Giáo án Sinh 12 tiết 26: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

Giáo án Sinh 12 tiết 26: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

PHẦN 6: TIẾN HÓA

Tiết 26 : BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

I- Mục tiêu

1. Tri thức:

- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

- Giải thích đựoc bằng chứng phôi sinh học

- Giải thích đựoc bằng chứng địa lí sinh vật học

- Nêu đựợc một số bằng chứng địa lí sinh vật học và sinh học phân tử

2. Kĩ năng

Học tập : so sánh, phân biệt, quan sát, mô tả, kẻ bảng.

Tư duy: Phân biệt, khái quát.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1468Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 26: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn tuần: 13
Dạy tuần: 14,15
Phần 6: Tiến hóa
Tiết 26 : Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
I- Mục tiêu
1. Tri thức:
- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
- Giải thích đựoc bằng chứng phôi sinh học
- Giải thích đựoc bằng chứng địa lí sinh vật học
- Nêu đựợc một số bằng chứng địa lí sinh vật học và sinh học phân tử
2. Kĩ năng
Học tập : so sánh, phân biệt, quan sát, mô tả, kẻ bảng. 
Tư duy: Phân biệt, khái quát. 
3 Thái độ
	Nhìn nhận được nguồn gốc thống nhất chung của các loài trong sinh giới chứng minh quan điểm duy vật về sự tồn tại cuả sự sống.
II- Kiến thức trọng tâm
	- Bằng chứng phân tử và tế bào 
III- Phương pháp – Phương tiện
1, Phương pháp:
- Phát vấn, tích cực hoạt động với SGV, trực quan, thảo luận.
2, Phương tiện
- SGK.
IV- Nội dung
ổn định 
 12 B ( )............................................ 12C ( )...........................................
 12D ( ) ........................................... 12E ( )........................................
 12 G ( ).............................................
Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao trong quá trình nhân đôi mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?
- Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị đựoc nêu trong lòai và cho biết đặc điểm từng loài.
 3. Bài mới
Hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
7p
I- Phát vấn- trực quan
- Em hãy phân biệt các cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự?
- Các cơ quan nào có ý nghĩa là bằng chứng tiến hoá?
Yêu cầu học sinh thực hiện lệnh I 
I/ Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Các cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là tương đồng: Nếu thực hiện các chức năng khác nhau nhưng được băt nguồn từ 1 nguồn gốc
VD: Cấu trúc của xương chi
- Các cơ quan đựoc gọi là tương ứng: Nêú thực hiện cùng một chức năng nhưng khác nguồn gốc
8p
II- Trực quan- thảo luận
- Hãy quan sát hình 24.2 trong SGK tìm các đặc điểm là bằng chứng phôi sinh học chứng minh nguôn gốc chung của các loài
II –Bằng chứng phôi sinh học
- Các loài khác nhau nhưng có thể các giai đoạn phát triển của phôi rất gíông nhau. 
- VD: Sự phát triển phôi của các loài : Cá kì nhông, gà , rùa, lợn, thỏ, người.
7p
III- Phát vấn – Thảo luận
- Địa lí sinh vật học là gì?
- Tại sao những nghiên cứu về sự phân bố địa lí lại có ý nghĩa bằng chứng cho tiến hoá?
- Thế nào là hiện tượng đồng quy? Cho ví dụ minh hoạ?
III- Bằng chứng địa lí sinh vạt học
+ Khái niệm Địa lí sinh vật học:
- Sự gần gũi về mặt địa lí giúp các loài dễ phát tán các loài con cháu của mình
- Trong một số trường hợp do điều kiện sống giống nhau nên chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên những quần thể sinh vật với các đặc điểm thích nghi giống nhau( đồng quy) 
10p
IV Phát vấn 
- Mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được thể hiện qua bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử như thế nào?
- Vì sao các loài có quan hệ họ hàng lại có cấu trúc phân tử giống nhau?
+ Yêu cầu hóc sinh thảo luận nhom sbàn và thực hiện lệnh phần IV SGK.
+ Em hãy thảo luận và chứng minh các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung?
+ Em hãy quan sát bảng 24 và cho biết tổ tiên cuả loài người?
IV – Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự Axit amin hay trình tự Nucleôtit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại
Nguyên nhân:
Các loài vừa mới tách ra từ một tổ tiên chung nhưng chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên có thể phân hoá tạo nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử.
VD: Cấu trúc gen của tinh tinh và người giống nhau tới 92%
Củng cố, dặn dò
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi số 3:
+ Tại sao những cơ quan thoái hoá không còn giũ chức năng gì lại vẫn được di truyên từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?
+ Yêu cầu hcó inh dọc trứoc bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 26.doc