Giáo án Văn 12 tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỷ XX

Giáo án Văn 12 tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỷ XX

Đọc văn

 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

 TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

A. MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp HS:

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.

- Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRề:

 + Thõ̀y: SGK; sỏch GV; Đọc lại "LS VH Việt Nam" ; Thiết kế bài dạy.

 + Trò: Đọc kĩ 3 mục (trang 03-18); soạn bài theo 5 câu hỏi ở SGK-Tr.18.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuõ̀n: 01
Tiờ́t: 01-02
Ngày soạn: 18/8/09
Ngày dạy: 20/8/09
 Đọc văn
 Khái quát văn học Việt Nam
 từ cách mạng tháng tám 1945 
 đến hết thế kỷ xx
A. MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp HS:
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
- Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRề:
 + Thõ̀y: SGK; sỏch GV; Đọc lại "LS VH Việt Nam" ; Thiết kế bài dạy.
 + Trò: Đọc kĩ 3 mục (trang 03-18); soạn bài theo 5 cõu hỏi ở SGK-Tr.18.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
	Thụng qua 7 hoạt động trong 2 tiết học, GV sử dụng các PP: diễn giảng kết hợp với phõn tớch bối cảnh LS gắn với tiến trỡnh VH trong giai đoạn; phỏt vấn, gợi mở; tổ chức cho HS thảo luận ->quy nạp về đặc điểm nội dung &nghệ thuật của VH giai đoạn.
D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Noọi dung
Lụựp 12A1
Lụựp 12A2
Lụựp 12A3
Kieồm dieọn
Kieồm tra 
* Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động 2: Vào bài mới: Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dõn tộc ta, cú một thời kỡ nhiều hy sinh mất mỏt nhưng cũng là thời kỳ vinh quang nhất, rực rỡ nhất với 2 cuộc khỏng chiến thần thỏnh: chống Phỏp và chống Mĩ-Thời kỡ từ 1945-1975. Sau đú là mấy mươi năm xõy dựng và đổi mới đất nước trong hũa bỡnh. Đõy cũng là thời kỡ tiếng núi của văn học đó gúp một phần quan trọng cho sự thành cụng của khỏng chiến cũng như sự phỏt triển khụing ngừng của đất nước. Sự phỏt triển đa dạng, phong phỳ của văn học trong hơn nửa thế kỉ ấy sẽ được tỏi hiện một cỏch khỏi quỏt qua bài học đầu tiờn của mụn ngữ văn 12.
Hoạt động của GV&HS
Yờu cầu cần đạt
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.
*Hỏi: Văn học Việt Nam thời kỳ này ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều gì là thuận lợi?
-> Giáo viên giới thiệu thêm:
- Văn chương không được nói nhiều chuyện đau buồn, chuyện tiêu cực. Phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lạc điệu không lành mạnh.
- Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. Đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có viết về tình yêu phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu.
- Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch-ta, bạn-thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội.
*Hỏi: Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1954? (C. minh ngắn gọn?)
* Về văn xuôi?
* Về thơ ?
-> Giáo viên giới thiệu thêm:
 Một số bài thơ: Nguyên tiêu, Báo tiệp, Tõn xuất ngục....đăng sơn, Cảnh khuya - của HCM.
 Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân thơ ca (huớng nội). Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hướng lãng mạn anh hùng.
* Về kịch?
* Về lí luận phê bình?
*Hỏi: Em có kết luận gì về văn học giai đoạn 1945-1954?
*Hỏi: Văn học 1954-1965 tập trung phản ánh điều gì ?
*Hỏi: Chứng minh ngắn gọn thành tựu của văn học giai đoạn 1955-1964?
- Văn xuôi?
- Thành tựu về thơ? 
- Thành tựu về kịch?
*Hỏi: Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này?
*Hỏi: Truyện và kí có thành tựu như thế nào?
*Hỏi: Thơ có thành tựu như thế nào?
->Giáo viên minh hoạ: 
- Thơ những năm chống Mĩ đạt nhiều thành tựu xuất sắc: tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, đề cập tơí sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ vừa mở mang, vừa đào sâu hiện thực đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.
- Thơ ca ghi nhận những tác giả vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm thơ. Đó là những con người: Cả thế hệ giàn ngang gánh đất nước trên vai(Bằng Việt). 
- TP tiờu biểu: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc (Chế Lan Viên), Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt (Xuân Diệu).
*Hỏi: Văn học vùng địch tạm chiếm có đặc điểm gì vế nội dung? 
TIẾT 2: Hoạt động 5: 
*Hỏi: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1954-1975? 
 *Hỏi: Em hiểu như thế nào là một nền văn học vận động theo hướng Cách mạng hoá ? Chứng minh ?
Diễn giảng: “Đại chúng”: Đông đảo quần chúng .
*Hỏi: Khuynh hướng sử thi là gì ? 
*Hỏi: Thế nào là cảm hứng lãng mạn ?
Hoạt động 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II.
*Hỏi: Khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX?
*Hỏi: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này ?
-> GV kết hợp củng cố-luyện tập.
*Hỏi: Nhận định tóm tắt đối với từng giai đoạn?
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975:
 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá:
 Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: 
- Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Mười năm (1945-1964) cuộc sống con người có nhiều thay đổi.
- Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi (chỉ giới hạn trong một số nước:Trung Quốc, Liên Xô, Cuba, Bắc Triều Tiên, CHDC Đức.)
 2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu:
 a. Từ 1945 đến 1954:
 * Chủ đề bao trùm: 
 + Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng. Không khí hồ hởi vui sướng đặc biệt của nhân dân khi đất nước vừa giành độc lập.
 + Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp.
-> Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân cùng với phẩm chất tốt đẹp như: tình cảm công dân (yêu đất nước, tình đồng chí, đồng bào, chí căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc, tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến).
- Truyện ngắn và ký: 
+ Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng - Trần Đăng.
+ Đôi mắt, Nhật ký ở rừng - Nam Cao.
+ Làng - Kim Lân.	
+ Thư nhà - Hồ Phương.
+ Bên đường 12- Vũ Tú Nam.
 Đặc biệt những tác phẩm đạt giải nhất: Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc (Truyện), Tây Bắc-Tô Hoài, Con trâu -Nguyễn Bổng và các tác phẩm được xét giải: Vùng mỏ -Vỏ Huy Tâm, Xung kích - Nguyễn Đình Thi, Kí sự Cao Lạng-Nguyễn Huy Tưởng.
- Thơ: Việt Bắc - Tố Hữu, Dọn về làng - Nông Quốc Chấn, Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông, Tây Tiến - Quang Dũng, Bên kia Sông Đuống - Hoàng Cầm, Nhớ - Hồng Nguyên, Đất nuớc- Nguyễn Đình Thi, Đồng Chí -Chính Hữu.
- Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại - Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hoà - Học Phi.
- Lí luận phê bình: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam - Trường Chinh, Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật-Nguyễn Đình Thi.
- “Nói chuyện thơ ca kháng chiến” và “Quyền sống con người trong Truyện Kiều” của Hoài Thanh
- Giảng văn Chinh phụ ngâm - Đặng Thai Mai.
=> Từ truyện kí đến thơ ca và kịch đều làm nổi bật hình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc. Tất cả đều thể hiện chân thực và gợi cảm.
 b. Từ 1954-1965:
* Chủ đề: 
+ Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong những ngày đầu xd CNXH ở miền Bắc với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng vào ngày mai.
+ Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
* Thành tựu:
- Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển(4 tập) - Nguyên Hồng, Vỡ bờ (2 tập) - Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng -Hữu Mai, Trước giờ nổ súng - Lê Khâm, Mười năm - Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm - Đào Vũ, Mùa lạc - Nguyên Khải, Sông Đà - Nguyễn Tuân. 
- Thơ: Gió lộng - Tố Hữu, ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung - Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng - Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi, Những cánh buồm -Hoàng Trung Thông.
- Về kịch: Kịch phát triển mạnh với các vở: Một Đảng viên- Học Phi, Ngọn lửa - Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn-Đào Hồng Cẩm. 
 c. Từ 1965-1975:
 * Chủ đề bao trùm: 
 + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc. Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). 
 + Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa.
* Thành tựu:
+ Văn xuôi:
 - Ở Miền Nam: Người mẹ cầm súng, những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc).
- Ở Miền Bắc: Kí Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi - Nguyễn Tuân , Vùng trời (3 tập) – Hữu Mai.
 + Thơ: Ra trận. Máu và hoa (Tố Hữu); Hoa ngày thường, chim báo bão (Chế Lan Viên)
Và những gương mặt mới: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. 
Tất cả đã mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung. 
 + Kịch: Đại đội trưởng của tôi - Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt -Vũ Dũng Minh.
 + Lý luận, nghiên cứu phê bình: Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.
 d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975:
* Phân kì: Có hai thời điểm: 
+ Dưới chế độ thực dân Pháp (1945-1954).
+ Dưới chế độ Mĩ -Nguỵ (1954-1975).
* Nội dung:
+ Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá cách mạng xu hướng đồi truỵ.
+ Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. 
 * Tác phẩm tiêu biểu:
 . Bút máu (Vũ Hạnh) .
. Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng).
. Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam).
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975:
 a) Vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nhà văn - chiến sĩ.
- Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng.
- Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn học.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc.
- Đề tài chủ yếu: 
 + Đề tài Tổ quốc.
 + Đề tài XHCN.
- Nhân vật trung tâm: Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường, người lao động. 
b) Hướng về đại chúng: 
- Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học:
+ Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ.
+ Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé 
c) Chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
 + Khuynh hướng sử thi: 
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
- Giọng văn ngợi ca, hào hùng.
+ Cảm hứng lãng mạn: 
- Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. 
- Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách.
 => Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng . 
II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá: 
- Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985, ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng do hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. 
- Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra những phương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ. Đảng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn, là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".
2. Qúa trình phát triễn và thành tựu chủ yếu:
- Trường ca: "Những người đi tới biển", “Khối vuông ru-bích” (Thanh Thảo)
- Thơ: "Tự hát" (X Quỳnh) , "Xúc xắc mùa thu" (Hoàng Nhuận Cầm), 
- Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, 
- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ NgọcTường), "Cát bụi chân ai" (Tô Hoài).
III. Kết luận: ( Xem SGK).
1) GĐ đầu (45 -75):Nội dung nhân đạo, yêu nước và CN anh hùng CM; thành tựu nổi bật: Thơ trữ tình và truyện ngắn. Còn non kém về nghệ thuật.
2) GD sau (75 -2000): VH đổi mới, có khuynh hướng dân chủ hóa, giao lưu, hội nhập với VH thế giới.
 Hoạt động 7: Củng cố-Dặn dũ:
- GV yờu cầu HS phải nắm được 2 nội dung chớnh của bài học (ở phần Ghi nhớ-tr.19): Nắm những chặng đường phát triển và các thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này.
- GV dặn HS chuẩn bị bài làm văn "Nghị luận về một tư tưởng-đạo lý"./.
PHAÀN RUÙT KINH NGHIEÄM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.1-2 Khai quat....doc