Giáo án Ngữ văn 12 tiết 4 Làm văn: Nghị luận xã hội và nghị Luận văn học

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 4 Làm văn: Nghị luận xã hội và nghị Luận văn học

Tiết số 4

Làm văn

Ngày dạy: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

 - Phân biệt được nghị luận văn học và nghị luận xã hội ở các phương diện: đặc điểm, yêu cầu và các dạng đề quen thuộc.

 - Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn nghị luận theo đặc điểm và yêu cầu trên.

B. Phương diện thực hiện:

 - sgk, sgv

 - Giáo án

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 4 Làm văn: Nghị luận xã hội và nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết số 4
Làm văn
Ngày dạy: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
	- Phân biệt được nghị luận văn học và nghị luận xã hội ở các phương diện: đặc điểm, yêu cầu và các dạng đề quen thuộc.
	- Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn nghị luận theo đặc điểm và yêu cầu trên.
B. Phương diện thực hiện:
	- sgk, sgv
	- Giáo án
C. Cách thức tiến hành:
- Hướng dẫn HS xem lại bài về Đề văn nghị luận, Cách phân tích đề văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7, 11 (Nâng cao).
- Bài học trình bày theo hai nội dung liên quan chặt chẽ và tương đương nhau.
D. Tiến trình bài học:
Vào bài: Văn nghị luận có một vị trí và vai trò quan trọng trong chương trình Sgk Ngữ văn. Trong phần Đọc văn, bên cạnh các thể loại như thơ, truyện, kịch; chúng ta được tiếp cận với vẻ đẹp của nhiều áng văn nghị luận. Trong phần tiếng Việt, chúng ta được học phong cách ngôn ngữ chính luận để ta hiểu thêm đặc điểm và yêu cầu của văn phong chính luận. Bài học Làm văn hôm nay giúp chúng ta phân loại văn nghị luận và đề văn nghị luận. 	
HĐ của HS và GV
 Nội dung cần đạt
HS đọc SGK
- Thế nào là văn nghị luận?
- Vai trò của văn nghị luận được thể hiện như thế nào?
- Nêu những văn bản nghị luận mà em đã được học (theo trình tự thời gian ra đời).
- Nội dung những văn bản nghị luận này?
Văn nghị luận chia làm mấy loại? Cơ sở để phân chia? Thế nào là nghị luận xã hội? Nghị luận văn học?
Ứng với hai loại văn nghị luận nói trên là hai loại đề văn nghị luận. Hãy sắp xếp hai loại đề văn trên thành các dạng đề văn nghị luận? 
I. Tìm hiểu chung:
1. Nghị luận và vai trò của văn nghị luận:
- Văn nghị luận là một thể loại sử dụng ngôn ngữ chính luận với những lí lẽ, dẫn chứng,cách lập luận khoa học, chặt chẽ để thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm của người viết trước cuộc sống xã hội và văn học.
- Là thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và có tác dụng hết sức to lớn trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dt ta.
- Áng văn nghị luận:
+ Chiếu dời đô (1010)- Lý Công Uẩn.
+ Hịch tướng sỹ (1285)- Trần Quốc Tuấn.
+ Đại cáo bình Ngô (1427)- Nguyễn Trãi.
+Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
+ Xin lập khoa luật (1867)- Nguyễn Trường Tộ.
+ Tuyên ngôn độc lập (1945)- Hồ Chí Minh
+ Thi nhân Việt Nam(1932)- Hoài Thanh- Hoài Chân.
+ Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất- 1484
+ Chiếu cầu hiền (1788)- Ngô Thì Nhậm
--> Phản ánh tấm lòng yêu nước, chống xâm lược; phản ánh tinh thần và ý chí của ông cha trong sự nghiệp cứu nước ( xd quốc gia hùng cường trong Chiếu dời đô, tư tưởng coi trọng người hiền tài...); phản ánh nhận thức thẩm mỹ và quan niệm của cha ông ta về văn chương ( Tựa trích diễm thi tập, Một thời đại trong thi ca...).
2. Các dạng của văn nghị luận:
Nhìn từ đề tài, văn nghị luận gồm 2 loại:
Nghị luận xã hội: Là những bài văn bàn về vấn đề xã hội- chính trị ( một tư tưởng đạo lý, về hiện tượng đời sống, về thiên nhiên, môi trường). 
Nghị luận văn học: là bài văn bàn về các vấn đề văn chương, nghệ thuật (phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn chương, vấn đề lý luận văn học, sáng tỏ một nhận định...).
3. Các dạng đề văn nghị luận:
Đề văn nghị luận, về thực chất, chính là sự quy định về một tình huống giao tiếp giả định mà HS cố gắng phải nhập vào đó, sống trong đó, để nhận ra nhiệm vụ nghị luận của mình.(Đỗ Kim Hồi).
Đề 1: Suy nghĩ về đoạn thơ kết trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu:
Ta muốn ôm
...................
Đề 2: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
 Anh (chị) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên.
Đề 3: Sự kết hợp giữa tính dân tộc và cách mạng thể hiện trong bài thơ “Việt Bắc” củ Tố Hữu.
Đề 4: Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh.
Đề 5: “Nếu văn học chỉ câm đi trông một phút thôi thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc” (Bông hồng vàng- Pauxtopxki).
 Anh (chị) hiểu và có suy nghĩ gì?
Đề 6: “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình yêu thương” (Tiến bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng- Lê Duẩn).
Anh (chị) hiểu và có suy nghĩ gì?
Đề 7: Nỗi buồn trong thơ lãng mạn (1932- 1945) là nỗi buồn nhiều cung bậc rung lên từ đáy lòng mỗi nhà thơ.
Đề 8: Hào khí đời Trần qua Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.
Đề 9: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Đề 10: Lũ ở Đồng Tháp Mười có phải chỉ là tai họa?
Đề nghị luận xã hội:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý: đề 2, 6: thường là từ một danh ngôn, một nhận định để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống: nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được xh dư luận quan tâm” đề 4, 10.
Nghị luận về một vấn đề xh đặt ra trong tpvh: từ một tp vh, đề yêu cầu bàn luận về một ý nghĩa xh, hoặc từ một câu chuyện ngắn, chưa biết dể bàn về ý nghĩa xh đặt ra trong đó. Vd: Đề 8 
Đề nghị luận văn học:
 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: kiểm tra năng lực cảm thụ của người viết: Đề 1, 3.
Nghị luận về văn xuôi: Đề 9.
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: một nhận định về vh sử, về nội dung hay nghệ thuật của tp, về nghị luận vh: đề 3,5.
II. Luyện tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docNghi luan xa hoi va nghi luan van hoc.doc