Ôn tập văn học nước ngoài - Ngữ văn 12

Ôn tập văn học nước ngoài - Ngữ văn 12

 ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 12

I. Các tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 12:

- Thuốc- Lỗ Tấn

- Số phân con người (trích)- Sô-lô-khốp

- Ông già và biển cả (trích)- Hê-minh-uê

II.Nội dung cụ thể:

1.Phần tác giả: Phần này các em cần phải nắm được các nét chính sau:

- Bút danh, tên thật, năm sinh- mất, quê quán (chỉ cần nêu tỉnh hoặc thành phố), nước nào?

- Những đặc điểm đáng lưu ý về cuộc đời có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn chương của tác giả (xếp theo thứ tự thời gian).

- Nêu vắn tắt quan điểm sáng tác (nếu có đề cập ở SGK).

- Nêu tên tác phẩm tiêu biểu (kể từ 3-5 tác phẩm).

- Đánh giá chung về vai trò, vị trí của tác giả đối với nền văn học nước đó nói riêng và thế giới nói chung, nêu giải thưởng (nếu có).

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập văn học nước ngoài - Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 12
I. Các tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 12:
- Thuốc- Lỗ Tấn
- Số phân con người (trích)- Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả (trích)- Hê-minh-uê
II.Nội dung cụ thể:
1.Phần tác giả: Phần này các em cần phải nắm được các nét chính sau:
- Bút danh, tên thật, năm sinh- mất, quê quán (chỉ cần nêu tỉnh hoặc thành phố), nước nào?
- Những đặc điểm đáng lưu ý về cuộc đời có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn chương của tác giả (xếp theo thứ tự thời gian).
- Nêu vắn tắt quan điểm sáng tác (nếu có đề cập ở SGK).
- Nêu tên tác phẩm tiêu biểu (kể từ 3-5 tác phẩm).
- Đánh giá chung về vai trò, vị trí của tác giả đối với nền văn học nước đó nói riêng và thế giới nói chung, nêu giải thưởng (nếu có).
2.Phần tác phẩm :
- Hoàn cảnh sáng tác (nêu bối cảnh xã hội, thời điểm ra đời, ý nghĩa tác phẩm ra đời trong bối cảnh đó , xuất xứ –nếu có)
- Tóm tắt cả tác phẩm, tóm tắt đoạn trích.
- Chủ đề tác phẩm 
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật (trình bày ý cơ bản, ngắn gọn)
- Trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa ( trình bày ý cơ bản, ngắn gọn)
- Phân tích được một số chi tiết đặc sắc trong tác phẩm (phần được trích trong SGK, trình bày ngắn gọn).
*Lưu ý :Các từ phiên âm từ tiếng nước ngoài ( tên tác giả, tên nhân vật, địa danh) nhất thiết phải ghi phiên âm.
III. Một số dạng câu hỏi và gợi ý cách trả lời: 
Câu 1 : Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn?
Gợi ý trả lời:
a. Cuộc đời :
- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX, sinh năm 1881, mất 1936, xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết Giang- Trung Quốc.
- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, học nhiều nghề: Khai mỏ, hàng hải, nghề thuốc, cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ với mong muốn cứu nước, cứu dân.
- Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .
b/ Sự nghiệp : 
- Lỗ Tấn đã để lại các tác phẩm, được in thành 3 tập: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới.
- Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc, năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .
Câu 2. Anh (chị) trình bày quan điểm sáng tác văn chương của Lỗ Tấn. Quan điểm đó được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Thuốc” của ông? (trình bày ngắn gọn, không phân tích, chứng minh)
Gợi ý trả lời: 
- Quan điểm sáng tác văn chương của Lỗ Tấn: Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui “căn bệnh tinh thần” của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc hữu hiệu để cứu chữa. Chủ đề phê phán “quốc dân tính” xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm của ông.
- Quan điểm đó thể hiện trong truyện ngắn “Thuốc”: 
 + Lỗ Tấn phanh phui và phê phán: căn bệnh mê muội và lạc hậu trong nhận thức khoa học; căn bệnh mơ hồ trong nhận thức chính trị của quần chúng nhân dân và căn bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng.
 + Từ đó, ông ngầm lưu ý mọi người tìm cách khắc phục “căn bệnh tinh thần” nêu trên.
Câu 3: Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cưối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông. 
Gợi ý trả lời: 
- Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề : Hàng hải với ước mong mở rộng tầm mắt; học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc; học nghề y để chữa bệnh cho những người dân vì nghèo mà chết như bố ông.
- Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật), ông đột ngột đổi nghề vì: Một lần xem phim, ông thấy người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga (chiến tranh Nga – Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chữa trị.
- Ba tác phẩm của Lỗ Tấn: A.Q chính truyện, Nhật kí người điên và Thuốc.
Câu 4: Tóm tắt truyện “Thuốc” của Lỗ Tấn?
Gợi ý trả lời: Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923.
- Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao nặng. Nhờ có người mách bảo, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế con sẽ khỏi bệnh.
- Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
- Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Sự việc thứ hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc (Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là giặc.
- Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
* Nội dung tác phẩm: Phản ánh sự u mê của nhân dân Trung Quốc trước cách mạng Tân Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của người cách mạng tiên phong Hạ Du.
Câu 5: Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn?
- Vạch trần sự u mê, lạc hậu, mê tín của người dân Trung Quốc tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao .
- Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân Trung Quốc.
Câu 6 :Ý nghĩa bao trùm tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn?
Gợi ý trả lời: 
- Hạ Du- người cách mạng bị xử tử- là nhân vật trung tâm trong tác phẩm chỉ được nhắc qua những mẫu đối thoại trong quán trà. Truyện phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học. Hình ảnh lão Hoa Thuyên “vội vàng móc gói bạc trong túi ra mua chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ tửng giọt,...” cho thấy sự mê tín của quần chúng và dã tâm của bọn đồ tể bán máu người.
- Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh: Tác phẩm phê phán sự lạc hậu về chính trị của quần chúng “ Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa ... nằm trong tù mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc (... ) hắn điên thật rồi !” 
Câu 7. Trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, hình ảnh vòng hoa trên ngôi mộ người chiến sỹ Hạ Du và lời của bà mẹ “Thế này là thế nào?” ở cuối tác phẩm có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời :
-Ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du:
+ Có người hiểu và bày tỏ lòng cảm phục thương tiếc sự hy sinh cao cả của Hạ Du và lý tưởng đẹp đẽ của anh. 
+ Tác giả ngầm bày tỏ sự kính trọng và ngưỡng mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. 
 	+ Nhà văn tin tưởng vào tiền đồ cách mạng.
-Ý nghĩa câu hỏi của bà mẹ:
 	+ Thể hiện sự băn khoăn, nghi hoặc của bà mẹ không thế nào hiểu được ý nghĩa về cái chết của con.
 	+ Có một niềm hy vọng (tuy mơ hồ) nơi người mẹ :có người hiểu và trân trọng con mình.
 	+ Tác giả ngầm gợi cho người đọc suy nghĩ về sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, về mối quan hệ giữa người làm cách mạng và quần chúng nhân dân.
Câu 8. Dựa vào những hiểu biết về tác giả M.Sô-lô-khốp, anh hoặc chị hãy cho biết : Vì sao Sô-lô-khốp thường viết về đề tài sông Đông ? Kể tên một số tác phẩm của ông viết về đề tài này?
Gợi ý trả lời :
- M.Sô-lô-khốp là người sinh ra, lớn lên và nhiều năm gắn bó với quê hương sông Đông, thảo nguyên mênh mông, trù phú, xinh đẹp. Đó là vùng đất với những biến động dữ dội trong công cuộc cách mạng, với những con người có cá tính mạnh mẽ đã trở thành nguồn chất liệu, nguồn cảm hứng dồi dào để nhà văn sáng tác.
- Các tác phẩm viết về đề tài sông Đông của M.Sô-lô-khốp: Bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, tập truyện ngắn “Truyện sông Đông”, “Thảo nguyên trong xanh”.
Câu 9. Đoạn văn trữ tình cuối truyện “Số phận con người”của M.Sô-lô-khốp thể hiện những suy nghĩ gì của nhà văn về số phận con người ?
Gợi ý trả lời : Đoạn văn trữ tình cuối truyện “Số phận con người”của M.Sô-lô-khốp thể hiện những suy nghĩ của nhà văn về số phận con người :
- Băn khoăn, lo lắng về tương lai hai bố con Xô-cô-lốp trong cuộc hành trình mưu sinh sau chiến tranh, dự báo về những trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.
- Đặt ra vấn đề: xã hội cần quan tâm đến số phận cá nhân con người, nhất là những người có nhiều đóng góp, hi sinh cho cộng đồng.
Câu 10. Anh/chị hãy trình bày quan điểm sáng tác văn chương của Hê-minh-uê.
Gợi ý trả lời : Quan điểm sáng tác văn chương của Hê-minh-uê:
- Ông chủ trương “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
- Ông đề xướng nguyên lý “tảng băng trôi” trong sáng tác văn học. Tảng băng trôi gồm một phần nổi và bảy phần chìm. Phần nổi là phần câu chữ mà nhà văn thể hiện trên tác phẩm. Phần chìm là phần mà người đọc phải suy ngẫm về những lớp nghĩa hàm ý sau câu chữ, hình tượng nghệ thuật.
Câu 11. Phần được trích tác phẩm “Ông già và biển cả” trong sách giáo khoa:
- Hình ảnh con cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp gì?
- Cuộc chiến đấu của ngư ông Xan-ti-a-gô có ý nghĩa gì?
Trả lời :
- Hình ảnh con cá kiếm biểu tượng cho ước mơ, lý tưởng, mục đích cao đẹp mà con người đang theo đuổi để đạt được. Đó là một “nhân vật đặc biệt” hiện lên với vẻ đẹp kiêu hùng, cao thượng đến nỗi ông già phải thán phục và ngưỡng vọng. 
- Cuộc chiến đấu của ngư ông có ý nghĩa : Đó là cuộc hành trình chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ, hiểm nguy để đạt được ước mơ, mục đích, lý tưởng mà mình đang theo đuổi. Muốn chiến thắng, con người phải vận dụng hết tất cả sức lực, sức mạnh tinh thần và trí tuệ, bản lĩnh kiên cường và lòng dũng cảm để chiến đấu . Đó là bài ca về Con Người.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - NGỮ VĂN 12.doc