhiệt độ 19,50C thì chu kỳ sống có thời gian 42 ngày. b1) Xác định ngưỡng nhiệt phát triển và tổng nhiệt hữu hiệu của loài đó. b2) Tính tổng số thế hệ trong 1 năm của loài đó trong điều kiện nhiệt độ bình quân của môi trường là 22,50C. ----- Hết ------- SỞ GD ĐT ĐỒNG THÁP KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐBSCL NĂM 2008 – 2009 TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC «««««««««««««««««« CÂU 1: SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm) - Sơ đồ cấu trúc màng sinh chất: (1 diểm) Lớp Lipit Côlestêrol Prôtein xuyên màng Prôtêin bám màng (Vẽ và chú thích đúng, mỗi ý : 0,25 điểm) - Chức năng màng sinh chất: (1 điểm) + Bao bọc và bảo vệ tế bào (0,25 đ) + Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách chọn lọc (0,25 đ) + Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào (0,25 đ) + Màng sinh chất có cac “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các tế bào cùng cơ thể nhận biết nhau và nhận biết tế bào của cơ thể khác . (0,25 đ) b) b1) - Pha G1 có 6.109 cặp nuclêôtit (0,25 đ) - Pha G2 có 12.109 cặp nuclêôtit (0,25 đ) - Kỳ sau của nguyên phân có 12.109 cặp nuclêôtit (0,25 đ) - Kỳ sau của giảm phân II có 109 cặp nuclêôtit (0,25 đ) b2) - Quá trình giảm phân II (0,5 đ) - Tạo 4 tế bào (0,25 đ) - Mỗi tế bào có 3.109 cặp nuclêôtit (0,25 đ) CÂU 2 : SINH HỌC VI SINH VẬT (2 điểm) Vi sinh vật Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon - Tảo, khuẩn lam - Vi khuẩn có lưu huỳnh màu tía, màu lục Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 - Vi khuẩn không có lưu huỳnh màu tía, màu lục Quang dị dưỡng Ánh sáng chất hữu cơ - Vi khuẩn nitrat hoá Hoá tự dưỡng chất hữu cơ CO2 - Nấm men, vi khuẩn lactic Hoá dị dưỡng chất hữu cơ chất hữu cơ (Xác định đúng kiểu dinh dưỡng mỗi ý 0,25 điểm Xác định đúng nguồn cacbon và năng lượng, mỗi ý 0,25 điểm) CÂU 3: SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (2 điểm) a) Chim “ Hô hấp kép “ vì: dòng khí qua phổi phải trải qua 2 chu kỳ: (0,5 đ) + Chu kỳ 1 (0,25 đ): - hít vào: khí vào túi sau - thở ra: khí từ túi sau lên phổi. + Chu kỳ 2: ( 0,25 đ) - hít vào : khí từ phổi à túi khí trước - - Thở ra: Khí từ túi khí trước ra ngoài. b) – Vì Iod là 1 trong 2 thành phần cấu tạo Tyrôxin => thiếu Iod => thiếu Tyrôxin (0,25 đ) - Thiếu Tyrôxin àchuyển hoá giảm à giảm sinh nhiệt à chịu lạnh kém ( 0,25 đ) - Giảm chuyển hoá à tế bào giảm phân chia và chậm lớn à trẻ không lớn hoặc chậm lớn (0,25 đ) - Giảm chuyển hoá à giảm tế bào não và tế bào não chậm phát triển à trí tuệ kém (0,25 đ) CÂU 4: SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (2 điểm) a) Có 2 con đường thoát hơi nước: Thoát hơi nước qua khí khẩu, thoát hơi nước qua cutin của lá -Phân biệt : Thoát hơi nước qua khí khẩu thoát hơi nước qua cutin của lá điểm Vận tốc lớn Vận tốc nhỏ 0,25đ Điều chỉnh được bằng sự đóng mở khí khẩu Không đều chỉnh được 0,25đ - Ý nghĩa của thoát hơi nước: + Tạo lực hút nước mạnh + Chống sự đốt nóng mô lá. (0,25đ) + Tạo điều kiện cho CO2 không khí vào lá thực hiện quang hợp (0,25đ) b) - Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ à giảm số lượng, chất lượng nông sản (0,25 đ) - Hô hấp à nhiệt à nhiệt độ môi trường bảo quản tăng à hô hấp tăng (0,25 đ) - Hô hấp à H2O àtăng độ ẩm nông sản à hô hấp tăng (0,25 đ) - Hô hấp à CO2 à thành phần khí môi trường bảo quản đổi :CO2 tăng , O2 giảm. Khi O2 giảm quá mứcànông sản chuyển sang hô hấp kị khí à nông sản bị phân hủy nhanh (0,25 đ) CÂU 5 : DI TRUYỀN HỌC ( 6 điểm) a) Mỗi đơn vị tái bản có số ARN mồi = số đoạn Okazaki +2 (0,25 đ) 90-80 => Số đơn vị tái bản = ----------------- = 5 đơn vị (0,25 đ) 2 => AND dạng B , ở trong tế bào nhân thực (0,5 đ) b) Hội chứng Đao : - Dạng dị bôi (0,25 đ) - Thể 3 nhiễm thứ 21 (0,25 đ) Phân biệt: Bộ NST người bình thường Bộ NST người mắc hội chứng Đao điểm 2n = 46 gồm 44A + XX(XY) 2n +1 = 47 gồm 45A + XX (XY) 0,25 đ Có 2 NST thứ 21 Có 3 NST thứ 21 0,25 đ c) c1) - Số con ruồi cái = 600 – 200 = 400 con F1 : 400 con ruồi cái : 200 con ruồi đực = 2 cái : 1 đực (0,25 đ) - Bình thường có tỉ lệ ♂ , ♀ là 1 :1 . => F1 : 1/2 số con đã chết => Có gen gây chết (0,25đ) => Tính trạng trên di truyền chéo (0,25đ) => Gen gây chết là gen lặn nằm trên X (0,25đ) - Qui ước : a: gen lặn gây chết A : gen trội tương ứng (0,25đ) F1 : 1/2 ♂ chết có kg: XaY 1/2 ♂ sống có kg: XAY Ruồi ♀ P có kg: XAXa (0,25đ) Sơ đồ lai : P : ♀ sống XAXa x ♂ sống XAY G: 1/2 XA, 1/2 Xa 1/2 ... g cơ bản đưa các dạng sống lên các nơi sống trên cạn. Hãy giải thích? Câu 17: (1,0 điểm) Thuyết tiến hóa hiện đại đã giải thích sự song song tồn tại của những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao như thế nào? Phần Sinh thái học (3,0 điểm) Câu 18: (1,0 điểm) Trong hệ sinh thái, các vi sinh vật có vai trò như thế nào? nêu ví dụ. Câu 19: (1,0 điểm) So sánh diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Trong quá trình diễn thế sinh thái xảy ra, những loài sinh vật nào có vai trò quan trọng nhất? Câu 20: (1,0 điểm) Trong hệ sinh thái, tại sao sinh khối của các bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của các bậc dinh dưỡng trước? Những hệ sinh thái tự nhiên nào có sức sản xuất cao nhất? ----------HẾT---------- Họ và tên thí sinh: .....................................................................Số báo danh: .......................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN TỈNH NĂM HỌC 2009 - 2010 ĐAK LAK HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 12 - THPT Phần Vi sinh học (2,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Phương tiên vạn năng để trao đổi năng lượng là ATP 0,25 điểm - Nói chung ATP được hình thành nhờ hô hấp, quang photphoryl hóa hoặc photphoryl hóa ở mức độ cơ chất. 0,25 điểm - Một động lực nhờ proton bao gồm ATPaza sẽ tham gia vào hô hấp và quang photphoryl hóa. 0,25 điểm - Photphoryl hóa ở mức độ cơ chất xảy ra nhờ sự chuyển gốc photphat hoạt động vào ADP. Trong mọi trường hợp sản phẩm cuối cùng đều là ATP. 0,25 điểm Câu 2: (1,0 điểm) a/ Lai tế bào chuột với tế bào người. Tế bào chuột có các protein trên màng đặc trưng có thể phân biệt với các protein trên màng tế bào người. Sau khi tạo ra tế bào lai người ta thấy các phân tử protein của tế bào chuột và tế bào người nằm xen kẽ nhau. 0,5 điểm b/ Phân biệt: - Quang tự dưỡng vô cơ là một cơ thể nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời, sử dụng CO2 làm nguồn cacbon duy nhất và cố định CO2. 0,25 điểm - Tạp dưỡng là cơ thể có khả năng oxi hóa các hợp chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và sử dụng CO2 hoặc chất hữu cơ làm nguồn cacbon 0,25 điểm Phần Tế bào học (2,0 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) - Ưu điểm: chúng sẽ không bị tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và do vậy sẽ không bị mắc các bệnh nhiễm trùng. 0,25 điểm -Nhược điểm: + Chúng phải tồn tại trong môi trường kín không có những mối quan hệ trực tiếp với các động thực vật và thậm chí với chính bố mẹ chúng. 0,25 điểm + Những động vật này cần có một khẩu phần ăn đặc biệt vì ở đó thiếu hẳn khu hệ vi sinh vật bình thường của ruột giúp phân hủy thức ăn thô và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như các amino axit và vitamin. 0,5 điểm Câu 4: (1,0 điểm) - Các virut ARN sợi dương chứa một genom là một ARN tt. 0,25 điểm - ARN được dịch mã sau khi xâm nhập vào tế bào. 0,25 điểm - Sự dịch mã tạo nên các protein cần thiết cho sự nhân lên của virut. 0,25 điểm - Đối với các virut ARN sợi âm, sự xâm nhập phải bao gồm một replicaza do virion mang theo. 0,25 điểm Phần Sinh lý học thực vật (3,0 điểm) Câu 5: (1,0 điểm) Hiện tượng xảy ra: dung dịch từ không màu dần dần chuyển sang màu xanh. (0,25 đ) Giải thích: Do cơ chế hấp thụ thụ động. (0,25 đ) -Xanh mêtilen được hấp thụ vào TB lông hút nhưng chỉ nằm lại ở lớp biểu bì của rễ do tính thấm chọn lọc vì xanh mêtilen là chất độc. (0,25 đ) - Khi nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2: Các ion Ca và Cl khếch tán từ ngoài vào trong, ngược lại xanh mêtilen từ TB biểu bì của rễ khuếch tán ra ngoài nên dung dịch từ không màu dần dần chuyển sang màu xanh. (0,25 đ) Câu 6: (1,0 điểm) Nguồn gốc nguyên liệu của hô hấp sáng (axit glicôlic – C3) là Ribulôzơ-diphôtphat (RiDP - C5), đó là chất nhận ban đầu của giai đoạn tái sinh thuộc pha tối trong quá trình quang hợp. (0,25 đ) Ribulôzơ-diphôtphat (RiDP - C5) qua giai đoạn cố định CO2 để tạo ra APG, qua giai đoạn khử tạo thành AlPG (C3) là chất khởi đầu để tổng hợp C6H12O6. (0,25 đ) Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, bắt đầu tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy lại nhiều. (0,25 đ) Như vậy: hô hấp sáng không tạo ra năng lượng ATP, nhưng lại tiêu tốn nhiều sản phẩm quang hợp. (0,25 đ) Câu 7: (1,0 điểm) Nhóm chất kích thích sinh trưởng của hoocmôn thực vật có tác động đối với cảm ứng ở thực vật ở tính hướng động và ứng động sinh trưởng. (0,25 đ) - Ở hướng động, auxin có tác động đến hoạt động hướng đất và hướng sáng. (0,25 đ) - Ở ứng động sinh trưởng, auxin và gibêrelin có tác động đến vận động quấn vòng; vận động nở hoa; vận động ngủ, thức. (0,25 đ) Cơ chế : auxin và gibêrelin có tác động đến sự phân chia, lớn lên và kéo dài của các TB ở các bộ phận tương ứng trong cơ thể thực vật. (0,25 đ) Phần Sinh lý học động vật (3,0 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Ở ĐV ăn tạp sự tiêu hóa gluxit được thực hiện từ miệng đến ruột non, chủ yếu là sự biến đổi về mặt hóa học, dưới tác dụng của các men tiêu hóa, các gluxit phức tạp thành mônôsaccarit để có thể hấp thụ vào máu và bạch huyết. Xenlulôzơ hầu như không được tiêu hóa. (0,25 đ) - Ở miệng: tinh bột có trong thức ăn biến đổi thành mantôzơ do tác dụng của men amylaz nước bọt. Ở dạ dày gluxit không được tiêu hóa. (0,25 đ) - Ở ruột non: các pôlysaccarit có trong thức ăn biến đổi thành disaccarit (mantôzơ, lactôzơ, ...) rồi biến đổi tiếp thành mônôsaccarit (glucôzơ, galactôzơ,..,) do tác dụng của men amylaz, mântz, Lactaz,... có trong dịch ruột, dịch tụy. (0,5 đ) Câu 9: (1,0 điểm) Sau khi hủy tủy và mổ lộ tim ếch rồi dùng bông tẩm dung dịch sinh lý nhỏ cho tim, tim vẫn còn hoạt động nhờ cơ tim có khả năng hoạt động tự động. (0,25 đ) Hoạt động của tim có tính tự động là do trong tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm thất. (0,75 đ) Câu 10: (1,0 điểm) Trong các chức năng sinh lý của cơ thể, việc điều chỉnh nồng độ thành phần các chất có trong huyết tương rất quan trọng, trong đó có nồng độ glucôzơ trong huyết tương. (0,25 đ) Tham gia vào quá trình điều hòa glucôzơ trong huyết tương có các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra. (0,25 đ) - Các hoocmôn tiết ra từ tuyến tụy là insulin và glucagôn. (0,25 đ) - Các hoocmôn tiết ra từ tuyến trên thận là cortizôl và ađrênalin. (0,25 đ) Phần Di truyền học (5,0 điểm) Câu 11: (1,0 điểm) a/ xác định quy luật di truyền: chiều cao cây bị chi phối bỡi quy luật tương tác gen. 0,25 điểm Giải thích: + Vì P thuần chủng → F1 dị hợp; F1 x P → F2 thu được 4 kiểu tổ hợp (tỷ lệ 1cây cao: 3 cây thấp) → F1 phát sinh 4 loại giao tử → F1 dị hợp 2 cặp gen → có hiện tượng tương tác gen. 0,25 điểm + F1 dị hợp 2 cặp gen, cây cao là do tương tác bổ trợ của 2 gen trội không alen. Quy ước: A – B- cây cao; A- bb, aaB -, aabb: cây thấp. 0,25 điểm b/ Tỷ lệ cây thấp thuần chủng ở F2: (1/4Ab. 1/4Ab) + (1/aB. 1/4aB) + (1/ab. 1/4ab) = 1AAbb +1aaBB + 1 aabb = 3/16. 0,25 điểm Câu 12: (1,0 điểm) - Trong quần thể cây giao phấn, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải trải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới được tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn sẽ có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế thể đột biến xuất hiện muộn. 0,5 điểm - Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp ở cây giao phấn. 0,5 điểm Câu 13: (1,0 điểm) Tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ thứ tư: + Tỷ lệ kiểu gen: 15/32 DD: 1/16 Dd: 15/32 dd. 0,25 điểm + Tỷ lệ kiểu hình: 17/32 hoa đỏ: 15/32 hoa trắng. 0,25 điểm Ứng dụng: + Tạo dòng thuần để cũng cố một đặc tính mong muốn nào đó hoặc loại bỏ những gen xấu bất lợi ra khỏi quần thể. 0,25 điểm + Tự thụ phấn bắt buộc là bước trung gian để tạo dòng thuần, chuẩn bị cho lai khác dòng để tạo ưu thế lai. 0,25 điểm Câu 14: (1,0 điểm) Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ theo hai trạng thái ức chế và hoạt động (cảm ứng). 0,25 điểm Ở sinh vật nhân thực cơ chế điều hòa phức tạp đa dạng thể hiện ở mọi giai đoạn từ trước phiên mã đến sau dịch mã. 0,25 điểm Thành phần tham gia đa dạng gồm: Gen gây tăng cường, gen bất hoạt, các gen cấu trúc, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác. 0,25 điểm - Có nhiều mức điều hòa như: NST tháo xoắn, điều hòa phiên mã và biến đỗi sau phiên mã, điều hòa dịch mã và sau dịch mã. 0,25 điểm Câu 15: (1,0 điểm) Vì tế bào nấm men là tế bào nhân chuẩn nên có enzym để loại bỏ intron khỏi ARN trong quá trình tinh chế để tạo mARN còn tế bào nhân sơ, như vi khuẩn do chúng không có gen phân mảnh nên không có enzym cắt intron. 1,0 điểm Phần Tiến hóa (2,0 điểm) Câu 16: (1,0 điểm) Quang hợp sinh oxi xuất hiện khoảng 2,5 tỉ năm trước đây và oxi được sinh ra đã phản ứng với ánh sáng tử ngoại từ mặt trời để sinh ra ozon. 0,25 điểm Ozon sẽ tạo thành một lớp bao quanh trái đất ngăn cản hầu hết các tia tử ngoại từ mặt trời vốn gây hại đối với axit nucleic của tế bào. 0,5 điểm Liều lượng tia tử ngoại thấp đã cho phép sinh vật rời môi trường nước và định cư tại các vùng trên cạn 0,25 điểm Câu 17: (1,0 điểm) Nhịp điệu tiến hóa không đều giữa các nhóm 0,25 điểm Tổ chức cơ thể có thể giữ nguyên trình độ nguyên thủy hoặc đơn giản hóa, nếu thích nghi với hoàn cảnh sống thì tồn tại và phát triển. 0,25 điểm Áp lực của chọn lọc tự nhiên có thể thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kỳ đối với từng nhánh phát sinh trong cây tiến hóa. 0,25 điểm Tần số phát sinh đột biến có thể khác nhau tùy từng gen, từng kiểu gen. 0,25 điểm Phần Sinh thái học (3,0 điểm) Câu 18: (1,0 điểm) Trong hệ sinh thái, các vi sinh vật có vai trò trong các chuỗi thức ăn và chu trình vật chất: - Sinh vật sản xuất trong lưới thức ăn. (0,25 đ) Ví dụ: vi khuẩn lam, tảo đơn bào. (0,25 đ) - Sinh vật phân giải trong lưới thức ăn . (0,25 đ) Ví dụ: các VSV lên men, hoại sinh, nấm. (0,25 đ) Câu 19: (1,0 điểm) - Giống nhau: Đều là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian và kết thúc bằng quần xã đỉnh cực. (0,25 đ) - Khác nhau: Diễn thế nguyên sinh: Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. (0,25 đ) Diễn thế thứ sinh: Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật đã từng sốn và đã bị hủy diệt. (0,25 đ) - Trong quá trình diễn thế sinh thái xảy ra, các loài thực vật (cây xanh) đóng vai trò quan trọng nhất; vì đó là SV sản xuất, cung cấp thức ăn đồng thời là môi trường sống cho các loài khác .(0,25 đ) Câu 20: (1,0 điểm) Trong hệ sinh thái, sinh khối của các bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của các bậc dinh dưỡng trước: - Quá trình bài tiết và hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sống. (0,25 đ) - Một số bộ phận bị rơi rụng hoặc không được sủ dụng làm thức ăn. (0,25 đ) Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất: - Hệ sinh thái ở cạn: rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. (0,25 đ) - Hệ sinh thái ở nước: các hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô. (0,25 đ) ----------HẾT----------
Tài liệu đính kèm: