Ôn văn lớp 11 - THPT

Ôn văn lớp 11 - THPT

Bài số 1. Kiêu binh nổi loạn

Bài số 2. Bài ca ngất ngưởng

Bài số 3. Dương phụ hành

Bài số 4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài số 5. Xúc cảnh

Bài số 6. Khóc Dương Khuê

Bài số 7. Thu vịnh

Bài số 8. Thu điếu

Bài số 9. Thu ẩm

Bài số 10. Thương vợ

Bài số 11. Đất Vị Hoàng

Bài số 12. Hương Sơn phong cảnh ca

 

doc 95 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1399Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn văn lớp 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn văn lớp 11- THPT
SỔ TAY VĂN HỌC 11 - PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Bài số 1. Kiêu binh nổi loạn
Bài số 2. Bài ca ngất ngưởng
Bài số 3. Dương phụ hành
Bài số 4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Bài số 5. Xúc cảnh
Bài số 6. Khóc Dương Khuê
Bài số 7. Thu vịnh
Bài số 8. Thu điếu
Bài số 9. Thu ẩm
Bài số 10. Thương vợ
Bài số 11. Đất Vị Hoàng
Bài số 12. Hương Sơn phong cảnh ca
Bài số 13. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1945
Bài số 14. Xuất dương lưu biệt
Bài số 15. Bài ca chúc tết thanh niên
Bài số 16. Thề non nước
Bài số 17. Đây mùa thu tới
Bài số 18. Vội vàng
Bài số 19. Tràng giang
Bài số 20. Đây thôn Vĩ Giạ
Bài số 21. Tống biệt hành
Bài số 22. Hai đứa trẻ
Bài số 23. Chữ người tử tù
Bài số 24. Hạnh phúc của một tang gia
Bài số 25. Đời thừa
Bài số 26. Chí Phèo
Bài số 27. Âm mưu và tình yêu
Bài số 28. Mùa gieo hạt buổi chiều
Bài số 29. Đám tang lão Gôriô
Bài số 30. Tôi yêu em
Bài số 31. Bài "28" (Tagor)
Bài số 32. Tác phẩm văn học
Bài số 33. Thể loại tác phẩm văn học
Bài số 34. Chợ Đồng
Bài số 35. Biển đêm
Bài số 36. Con đường mùa đông
Bài số 37. Lá thư bị đốt cháy
Bài số 38. Hai tâm trạng chiến tranh và hoà bình
Bài số 39. Người làm vườn "67"
Bài số 40. Thuyền giấy
Bài số 41. Thuốc
* Kiêu binh nổi loạn
* Bài ca ngất ngưỡng
Bài ca ngất ngưởng
                                 Nguyễn Công Trứ
1. Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi thủ khoa, khi thám tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
2. Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên
Đô môn giải tố chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
3. Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
4. Được mất dương dương người tài thượng,
Khen chê phơi phơi ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục.
5. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vụ tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Tác giả
    Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) Hiệu là Hi Văn quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. học giỏi, giàu chí khí, tài hoa, đỗ thủ khoa. Văn võ toàn tài, nhiều thăng trầm trên đường công danh, hoan lộ. Giàu lòng yêu nước thương dân. Lấn biển, khai hoang, di dân lập ra 2 huyện Tiền Hải và Kim Sơn. Năm 80 tuổi vẫn xin vua cần quân ra trận đánh Pháp (1858).
    Thơ văn để lại: Trên 50 bài thơ, trên 60 bài hát nói và một bài phú nôm nổi tiếng “Hàn nho phong vị phú”, một số câu đối nôm rất thâm thúy. Đi thi tự vinh, Nợ tang bồng, Nợ công danh, Chí nam nhi, Trên vì nước, dưới vì nhà, Bài ca ngất ngưởng là những bài thơ rất nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ.
Xuất xứ, chủ đề
    “Bài ca ngất ngưởng” viết sau năm 1848 – là năm Nguyễn Công Trứ về trí sĩ ở Hà Tĩnh quê nhà.
    - Như một lời tự thuật cuộc đời, qua đó Nguyễn Công Trứ tự hào về tài năng và công danh bày tỏ một quan niệm sống tài tử, phóng khoáng ngoài vòng kiềm tỏa.
Bố cục bài hát nói
    - Khổ đầu (4 câu): Có tài danh nên ngất ngưởng.
    - Khổ giữa (4 câu): Có danh vọng, về trí sĩ càng ngất ngưởng.
    - Hai khổ dôi (8 câu tiếp): Một cuộc sống tài tử, phóng túng ngất ngưởng.
    - Khổ xếp (3 câu cuối): Một danh thần nên ngất ngưởng.
Nội dung
    * Ngất ngưởng: Không vững ở chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi (từ điển tiếng Việt). Ở bài thơ này, nên hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọi người.
    1. Khổ đầu, câu 1, 2 đối lập giữa phận sự mang tầm vóc cũ trụ lớn lao với cảnh ngộ đã vào lồng” rất chật hẹp tù túng. Thế mà ông Hi Văn đây - tự xưng rất đỗi kiêu hãnh tự hào - vẫn thi thố được tài năng, học giỏi, thi hương đỗ giải nguyên (thủ khoa) làm quan võ là tham tán, làm quan văn là Tổng đốc Đông. Là một con người có tài thao lược nên ta (ông Hi Văn) đã nên tay ngất ngưởng, một con người khác đời, khác thiên hạ, và bất chấp mọi người. Câu 3, 4 với cách ngắt nhịp (3 – 3 – 4 – 3 – 3 – 2) đã tạo nên một giọng nói điệu hào hứng:
            “Khi thủ khoa/ khi tham tán/ khi tổng đốc Đông/
            Gồm thao lược/ đã nên tay/ ngất ngưởng”
    2. Khổ giữa: Tác giả khẳng định mình là một con người có tài hình bang tế thế, lúc loạn thì giúp nước “bình Tây cờ đại tướng”, lúc bình thì giúp vua làm “phủ doãn Thừa Thiên”. Đó là việc đã qua, còn nay ta đã về trí sĩ, nên ta sống ngất ngưởng bất chấp mọi người:
            “Đô môn giải tố chi niên
            Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
    Nay đã trả áo mũ cho triều đình, ta về quê không cưỡi ngựa mà là cưỡi bò vàng; con bò vàng của ta cũng đeo đạc ngựa, đó là một sự ngất ngưởng, rất khác người.
    3. Khổ dôi (hai khổ 3, 4) nói lên một cách sống ngất ngưởng. Xưa là một danh tướng (tay kiếm cung) thế mà nay rất từ bi hiền lành, bình dị. Đi vãn cảnh chùa chiền, đi thăm cảnh đẹp (Rú Nài): “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang theo “một đôi dì” (một hai nàng hầu). Và do đó “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”. Bụt cười hay thiên hạ cười, hay ông Hi Văn tự cười mình? Chuyện “được, mất” là lẽ đời như tích “thất mã tái ông” mà thôi, chẳng bận tâm làm gì! Chuyện “khen, chê” của thiên hạ, xin bỏ ngoài tai như ngọn gió đông (xuân) thổi phơi phới qua.
Không quan tâm đến chuyện được, mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen, chê thị phi, ông đã sống những tháng ngày thảnh thơi, vui thú. Tuy ngất ngưởng mà vẫn trong sạch, thanh cao. Cách ngắt nhịp 2, nghệ thuật hòa thanh (bằng trắc) lối nhấn, lối diễn tả trùng điệp đã tạo nên câu thơ giàu tính nhạc, biểu lộ một phong thái ung dung, yêu đời, ham sống, chẳng vướng chút bụi trần:
            “Khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng
            Không Phật/ không tiên/ không vướng tục”
    4. Khổ xếp, Nguyễn Công Trứ tự hào khẳng định mình là một danh thần thủy chung trong đạo “vua tôi” chẳng kém gì những     Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật – những anh tài đời Hán, đời Tống bên Trung Quốc. Rồi ông đĩnh đạc tự xếp vị thế của minh trong lịch sử:
            “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
            Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
            Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
    Hai so sánh xa gần, ngoại, nội, Bắc sử và trong triều (Nguyễn) tác giả đã kết thúc bài hát nói bằng một tiếng “ông” vang lên đĩnh đạc hào hùng.
    Tóm lại, với Nguyễn Công Trứ, phải có thực tài, phải có thực danh phải “vẹn đạo vua tôi” thì mới trở thành “tay ngất ngưởng”, “ông ngất ngưởng” được và cách sống ngất ngưởng của ông thể hiện chất tài hoa, tài tử, không ô trọc, “không vướng tục” cũng không thoát li.
Nghệ thuật độc đáo
    1. Cái nhan đề, thi đề rất độc đáo. Cách bộc lộ bản ngã của ông Hi Văn cũng rất độc đáo.
    2. Chất thơ, chất nhạc hài hòa, phối hợp tài tình. Các câu 3, 4, 15, 16 là tuyệt cú.
    3. Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Tản Đà là những nhà thơ cự phách để lại một số bài hát nói tuyệt tác. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên một giọng điệu mạnh mẽ hào hùng, chất tài tử hòa nhịp với chí anh hùng, đó là cốt cách, là bản sắc những bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ.
* Dương phụ hành
Dương phụ hành
                           Cao Bá Quát
            Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau
            Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu.
            Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói
            Kéo áo rầm rì nói với nhau.
            Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay
            Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!
            Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy
            Biết đâu nỗi khách biệt li này.
                                    Lê Tư Thực dịch
Tác giả
    Cao Bá Quát (1808 – 1855), quê ở Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, học giỏi, nổi tiếng thần đồng (Thần Siêu, Thánh Quát). Đỗ cử nhân, làm một chức quan nhỏ trong triều Nguyễn rồi làm giáo thụ Quốc Oai, Sơn Tây. Nổi tiếng danh sĩ Bắc Hà. Tên tuổi gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Mĩ Lương, Sơn Tây. Tử trận, bị tru di tam tộc. Là nhà thơ lớn dân tộc, nửa đầu thế kỷ 19. Tác phẩm còn lại: 1353 bài thơ và 21 bài văn bằng chữ Hán; vài chục bài thơ nôm và bài phú nôm nổi tiếng: “Tài tử đa cùng phú”. Tình cảm thắm thiết đối với quê hương, vợ con và bằng hữu dào dạt trong nhiều bài thơ của Cao Bá Quát. Ý tứ mới lạ, khí phách hào hùng, văn chương hoa lệ là cốt cách thi sĩ Chu Thần Cao Bá Quát.
Xuất xứ, chủ đề
    “Bài ca ngất ngưởng” viết sau năm 1848 – là năm Nguyễn Công Trứ về trí sĩ ở Hà Tĩnh quê nhà.
    - Như một lời tự thuật cuộc đời, qua đó Nguyễn Công Trứ tự hào về tài năng và công danh bày tỏ một quan niệm sống tài tử, phóng khoáng ngoài vòng kiềm tỏa.
Bố cục bài hát nói
    - Khổ đầu (4 câu): Có tài danh nên ngất ngưởng.
    - Khổ giữa (4 câu): Có danh vọng, về trí sĩ càng ngất ngưởng.
    - Hai khổ dôi (8 câu tiếp): Một cuộc sống tài tử, phóng túng ngất ngưởng.
    - Khổ xếp (3 câu cuối): Một danh thần nên ngất ngưởng.
Nội dung
    * Ngất ngưởng: Không vững ở chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi (từ điển tiếng Việt). Ở bài thơ này, nên hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọi người.
    1. Khổ đầu, câu 1, 2 đối lập giữa phận sự mang tầm vóc cũ trụ lớn lao với cảnh ngộ đã vào lồng” rất chật hẹp tù túng. Thế mà ông Hi Văn đây - tự xưng rất đỗi kiêu hãnh tự hào - vẫn thi thố được tài năng, học giỏi, thi hương đỗ giải nguyên (thủ khoa) làm quan võ là tham tán, làm quan văn là Tổng đốc Đông. Là một con người có tài thao lược nên ta (ông Hi Văn) đã nên tay ngất ngưởng, một con người khác đời, khác thiên hạ, và bất chấp mọi người. Câu 3, 4 với cách ngắt nhịp (3 – 3 – 4 – 3 – 3 – 2) đã tạo nên một giọng nói điệu hào hứng:
            “Khi thủ khoa/ khi tham tán/ khi tổng đốc Đông/
            Gồm thao lược/ đã nên tay/ ngất ngưởng”
    2. Khổ giữa: Tác giả khẳng định mình là một con người có tài hình bang tế thế, lúc loạn thì giúp nước “bình Tây cờ đại tướng”, lúc bình thì giúp vua làm “phủ doãn Thừa Thiên”. Đó là việc đã qua, còn nay ta đã về trí sĩ, nên ta sống ngất ngưởng bất chấp mọi người:
            “Đô môn giải tố chi niên
            Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
    Nay đã trả áo mũ cho triều đình, ta về quê không cưỡi ngựa mà là cưỡi bò vàng; con bò vàng của ta cũng đeo đạc ngựa, đó là một sự ngất ngưởng, rất khác người.
    3. Khổ dôi (hai khổ 3, 4) nói lên một cách sống ngất ngưởng. Xưa là một danh tướng (tay kiếm cung) thế mà nay rất từ bi hiền lành, bình dị. Đi vãn cảnh chùa chiền, đi thăm cảnh đẹp (Rú Nài): “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang theo “một đôi dì” (một hai nàng hầu). Và do đó “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”. Bụt cười hay thiên hạ cười, hay ông Hi Văn tự cười mình? Chuyện “được, mất” là lẽ đời như tích “thất mã tái ông” mà thôi, chẳng bận tâm làm gì! Chuyện “khen, chê” của thiên hạ, xin bỏ ngoài tai như ngọn gió đông (xuân) thổi phơi phới qua.
Không quan tâm đến chuyện được, mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen, chê thị phi, ông đã sống những tháng ngày thảnh thơi, vui thú. Tuy ngất ngưởng mà vẫn trong sạch, thanh cao. Cách ngắt nhịp 2, nghệ thuật hòa thanh (bằng trắc) lối nhấn, lối diễn tả trùng điệp đã tạo nên câu thơ giàu tính nhạc, biểu lộ một phong thái ung dung, yêu đời, ham sống, chẳng vướng chút bụi trần:
            “Khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng
        ... c” và bàn về tử tù; 4) Bà Hoa và bà Tứ (mẹ tử tù) cùng đi thăm mộ con và gặp nhau trong nghĩa địa nhân ngày thanh minh.
    1. Lão Hoa Thuyên đi mua “Thuốc” cho con vào một đêm mùa thu gần sáng, trăng lặn rồi. Mùa thu cũng là mùa ở Trung Quốc dưới thời Mãn Thanh, người ta đem chém tử tù. Trời tối và lạnh, vắng vẻ. Tiếng ho của người bệnh lao (thằng con trai) nổi lên. Bà Hoa sờ soạng dưới gối lấy một gói bạc đồng đưa cho chồng. Lão Hoa Thuyên cầm đèn lồng đi ra, thằng con lại nổi một cơn ho. Lão Thuyên khẽ nói với con, biết bao thương yêu: “Thuyên à! Con cứ nằm đấy!...”
    Trời tối và vắng, lạnh, nhưng lão Hoa Thuyên “cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại, và ai cho thép thần thông cải từ hoàn sinh”. Đã mấy đời độc đinh, thằng Thuyên bị ho lao, một mối lo buồn đè nặng đã bấy nay, vì thế đêm nay, lão cầm đèn đi mua thuốc cho con, lão chứa chan hy vọng mới cảm thấy “sảng khoái” và như “trẻ lại”.
    Cảnh pháp trường qua cái “trố mắt nhìn” của lão Thuyên. Có biết bao nhiêu người “kỳ dị hết sức”, cứ hai ba người “đi đi lại lại như những bóng ma!” Bọn lính với sắc phục có “miếng vải tròn màu trắng” ở vạt áo trước, vạt áo sau, có “đường viền đỏ thẫm” trên chiếc áo dấu. Cảnh pháp trường, lúc thì “tiếng chân bước ào ào”, bọn người “xô nhào tới như nước thủy triều”, lúc thì cả đám “xô đẩy nhau ào ào”. Hình như họ tranh nhau “lấy thuốc” để đem bán?
    Người bán thuốc cho lão Thuyên mặc “áo quần đen ngòm” “mắt sắc như hai lưỡi dao” chọc thẳng vào lão, làm lão “co rúm” lại. Thuốc là “một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”. Sau khi “tiền trao cháo múc”, người bán thuộc giật lấy gói bạc, “nắn nắn” rồi quay đi, miệng càu nhàu. Lão Thuyên “run run - ngại không cầm chiếc bánh”, nhưng sau đó, tất cả tinh thần lão để hết vào cái bánh bao tẩm máu ấy, “lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao!”
    Cảnh vợ chồng lão Hoa Thuyên gặp nhau “bàn bạc một hồi”, cảnh lấy lá sen già gói bánh bao tẩm máu tử tù để nướng, cảnh ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên “một mùi thơm quái lạ” tràn ngập cả quán trà rồi cậu Năm Gù đi vào quán trà hỏi: “Thơm ghê nhỉ?... Rang cơm đấy à?”, cảnh thằng Thuyên ăn “thuốc” hai bố mẹ đứng hai bên, và bà Hoa nói khẽ, an ủi con: “Ăn đi con, sẽ khỏi ngay” - tất cả đều phản ánh tình trạng mê muội của quần chúng. Họ tin tưởng một cách chắc chắn và thiêng liêng rằng, bánh bao tẩm máu tử tù ăn vào sẽ chữa khỏi bệnh lao. Với một cách viết dung dị, trầm lắng, sâu xa, hàng loạt chi tiết đưa ra đều xoay quanh chuyện mua, bán thuốc, chuyện ăn thuốc và niềm tin “thuốc thành” sẽ chữa khỏi bệnh lao, tác giả đã làm nổi bật chủ đề thứ nhất của truyện là phê phán tư tưởng mê tín, tập quán chữa bênh phản khoa học.
    Buổi sáng mùa thu năm ấy, sau khi thằng Thuyên ăn “Thuốc” nằm ngủ, bà Hoa “nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con” thì quán trà một lúc một đông khách. Có cậu Năm Gù, có một người “râu hoa râm”. Có lão “mặt thịt ngang phè mặc chiếc áo vải màu huyền, không ghi khuy, dải thắt lưng cũng màu huyền quần ở ngoài, xộc xệch”. Sắc phục ấy là dấu hiệu của những đao phủ trên pháp trường. Đó là bác Cả Khang, kẻ đã bán “thuốc” cho lão Hoa Thuyên. Bác Cả Khang sau khi tán tụng thức thuốc đặc biệt “bánh bao tẩm máu người như thế, lao gì mà chẳng khỏi” đã nói về tử tù là “con nhà bà Tứ chứ còn ai? Thằng quỷ sứ!” Tử tù đã mang lại cái lợi, món hời cho bao người! May nhất là lão Thuyên đã mua được “thuốc”, ăn vào “cam đoan thế nào cũng khỏi”, thứ đến là cụ Ba đưa cháu ra đầu thú, vừa “tránh cho cả nhà mất đầu”, vừa “được thưởng 25 lạng bạc trắng xoá, một mình bỏ túi tất chẳng mất cho ai một đồng kẽm!” Lão Nghĩa đề lao “mắt đỏ như mắt cá chép” thì được cái áo của tử tù cởi ra trước lúc lên đoạn đầu đài. Còn và Cả Khang, ngoài mấy đồng bạc bán thuốc cho lão Thuyên “chẳng nước mẹ gì!”
    Người ta thường nói: “Máu người không phải nước lã!” Ở đây, máu của Hạ Du, một người cách mạng tiên phong chỉ có giá trị đem lại một ít quyền lợi vật chất cho một số người! Chua xót và cay đắng hơn nữa, dưới mắt họ thì Hạ Du chỉ là “thẳng quỷ sứ!, “thằng nhãi ranh con”, “thằng nhãi con”, “thằng khốn nạn”! Với bác Cả Khang thì Hạ Du là “đáng thương hại”, với lão râu hoa râm thì “hắn điên thật rồi!”, với cậu Năm Gù thì Hạ Du đúng là một kẻ “điên thật rồi!”
    Hạ Du là người cách mạng có lý tưởng chống phong kiến (triều đình Mãn Thanh), như một tín đồ tử vì đạo, anh ta đã chiến đấu vì lý tưởng “Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta”. Đó là khẩu hiệu của những nhà cách mạng Trung Quốc năm 1907 hô hào quần chúng nổi dậy chống Mãn Thanh. Các nhà nghiên cứu văn học cho biết: “Thuốc” nói chuyện trước cách mạng Tân Hợi (1911) Hạ Du nằm trong ngục, trước lúc ra pháp trường còn dám cả gan “vuốt râu cọp” tuyên truyền cách mạng cho lão Nghĩa “mắt cá chép” - dám rủ lão đề lao làm giắc nên đã bị lão ta “đánh cho hai bạt tai”. Những người như Hạ Du, Thu Cận là những nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm xả thân vì đại nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Giữa đông đảo quần chúng u mê, họ chiến đấu một cách đơn độc. Chẳng ai hiểu họ, ủng hộ họ. Ngay bà mẹ Hạ Du cũng chỉ biết kêu than: “Oan con lắm Du ơi!” và nguyền rủa: “Trời còn có mắt, chúng nó giết con thì rồi trời báo hại chúng nó thôi! Du ơi!...”. Ông chứ thì táng tận lương tâm tố cáo cháu là giặc để được thưởng 25 lạng bạc trắng, lão Cả Khang thì lấy máu tử tù Hạ Du tẩm bánh bao để bán “Thuốc”, lão Hoa Thuyên và bao người khác đã lấy máu Hạ Du để chữa bệnh Quần chúng u mê tăm tối, bị tê liệt Người cách mạng thì xa rời quần chúng, chiến đấu một cách đơn độc. “Thuốc” đã phê phán tình trạng ấy, thể hiện sâu sắc bi kịch của người cách mạng tiên phong. Đó chính là chủ đề thứ hai của truyện ngắn này. Ngầm một ý nhà văn muốn nêu ra: Trước thực trạng cay đắng ấy phải tìm một “vị thuốc” công hiệu nào để chữa trị, và chỉ khi nào tìm ra được vị thuốc ấy mới thay đổi được “quốc dân tình”, mới cứu được nước Trung Hoa. Phong trào Ngũ Tứ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Và lịch sử đã xác nhận, chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc mới tìn ra được “vị thuốc” để phục hưng đất nước.
    2. Phần cuối của truyện nói về những gì đã diễn ra trên nghĩa địa vào tiết thanh minh. Một con đường nhỏ cong queo tạo nên cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa. Phía tay trái con đường là mộ những người chết chém hoặc chết tù, phía bên phải là mộ những người nghèo. Cả hai nơi môn dày khít “như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”. Trời lạnh lắm hai bà già đều ra thăm mộ. Bà Hoa bày ra trước nấm mộ mới đắp (mộ thằng Thuyên) một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, ngồi khóc một hồi, đốt xong thếp vàng giấy rồi ngồi bệt xuống đất, ngẩn ngơ. Gió hiu hiu thổi vào mớ tóc cắt ngắn đã bạc nhiều lắm Nỗi thương con, nỗi buồn cô đơn của bà Hoa được diễn tả qua tiếng khóc, qua dáng “ngồi bệt” và cái “ngẩn ngơ” ấy. Không có bông lau mà chỉ có mớ tóc bạc rung lên theo làn gió hiu hiu thổi mà đầy ám ảnh, thê lương.
     Một bà già nữa, tóc bạc, áo quần rách rưới cũng mang bát cơm, bốn đĩa thức ăn cứ đi ba bước lại dừng lại, ngập ngừng không dám bước, sắc mặt xanh xao bỗng đỏ lên vì xấu hổ Đốt vàng lên bỗng chân tay “run lên” lùi lại “loạng choạng” mắt “trợn trừng trừng ngơ ngác”.
    Bà Hoa bước sang bên kia con đường mòn - nơi mộ tử tù - khẽ nói với bà kia, an ủi: “Bà ơi thôi mà, thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!” Cử chỉ ấy, câu nói ấy trước hết là sự đồng cảm xót thương, là sự san sẻ của hai bà mẹ già bất hạnh, một người có đứa con ho lao ăn “thuốc” bánh bao tẩm máu tử tù mà chết, một bà mẹ có đứa con “đi làm giặc” mà bị chém đầu! Tiết thanh minh này, hai bà mẹ già đã bước qua con đường mòn ngăn cách giữa hai thế giới mộ - mộ người nghèo và mộ tử tù - họ đến với nhau trong nỗi đau đớn tột cùng của lòng mẹ mất con. Phải chăng điều ấy báo hiệu một đổi thay gì mới giữa mùa xuân này? Nỗi đau của bà Tứ (mẹ Hạ Du) đã có người đồng cảm. Sự thức tỉnh đã hé lộ như những mầm non bằng nửa hạt gạo trên cây dương liễu?
    Vòng hoa - hoa trắng hoa hồng - xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum, với bà mẹ Hạ Du là “Cái gì thế này?”, tại sao “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên? Ai đã đến đây?” Vòng hoa đã làm cho nỗi đau của bà Tứ không thể nào kể xiết, cất tiếng khóc thê thảm: “Du ơi! Oan con lắm Du ơi! Chắc con không quên được và con đau lòng lắm, phải không con? Con hiển hiện lên cho mẹ biết con ơi!” Rõ ràng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du như muốn khẳng định một chân lý lịch sử và cách mạng: Trong trạng thái mê muội, tê liệt của quần chúng thuở ấy, vẫn có người nhớ đến, tiếc thương ngưỡng mộ và quyết tâm noi gương người cách mạng tiên phong đã ngã xuống vì đại nghĩa. Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách mạng, cho niềm lạc quan đối với tiền đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện “Thuốc” là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu một đám cháy ngày mai!
    Câu hỏi của bà Tứ: “Cái gì thế này?”, “thế này là thế nào?” đã tạo ra một ám ảnh khôn nguôi, khiến người đọc “không trả lời không yên” (Nguyễn Tuân). Và tiếng quạ kêu cất lên sau tiếng khóc, sau lời nguyền của bà Hoa, bà Tứ làm cho âm điệu chủ đạo của thiên truyện “Thuốc” này thêm não nũng ai oán! Phải tìm được “vị thuốc” để giảm bớt nỗi đau cho quần chúng, cho đồng loại. Muốn “cứu vong” đất nước phải đồng thời chữa bệnh cho “quốc dân tình” là như vậy!
    Truyện “Thuốc” chỉ có vài nhân vật. Câu chuyện thương tâm dồn tụ lại ở hai người mẹ già, hai đứa con xấu số. Không gian hẹp: một quán trà, một pháp trường, một bãi tha ma. Cảnh chém người một đêm thu tàn canh. Nghĩa địa “mộ dày khít, lớp này, lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”. Tiếng mẹ khóc con thê thiết. Tiếng quạ kêu não nùng. Không gian nghệ thuật ấy tiêu biểu cho một nước Trung Hoa trì trệ, bế tắc đầu thế kỷ 20.
    Thời gian nghệ thuật trong truyện “Thuốc” vận động từ mùa thu đến mùa xuân, từ lúc tử tù bị chém, thằng Thuyên ho lao rồi chết đến tiết thanh minh, trên ngôi mộ Hạ Du có vòng hoa, một thằng Thuyên và những nấm mộ khác “lác đác vài nụ hoa bé tý, trăng trắng, xanh xanh”, trên cành dương liễu đã đâm ra “những mầm non bằng nửa hạt gạo”. Đó là mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một ngày mai ấm áp hơn, như lời thơ Quách Mạt Nhược, người cùng thời và đồng hành với Lỗ Tấn:
            “Dẫu vầng dương còn ở phương xa,
            Trong nước biển đã nghe vang chuông sớm”
                                                (Kiếp tái sinh của nữ thần)
    Trong bài “Vì sao tôi viết tiểu thuyết” Lỗ Tấn nói: “Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý mà tìm cách chạy chữa”. Có lẽ vì thế mà áng văn này đã trở thành một “vị thuốc” rất công hiệu để chạy chữa tình trạng u mê tăm tối và tê liệt tinh thần của quần chúng, phê phán sự xa rời quần chúng của những nhà cách mạng. Cuộc đời tuy còn nhiều nước mắt, nhiều bi kịch “vầng dương còn ở phương xa” nhưng “Thuốc” gợi lên nhiều hy vọng. Hình ảnh vòng hoa và hai bà mẹ cùng đi thăm mộ con đã đến với nhau qua tiếng khóc và sự an ủi, điều đó khẳng định giá trị nhân đạo của truyện ngắn này.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn văn lớp 11.doc