Giáo án Ngữ văn 12 tiết 19+ 20: Tây tiến - Quang Dũng

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 19+ 20: Tây tiến - Quang Dũng

Tiết : 19-20

Đọc văn : TÂY TIẾN Quang Dũng

a/MỤC TIÊU : Giúp HS nắm được

- Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.

- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ : bút pháp lãng mạn,những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

b/CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên:

· SGK, SGV ,STK , ảnh về Quang Dũng.

· Xác lập kiến thức cơ bản, thiết kế bài học.

2/ Học sinh:

· Đọc văn bản , soạn bài .

· Trả lời câu hỏi trong SGK.

C/ PHƯƠNG PHÁP CHUNG:

- Nêu vấn đề, gợi mở cho HS tiếp cận và khám phá tác phẩm.

- Đàm thoại, tổ chức thảo luận nhóm , kết hợp với diễn giảng.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 313376Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 19+ 20: Tây tiến - Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 19-20 
Đọc văn : TÂY TIẾN Quang Dũng
a/MỤC TIÊU : Giúp HS nắm được
- Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ : bút pháp lãng mạn,những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
b/CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên: 
SGK, SGV ,STK , ảnh về Quang Dũng.
Xác lập kiến thức cơ bản, thiết kế bài học.
2/ Học sinh:
Đọc văn bản , soạn bài .
Trả lời câu hỏi trong SGK.
C/ PHƯƠNG PHÁP CHUNG:
Nêu vấn đề, gợi mở cho HS tiếp cận và khám phá tác phẩm.
Đàm thoại, tổ chức thảo luận nhóm , kết hợp với diễn giảng.
d/TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp .
2/Kiểm tra bài cũ : 
- Bài kiểm tra: Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS,1-12-2003.
- Câu hỏi :
 + Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho đó là vấn đề hàng đầu?
 + Trong lời kêu gọi, tác giả nhấn mạnh điều gì? Vì sao ?
 3/Tiến trình bài mới :
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ1: ĐỌC HIỂU TIỂU DẪN.
- Hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng ?
- Cho HS xem ảnh Quang Dũng.
- Hãy giới thiệu đôi nét về đơn vị Tây Tiến?
- Quang Dũng viết bài thơ trong hoàn cảnh nào?
- Gọi HS đọc bài thơ.
- GV đọc lại.
- Bài thơ được chia làm mấy phần ? Ý chính từng phần?
- Từ việc tìm hiểu bố cục, em hãy chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ ?
- Hãy nêu chủ đề bài thơ?
*HĐ2: ĐỌC, TÌM HIỂU NỘI DUNG- NGHỆ THUẬT VĂN BẢN.
-Nỗi nhớ của nhà thơ thể hiện trực tiếp qua những câu nào?
- Em hiểu ntn về “Nhớ chơi vơi”?
- Tại sao nhà thơ liệt kê hàng loạt địa danh ?
- Cảnh núi rừng hiểm trở được nhà thơ miêu tả qua những câu thơ nào? Nghệ thuật gì ?
- Cảnh núi rừng có phải chỉ là hiểm trở? 
- Hình ảnh bình dị thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Con đường hành quân gian khổ cuả các chiến sĩ Tây Tiến được nhà thơ thể hiện qua những câu thơ nào? Trình bày cách hiểu của em về những câu thơ đó?
 - Những kỷ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm liên hoan làai?
-Vẻ đẹp con người và cảnh vật Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc được gợi lên ntn?
- Chân dung người lính Tây Tiến được nhà thơ khắc hoạ qua những chi tiết nào?
- Gợi ý HS phân tích.
- Giọng thơ ntn?
- Em hiểu thế nào về bốn câu thơ cuối?
*HĐ 3: TỔNG KẾT 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Chốt lại ý cơ bản
*HĐ 4: LUYỆN TẬP.
- Gọi HS đọc phần luyện tập.
- Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Dựa vào tiểu dẫn trả lời.
- HS xem.
- Dựa vào tiểu dẫn trả lời.
- Dựa vào tiểu dẫn trả lời.
-HS đọc thơ.
- Chú ý.
- Bài thơ gồm 34 dòng, chia làm 4 phần.
- Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ.
- Ca ngợi thiên nhiên TB và ngưòi lính TT.
- Hai câu đầu.
- Nỗi nhớ da diết.
- Đó là nơi các chiến sĩ Tây Tiến đi qua.
- HS tìm dân chứng và trình bày cách hiểu của mình về những câu thơ đó.
- Còn có hình ảnh bình dị.
- HS tìm dẫn chứng.
- HS thảo luận theo đơn vị bàn trong 3 phút.
- Nêu dẫn chứng và phân tích.
- Nêu dẫn chứng và phân tích.
- Những cô gái hiện ra trong bộ “xiêm áo” lộng lẫy vừa e thẹn vừa tình tứ trong những điệu múa.
- Nhà thơ không chỉ gợi lên cái vẻ đẹp hoang dã, thiêng liêng của thiên nhiên mà còn gợi lên cái vẻ đẹp hiên ngang của con người.
- HS thảo luận theo đơn vị bàn trong 5 phút.
- Nêu dẫn chứng và phân tích theo gợi ý của GV.
- Giọng thơ thoáng buồn song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng.
-HS trình bày cách hiểu của mình.
I/ TIỂU DẪN:
 1/ Tác giả :
- Quang Dũng (1921-1988) tên thật Bùi Đình Diệm, quê ở tỉnh Hà Tây.
- Tác phẩm chính : SGK.
 Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài.
 2/ Tác phẩm “Tâây Tiến” :
a. Xuất xứ – hoàn cảnh sáng tác :
 - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ VN.
- Địa bàn đóng quân rộng lớn: từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi Vòng về phía tây Thanh Hóa.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, sinh hoạt thiếu thốn, bị bệnh sốt rét hoành hành.Nhưng họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
- Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến, đến cuối năm 1948 ông chuyển sang đơn vị khác.
- Vào một ngày năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ đơn vị cũ viết bài thơ “Tây Tiến”.
- Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”, được in trong tập “Mây đầu ô”.
b/Bố cục : Bài thơ gồm 34 dòng, chia làm 4 phần.
 -Khổ 1: Nhớ cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và cuộc hành quân đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
- Khổ 2 : Nhớ kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước thơ mộng.
- Khổ 3: Nhớ đến chân dung người lính Tây Tiến.
- Khổ 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến.
* Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỷ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.
c/ Chủ đề: Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút đầy tài hoa, Quang Dũng đã khắc hoạ thành côngvẻ đẹp hùng vĩ, mỹ lệ của thiên nhiên Tây Bắc và nét hào hoa, vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến.
II/- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
 1/Khổ 1 (Câu 1-14):
a/ Nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến :
- Câu mở đầu giới thiệu hai hình tượng chính của bài thơ: Miền Tây Bắc mà con sông Mã làm đại diện và đoàn quân Tây Tiến. Câu thơ vừa như lời tâm sự vừa như lời mời gọi có tác dụng định hướng toàn bộ cảm xúc bài thơ.
- “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” : Câu cảm thán, tiếng gọi tha thiết, chân thành.
- “Nhớ chơi vơi” : cách dùng từ mới lạ, độc đáo.
- Điệp từ “nhớ”, âm “ơi” được láy đi láy lại.
® Nỗi nhớ da diết lan toả khắp không gian .
 b/ Cảnh núi rừng Tây Bắc :
- Nỗi “nhớ chơi vơi” được cụ thể hoá bằng việc miêu tả các sự vật và các địa danh.
- Nhà thơ liệt kê hàng loạt địa danh : Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Đó là nơi các chiến sĩ Tây Tiến đi qua, là những vùng đất xa xôi, hiểm trở và tiêu biểu của TB.
- Cảnh núi rừng hiểm trở được nhà thơ khắc hoạ bằng các hình ảnh : sương, dốc, mây, mưa, thác, cọp.
+ “Sương lấp” :sương dày đặc che lấp cả đoàn quân.
+ “Dốc lên khúc khuỷu /dốc thăm thẳm” : lặp từ “dốc” + từ láy “khúc khuỷu”, “ thăm thẳm”® đường lên dốc vừa cao vừa gấp khúc, uốn lượn.
+ “Heo hút cồn mây/ súng ngửi trời”: cách dùng từ táo bạo, tinh tế đã khắc họa độ cao tuyệt đỉnh của núi.
+ “ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” : đối xứng® núi dựng vách thành vừa lên cao chót vót, vừa xuống thăm thẳm.
+ Aâm thanh, hình ảnh ghê sợ : “cọp trêu người”, “thác gầm thét” ® nguy hiểm.
+ Thủ pháp đối lập:
Đối thanh : câu 3 với câu 5.
Đối hình : “khúc khuỷu”- “thăm thẳm”, “chiều chiều” – “đêm đêm”.
® Khắc họa địa hình hiểm trở, khó khăn.
- Hình ảnh bình dị:
+ “Hoa về trong đêm hơi”
+“Nhà ai Pha Luông mua xa khơi” : câu thơ toàn thanh bằng.
+ “Cơm lên khói”, “muà em thơm nếp xôi”
® Gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, bình dị , mang lại bao hương vị ngọt ngào, nồng ấm.
c/ Hình ảnh người lính trên đường hành quân: 
- “Đoàn quân mỏi” : khó khăn, gian khổ, mệt mỏi vì đi hành quân trên những con đường xa, hiểm trở.
- “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
® Nói giảm , gợi lên sự hy sinh thanh thản trên con đường hành quân.
- Tâm hồn các anh vẫn lãng mạn, yêu đời: cảm nhận mùi hoa về đêm, mùi thơm của nếp xôi.
® Giàu chất bi tráng ( bi= buồn, tráng= mạnh mẽ)
Þ Từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp thơ  được nhà thơ lựa chọn, chắt lọc, sử dụng sáng tạo góp phần làm tăng giá trị hẩm mỹ của đoạn thơ.
 2/ Khổ 2 (Câu 15-22) :
a/ Những kỷ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ ( câu 15-18):
-Các từ ngữ: 
“Bừng lên” : tưng bừng, nhộn nhịp.
“Kìa em”: thể hiện cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên vừa say mê sung sướng.
- Các hình ảnh, âm thanh, vũ điệu:
“Hội đuốc hoa” : ánh sáng lung linh, đầy lãng mạn của ngọn lửa đuốc.
“Khèn lên”, “man điệu”, “nhạc”, “hồn thơ” : ánh sáng, âm thanh, vũ điệu gợi cảnh vật và con người đều nghiêng ngả, ngất ngây, rạo rực trong những tiếng nhạc, điệu múa® tràn đầy màu sắc lãng mạn.
- Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm liên hoan là những cô gái hiện ra trong bộ “xiêm áo” lộng lẫy vừa e thẹn vừa tình tứ trong những điệu múa giàu màu sắc miền núi đã làm say mê tâm hồn của những người lính trẻ Tây Tiến.
Þ Bằng bút pháp đầy tài hoa lãng mạn, những chi tiết vừa thực vừa ảo, nhà thơ không chỉ cho ta thấy được vẻ đẹp đầy bản sắc văn hóa, sinh hoạt, phong tục của đồng bào vùng biên giới mà còn thấy được tình cảm quân dân thắm thiết , tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của các chiến sĩ Tây Tiến.
 b/ Vẻ đẹp con người và cảnh vật Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc ( câu 19-22) :
- Cảnh vật : “chiều sương”, “hồn lao nẻo bến bờ”, “hoa đong đưa” ® gợi lên không gian dòng sông trong buổi chiều thật lặng lờ, hoang dại, mang đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại. Qua ngòi bút của Quang Dũng, thiên nhiên như có linh hồn phảng phất trong gió trong cây .
- Hình ảnh con người ( câu 21-22) : Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Cái “dáng người trên độc mộc” đã gợi lên dáng đẹp, khỏe, đầy hiên ngang của con người trên con thuyền độc mộc lao trên sông nước. Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên bên dòng nước lũ.
Þ Bốn câu thơ như một bức tranh thủy mặc. Nhà thơ không chỉ gợi lên cái vẻ đẹp hoang dã, thiêng liêng của thiên nhiên mà còn gợi lên cái vẻ đẹp hiên ngang của con người.
 3/ Khổ 3 (Câu 23- 30): 
- Ngoại hình : “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” ® độc đáo, khác thường, gây ấn tượng mạnh, do bệnh sốt rét hoành hành.
- Tư thế: “dữ oai hùm”, “mắt trừng” ® oai phong, lẫm liệt.
® Ngoại hình và tư thế đối lập : khẳng định sức mạnh tinh thần.
- Tâm hồn : “gửi mộng qua biên giới”, “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” ® lãng mạn đáng yêu.
- Lý tưởng : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” ® cống hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc, quyết sống chết vì lý tưởng Cách mạng.
-Sự hy sinh :
+ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” : từ láy “rải rác”, dùng nhiều từ Hán Việt, âm điệu trầm buồn ® Hy sinh nhiều nhưng trang trọng. Quang Dũng mạnh dạn nói lên hiện thực đau thương của đoàn quân Tây Tiến.
+ “Aùo bào thay chiếu” : hình ảnh sáng tạo từ chiến bào thời xưa, cách nói tinh nghịch, hóm hỉnh của Quang Dũng vừa gợi lên hiện thực khó khăn, thiếu thốn vừa ca ngợi sự hy sinh của chiến sĩ Tây Tiến.
+ “Về đất”: biện pháp nói giảm, nói tránh ® hy sinh thanh thản, nhẹ nhàng, các anh xem thường cái chết.
- Nhà thơ đã nâng cái chết của các chiến sĩ Tây Tiến lên tầm sử thi hoành tráng: “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” ® thiên nhiên như tấu lên khúc nhạc trầm hùng để tiễn đưa các anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Þ Bằng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, nhà thơ đã khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ Tây Tiến.
4/ Khổ 4 (Câu 30- 34): 
- Giọng thơ thoáng buồn pha chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng, đầy khí phách.
- Cụm từ “người đi không hẹn ước” : tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày về.
- Hình ảnh “đường lên thăm thẳm”gợi lên một chặng đường đầy gian lao của đoàn quân Tây Tiến.
- Cụm từ “ mùa xuân ấy” vừa gợi lại những ngày đầu thành lập đơn vị vừa gợi lên niềm vui ở đơn vị Tây Tiến.
- “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” quyết chiến đấu đến cùng với đồng đội, một đi không trở lại, ra đi không hẹn ngày về.
Þ Bốn câu thơ cuối khặng định nét đẹp tinh thần của chiến sĩ Tây Tiến : sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
III/- TỔNG KẾT: ( Ghi nhớ)
4/Củng cố : 
 Qua bài thơ này, em có ấn tượng nhất những câu thơ nào? Hãy trình bày cách hiểu của em về những câu thơ đó?
5/Dặn dò: 
 - Học thuộc bài thơ.
- Tìm đọc thơ Quang Dũng.
- Soạn bài “ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học”.
- Tiết sau học Làm văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTay Tien Quang Dung(3).doc