Ôn tập môn Văn: Chuyên đề "Vợ Nhặt"

Ôn tập môn Văn: Chuyên đề "Vợ Nhặt"

Mục đích chuyên đề giúp các em củng cố những nội dung cơ bản xung quanh tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

- Ý nghĩa nhan đề và nghệ thuật xây dựng tình huống.

- Hình ảnh người nông dân Việt Nam trong bối cảnh làng quê ngày đói.

- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo độc đáo.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại tài tình.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3016Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Văn: Chuyên đề "Vợ Nhặt"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập môn văn: Chuyên đề "Vợ Nhặt"
 Mục đích chuyên đề giúp các em củng cố những nội dung cơ bản xung quanh tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
- Ý nghĩa nhan đề và nghệ thuật xây dựng tình huống.
- Hình ảnh người nông dân Việt Nam trong bối cảnh làng quê ngày đói.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo độc đáo.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại tài tình.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
a. Tiểu sử (1920- 2007)
- Tên thật: Nguyễn Văn Tài
- Quê: huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Xuất thân: dân ngụ cư (mẹ dân ngụ cư lấy bố là dân bản xứ, bản thân cùng vợ từ quê ra Hà Nội, đẩy xe bò ăn cháo cám), chỉ được học hết bậc tiểu học, vừa làm thợ vừa viết văn > Liên hệ với Macxim Gorki, Nguyên Hồng> Bài học về sáng tạo, tài năng.
- Tham gia hội Văn hóa cứu quốc.
b. Sáng tác
- Thế giới nghệ thuật: Khung cảnh nông thôn và người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó, gắn bó tha thiết với cách mạng.
- Thành công nổi bật:
+ Viết hay về thú phong lưu đồng ruộng (liên hệ Nguyễn Tuân): Chọi gà, Con mã mái, Đôi chim thành. 
+ Hiểu sâu sắc cảnh ngộ, nỗi lòng, tâm lí của người nông dân nghèo.
+ “Cây bút viết ít nhưng ngày càng được khâm phục nhiều”.
2. Tác phẩm
a. Sự ra đời
- 1954: Dựa vào cốt truyện cũ của cuốn tiểu thuyết viết dở có tên “Xóm ngụ cư”(1946) 
- In trong tập “Con chó xấu xí”(1962)
- Vị trí
+ Truyện ngắn hay nhất của Kim Lân.
+ Kim Lân tự đánh giá: “Chất nhân ái, tình thương của người đối với người trong cảnh khốn cùng. Điều đáng nói nhất là trong cái đói con người vẫn nghĩ tới điều sung sướng cho nên người ta mới lấy nhau”.
b. Nhan đề:
- Mô tả: Vợ nhặt
- Ý nghĩa:
+ Gợi mở tình huống lạ, éo le, độc đáo.
+ Gây tò mò cho người đọc > sức hấp dẫn của tác phẩm.
B. Phân tích
1. Khung cảnh làng quê Việt Nam ngày đói
* Khái quát
- Bối cảnh lịch sử có thật: nạn đói 1945, cướp đi 1/10 dân số của Việt Nam.
- Tác phẩm hoàn thành khá lâu sau sự kiện lịch sử này nhưng cảm quan về cái đói vẫn ngấm trong từng chữ, ám ảnh cái nhìn làng quê của nhà văn.
* Không gian làng quê Việt Nam ngày đói quay quắt, xơ xác, tiêu điều
- Cái đói “tràn đến”: Sự hiện hình của cái đói giống như một thảm họa, một cuồng phong, càn quét mọi sinh linh.
- Thời gian: chiều “chạng vạng”
- Không gian: Con đường vì cái đói mà “ khẳng khiu”.
- Con người:
+ Trẻ con: ủ rũ, không buồn nhúc nhích.
+ Người sống: Xanh xám như những bóng ma, bóng những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma.
+ Người chết: “như ngả rạ”, ba, bốn cái thây nằm cỏng queo bên đường”
 Bút pháp tả thực đến trần trụi, qua những so sánh cụ thể, tạoð ám ảnh. Câu văn tả người sống liền kề câu văn tả  người chết, hao hao nhau, từa tựa nhau, nhấn mạnh ấn tượng về ranh giới mong manh giữa sống và chết, cõi âm và cõi dương, chỉ chút sơ sẩy là sa vào âm địa.
Những con người dắt díu bồng bế nhau hôm nay có thể sẽ là mấy cái “thây nằm còng queo bên đường” ngày mai.
+ Âm thanh: Tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” > “sứ giả” của cái chết, cõi âm > gợi ám ảnh rợn lạnh, âm khí.
+ Mùi vị: “vẩn lên mùi ẩm thối”: rác, mùi gây của xác người.
* Tóm lại: Ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã khơi lật được mảng hiện thực trần trụi “tối sầm lại vì đói khát” tạo ấn tượng về một cõi dương đậm đặc âm khí. Cả làng quê giống như một đám ma khổng lồ mà bản nhạc huyên luôn ám ảnh chỉ chực cất lên khi có thêm một ma đói.
2. Hình ảnh người nông dân ngày đói
a. Tràng
- Ngoại hình: 
+ Mắt nhỏ tí
+ Hàm bạnh, mặt thô kệch.
+ Đầu: trọc nhẵn.
+ Lưng: to, rộng như lưng gấu.
+ Áo: nâu tàng.
 Các chi tiết cụ thể pha chút trào lộng đặc tả một thanh niênð lao động thô kệch, vất vả, lam lũ, được hóa công đẽo gọt quá sơ sài, dường như vẫn phảng nét hoang dại.
- Tên gọi: Dụng cụ trong nghề mộc.
- Xuất thân: dân ngụ cư > Tầng lớp sống lang bạt, không quê quán, lai lịch rõ ràng, thường bị dân bản xứ khinh miệt.
 Gợi liên tưởng các nhân vật chàng ngốc, người đần trong truyệnð cổ dân gian, hiện thân cho một số phận bất hạnh.
- Phẩm chất: bộc lộ trong tình huống nhặt được vợ.
+ Câu văn bản lề mở ra toàn bộ câu chuyện cảm động là câu văn diễn tả sự kiện người đàn bà xa lạ “rơi” vào cuộc đời Tràng “giữa cái ảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”.
+ Nhớ lại chuyện lấy vợ: nhặt được vợ trên con đường đời thảm đạm. Một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh.
+ Ứng xử trước phản ứng của mọi người:
 Với đám trẻ: trước khi lấy vợ, Tràng giống như một đứa trẻ lớn§ tuổi thì bây giờ Tràng tách hẳn ra như một người trưởng thành.
 Bảo vệ vợ mình trước con mắt tò mò của dân ngụ cư.§
  Đối thoại với vợ: toàn câu tỉnh lược, không có chủ ngữ§ > tâm lí ngượng nghịu, sượng sùng.
+ Diễn biến tâm trạng:
 Liều, sợ.§
 Bao trùm là hạnh phúc.§
 Ứng xử với vợ:§
o Lấy vợ như nhặt một mớ rác nhưng không hề rẻ rúng vợ, ngược lại Tràng không ít tế nhị khi đi mua một số vật dụng làm của hồi môn cho vợ.
o Ý thức vun vén cho hạnh phúc mình đang có: mua dầu thắp.
o Chủ động giới thiệu vợ với mẹ đẻ> tránh cho người phụ nữ cảm giác ngượng ngùng và mặc cảm theo không.
 Hân hoan với niềm vui và trách nhiệm mới, hăm hở vun vén cho tổ§ ấm của mình. Buổi sớm đầu tiên có vợ, Tràng lâng lâng trong hạnh phúc “trong người êm ái lửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra”, “ ngỡ ngàng như không phải”, thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà cảu hắng lạ lùng”, nghĩ về tổ ấm tương lai, quyết tâm vun vén cho nó. 
Đoạn văn đậm chất thơ với giọng điệu trữ tình tha thiết. Ám ảnh về cái đói thoáng chốc bay biến để chỉ còn cảm giác hạnh phúc
Bài học nhân sinh: 
- Ngay trên bờ vực cái đói, khi tưởng như miếng ăn là nhu cầu bức thiết thì tình người, giá trị con người và khao khát được yêu thương vẫn cao quí hơn cả và vẫn không bị mất đi.
- Hạnh phúc làm thay đổi con người. Trong tăm tối khốn cùng, khát vọng được yêu thương giống như một bản năng bất diệt vẫn cháy sáng. 
- Đặt nhân vật trong tình huống đặc biệt, một mặt nhà văn lột tả được đời sống khổ cực của người nông dân trong năm đói, mặt khác khám phá vẻ đẹp kì diệu nơi tâm hồn của họ.
b. Người vợ nhặt
- Ngoại hình: 
+ Quần áo: tả tơi như tổ đỉa.
+ Gầy sọp.
+ Mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai hố mắt.
+ Ngực gầy lép
 Không có chút dấu hiệu gì của nữ tính.ð
- Ngôn ngữ:
+ Đanh đá, trơ trẽn của người dân nghèo ít học.
+ Cong cớn mà không nanh nọc, trơ trẽn nhưng không đĩ thõa. Cong cớn, trơ trẽn là sản phẩm sinh ra từ đói nghèo, tăm tối, chứ không phải cái xấu, cái ác.
 Tài năng trong sử dụng ngôn ngữ đối thoại.ð
 Số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ: xấu, nghèo, bị cái đóið xô đẩy đến gần kề cái chết, bị biến thành thân phận trôi dạt, cỏ rác, thành thứ có thể nhặt được.
- Là người phụ nữ tinh tế, hiền hậu.
+ Ý tứ: ngồi ở mép giường (liên hệ với Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng”).
+ Thể hiện trách nhiệm của cô con dâu, một người vợ hiền: quét dọn nhà cửa.
+ Ứng xử khi ăn bát chè khoán “đắng chát và nghẹn bứ”: “thản nhiên và vào miệng”.
c. Bà cụ Tứ
- Xuất hiện trong tình hướng đầy ngỡ ngàng: có một người phụ nữ ngồi ở mép giường con trai mình > Chỉ có 2 khả năng: là em - con cái Đục nhưng cái Đục không còn nữa, hoặc là vợ - không thể vì ai có thể chịu cưới con mình?
- Chuỗi tâm lí phức tạp chân thực:
+ Ngạc nhiên: “mắt nhoèn ra thì phải”: do rỉ mắt, nước mắt người già > Không tin vào mắt, tai mình.
+ Cảm thông: sự từng trải một người mẹ, một phụ nữ lao động nghèo.
+ Sự hàm ơn đối với người phụ nữ vợ nhặt bởi: là mẹ bà không lo nổi mà phải để con tự lấy vợ - người vợ theo không. “Mừng lòng” chứ không phải “bằng lòng”. 
Bà cụ đang nói bằng tình bằng nghĩa chứ không phải bằng lí trí, quyền phép của một người mẹ đối với con. Lời nói nghe vừa tội nghiệp vừa xót xa nhưng cũng chan chứa hồn hậu yêu thương.
+ Tủi phận: ám ảnh về gia cảnh > Tự trách mình.
+ Bao trùm: cảm giác hạnh phúc, tin tưởng: nói nhiều về tương lai, khuôn mặt “rạng rỡ”, chủ động tổ chức bữa tiệc đón con dâu mới - bữa cơm của tình người, của tấm lòng.
 Đặt những ấp ủ về hạnh phúc, về tương lai vào trong suy nghĩð của bà mẹ, Kim Lân đã dạo lên bài ca sự sống bất diệt. Bà mẹ nông dân với những nỗi tủi cực, khốn cùng trong năm đói cũng là bà mẹ Việt Nam hồn hậu, vị tha, độ lượng, lạc quan trong ca dao dân ca thủa nào.
3. Một số đặc sắc vè nghệ thuật
- Nghệ thuật sáng tạo tình huống, 2 giá trị:
+ Hiện thực: có 3 định nghĩa về vợ: vợ là thứ nhặt được (Kim Lân), vợ là của nợ đời (hàng xóm), đèo bòng (Tràng) > Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ rác trôi nổi trong họa đói.
+ Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.
- Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối > kết: bình minh với dự cảm tương lai tươi sáng.
- Bút pháp
+ Miêu tả tâm lí: am hiểu tâm lí con người, đặc biệt là tâm lí bà mẹ nông dân.
+ Tương phản: sự sống và cái chết. 
- Ngôn ngữ: đối thoại tài tình > thạo hiểu tâm lí, tính cách, lời ăn tiếng nói của người lao động.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Phân tích tình huống trong “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Đề 2: Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân.
Đề 3: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng.
Đề 4: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo trong tác phẩm.
Đề 5:  Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt trong “Vợ nhặt”.
Đề 6: Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo của tác phẩm.
Đề 7: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Đề 8: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Đề 9: So sánh hình tượng người phụ nữ vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và Mị trong “Vợ chồng A Phủ”.
Gợi ý giải đề:
Đ ề 1: Phân tích tình huống.
+ Giới thuyết về tình huống:
- Là gì: “lát cắt trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu) > qua đó bộc lộ rõ nhất tính cách nhân vật.
- Vai trò:
 Phần nào khẳng định tài năng nghệ sĩ.o
 Là dấu hiệu của những tác phẩm có giá trị.o
Lấy ví dụ: Nguyễn Tuân với “Chữ người tử tù”, Thạch Lam với “Hai đứa trẻ”, Nguyễn Minh Châu với "Mảnh trăng cuối rừng”,  
+ Phân tích:
- Khái quát tình huống.
- Mô tả diễn biến.
- Ý nghĩa.
Đề 2: Phân tích ý nghĩa nhan đề.
+ Vai trò của nhan đề trong tác phẩm văn học.
+ Mô tả.
+ Ý nghĩa:
- Gợi mở tình huống lạ, éo le trong tác phẩm: phân tích khái quát > thể hiện niềm cảm thông sâu xót của nhà văn với số phận, cảnh ngộ người nông dân trong năm đói.
- Gây tò mò, tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm.
Đề 3 - 5: 
Phân tích hình tượng nhân vật Tràng.
Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt.
Với mỗi nhân vật cần làm nổi rõ các ý sau:
+ Số phận bất hạnh > đánh giá: 
- Thể hiện cái nhìn hịên thực sâu sắc (giá trị hiện thực).
- Niềm cảm thông chân thành, sâu xót của nhà văn (nhân đạo).
+ Vẻ đẹp tâm hồn, đặc biệt là khao khát sống mãnh liệt ngay cả khi chấp chới bên bờ vực của cái chết > thể hiện:
- Tấm lòng trân trọng và tin yêu của Kim Lân.
- Góp phần tạo nên nét độc đáo trong giá trị nhân đạo của tác phẩm (so sánh ở mức độ tổng hợp, khái quát).
Đề 4 - 6: 
Phân tích hình tượng nhân vật Tràng để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo..
Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo.
+ Lưu ý:
- Giới thiệu được vị trí của nhân vật trong tác phẩm.
- Trong quá trình phân tích có thể so sánh với hai nhân vật còn lại để thấy được điểm riêng của mỗi nhân vật đồng thời làm sáng tỏ giá trị độc đáo, nét khác biệt so với tác phẩm khác cùng đề tài và giàu giá trị nhân đạo.
- Tránh đồng nhất với kiểu bài phân tích nhân vật: khi phân tích đặc điểm của mỗi nhân vật phải gắn chặt với các biểu hiện độc đáo của giá trị nhân đạo và đánh giá
+ Cách phân tích: có thể phân tích theo đặc điểm nhân vật, từ đặc điểm đó phân tích biểu hiện của giá trị nhân đạo và đánh giá.
+ Dựa vào gợi ý của đề 8 và đề 3-5 để làm.
Đề 8: Phân tích giá trị nhân đạo.
+ Khái quát
- Giới thuyết về giá trị nhân đạo
• Là gì? Yêu thương con người.
• Vai trò: góp phần 
 Thể hiện tầm vóc tư tưởng nhà văn (“Nhà văn chân chính là nhào nhân đạo từ trong cốt tuỷ” – Biêlinxki)
 Xác lập vị trí văn học sử cho tác phẩm.o
• Biểu hiện:
 Phê phán những thế lực gây ra đau khổ cho con người.o
 Cảm thông với những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh.o
 Khám phá và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống của nhân vật, hướng tớio tương lai tươi sáng.
- Giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” bộc lộ sâu sắc và cảm động qua 3 nhân vật: Tràng, người phụ nữ vợ nhặt và bà cụ Tứ.
+ Phân tích: 
- Sự cảm thông chân thành trước cảnh ngộ khốn cùng và số phận bất hạnh củ người nông dân trước thảm hoạ cái đói năm 1945.
• Bối cảnh 3 nhân vật xuất hiện: làng quê Việt Nam ngày đói (phân tích khái quát)
• Tấm lòng cảm thông sâu xót dành cho nhân vật:
 Tràngo
 Cô vợ nhặto
 Bà cụ Tứo
 Am hiểu sâu sắc, miêu tả chân thực với tấm lòng trắc ẩn thað thiết.
- Trân trọng, tin tưởng khám phá những vẻ đẹp tâm hồn và khao khát sống mãnh liệt của những con người bị cái đói đẩy vào hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ”
 Tràng
 Cô vợ nhặt
 Bà cụ Tứ
- Niềm tin qua dự cảm tương lai tươi sáng:
• Cấu trúc không gian: mở ra là bóng tối chạng vạng > khép lại là bình minh.
• Tương quan đối lập: cái chết và sự sống, càng về cuối, sự sống tuy nhỏ nhoi nhưng âm ỉ, dần đầy  thêm mãi.
• Chi tiết lá cờ.
+ Đánh giá:
- Chốt ý
- So sánh:
• Với các cây bút của dòng văn học hiện thực phê phán (cùng miêu tả người nông dân trong đói khổ bần hàn nhưng cách nhìn khác nhau như thế nào về tương quan giữa con người và hoàn cảnh)
• Với các cây bút cùng thời (Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan) > cho thấy:
 Nét chung chứng minh đặc điểm thi pháp văn học cách mạng.o
  Nét độc đáo của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.o
• Khẳng định: giá trị nhân  đạo đã làm nên tầm vóc tư tưởng Kim Lân và vị trí văn học sử của tác phẩm như thế nào?
Đề 9 (dành cho học sinh khá giỏi)
- So sánh dựa trên các tiêu chí
+ Đề tài.
+ Hoàn cảnh ra đời tác phẩm 
+ Vị trí nhân vật
Trong tác phẩm
Với việc xác lập tầm vóc tư tưởng nghệ thật và giá trị tác phẩm.
+ Số phận.
+ Vẻ đẹp tâm hồn
- Lưu ý:
+ Phân tích điểm giống > khái quát thành đặc điểm thi pháp văn học cách mạng.
+ Phấn tích điểm khác > thấy được sự đa dạng trong bút pháp, các phương tiện thể hiện (phong cách) của các nhà văn cách mạng khi hướng về cùng một đề tài.

Tài liệu đính kèm:

  • docThi TN Ngu Van 12 Vo Nhat.doc