Chuyên đề: Ngục trung nhật kí - Đề 4: Phân tích bài “Mộ” (Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh)

Chuyên đề: Ngục trung nhật kí - Đề 4: Phân tích bài “Mộ” (Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh)

Đề 4: Phân tích bài “Mộ” (Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh)

* Bài làm

Hồ Chí Minh bị bắt ngày 19/8/1942 tại phố Túc Vinh thuộc Trấn Thiên Bảo, tỉnh Quảng

Tây (Trung Quốc). Sau đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch giải Người ngược trở lại biên giới để

giam giữ tại nhà ngục huyện Tĩnh Tây; đúng ngày quốc khánh Trung Hoa cũ (10/10). Hồ Chí Minh

lại bị “giải vãng Thiên Bảo Ngục”. Trên đoạn đường trên dưới 100km từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo,

Người phải đi bộ trong hai ngày. Tuy vậy. Hồ Chí Minh vẫn tức cảnh sinh tình, sáng tác ba bài thơ:

“Tẩu lộ” (Đi đường); “Mộ” (Chiều tối); “Dạ túc Long tuyền” (Đêm ngủ ở Long Tuyền); đó là

chưa kể đến bài “Sơ đáo Thiên Bảo Ngục”(Mới đến nhà lao Thiên Bảo). Trong các bài thơ sáng tác

trên đường này, bài “Mộ” được xem là áng thơ tuyệt bút.

pdf 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Ngục trung nhật kí - Đề 4: Phân tích bài “Mộ” (Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề 9: NGỤC TRUNG NHẬT KÍ 
Đề 4: Phân tích bài “Mộ” (Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh) 
* Bài làm 
 Hồ Chí Minh bị bắt ngày 19/8/1942 tại phố Túc Vinh thuộc Trấn Thiên Bảo, tỉnh Quảng 
Tây (Trung Quốc). Sau đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch giải Người ngược trở lại biên giới để 
giam giữ tại nhà ngục huyện Tĩnh Tây; đúng ngày quốc khánh Trung Hoa cũ (10/10). Hồ Chí Minh 
lại bị “giải vãng Thiên Bảo Ngục”. Trên đoạn đường trên dưới 100km từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, 
Người phải đi bộ trong hai ngày. Tuy vậy. Hồ Chí Minh vẫn tức cảnh sinh tình, sáng tác ba bài thơ: 
“Tẩu lộ” (Đi đường); “Mộ” (Chiều tối); “Dạ túc Long tuyền” (Đêm ngủ ở Long Tuyền); đó là 
chưa kể đến bài “Sơ đáo Thiên Bảo Ngục”(Mới đến nhà lao Thiên Bảo). Trong các bài thơ sáng tác 
trên đường này, bài “Mộ” được xem là áng thơ tuyệt bút. 
MỘ 
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, 
Cô vân mạn mạn độ thiên không; 
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, 
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. 
 Dịch thơ: 
CHIỀU TỐI 
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không 
Cô em xóm núi xay ngô tối 
Xay hết lò than đã rực hồng. 
 Qua vài nét chấm phá, hai câu đầu của bài thơ đã để lại một tiểu hoạ về cảnh thiên nhiên 
vùng sơn nước ở thời điểm “chiều tối”. Những buổi chiều như vậy, đâu có thiếu trong văn chương 
cổ kim; nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn của một Lý Bạch tiêu diêu, một Khuất Nguyên u uất chắc 
chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương. Còn ở đây, nếu không rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” 
là bài thơ của thời Thịnh Đường. Có người nhận xét cảnh thiên nhiên chiều tối trong bài “Mộ” có 
cái gì ấm áp, thậm chí có niềm vui nữa ở hình ảnh “chim bay về tổ”; vì nó sẽ được nghỉ ngơi trong 
tổ ấm của một vòm cây nào đó. “Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ” khác với “Chim bay về tổ”. Nhìn 
lên trời, Hồ Chí Minh nhận ra vẻ mệt mỏi, uể oải của cánh chim. Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm nhân 
ái bao la của Người đối với cảnh vật. Cánh chim trong thơ Bác gợi nhớ cánh chim qua ánh mắt nàng 
Kiều trong thơ của đại thi hào Nguyễn Du: 
“Chim hôm thoi thóp về rừng” 
 Cánh chim trong thơ Vương Bột, Lý Bạch, Nguyễn Du thường bay về chốn vô tận vô 
cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa. Ngược lại, cánh chim trong thơ Hồ Chí 
Minh là cánh chim đang tìm về với sự sống thường ngày. Nhờ vậy, mà nó có hồn và nhuốm đầy tâm 
trạng hơn. 
 Cùng với “Quyện điểu quy lâm”, là “Cô vân mạn mạn”. Bài thơ dịch khá uyển chuyển, 
nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi, lửng lờ của đám mây. Người dịch đã bỏ sót chữ “cô” và 
chưa thể hiện được hết nghĩa của hai từ láy “mạn mạn”. Câu thơ dịch: 
“Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” 
dễ khiến người đọc nghĩ đến cái nhìn của một du khách. Phải chăng, vì quá tin vào bản dịch mà ai 
đó nói cảnh thiên nhiên trong “chiều tối” là một cảnh vui. Hình ảnh”Cánh chim mỏi về rừng tìm cây 
ngủ, tìm một chỗ ngủ tạm qua đêm, và chòm mây lẻ loi, trôi lửng lờ gợi một khung cảnh thiên nhiên 
hoang vắng nhưng không ảm đạm, đượm buồn nhưng không thê lương, rộng lớn mênh mông nhưng 
đâu có “xanh trong thi vị” cảnh ấy, tương đồng với tâm trạng của người bị giải. Vẻ đẹp của bài 
thơ là ở chỗ: Tác giả không để lộ cái mệt mỏi, cô đơn của chính mình. Với Hồ Chí Minh mọi nỗi 
buồn niềm vui dường như đều gắn liền với dân tộc, nhân dân mà ít khi phụ thuộc vào cảnh ngộ 
riêng của Người. 
 Thơ tứ tuyệt thường bất ngờ ở câu chuyển, bất ngờ mà vẫn phải tự nhiên, hợp lý, liền mạch. 
Nổi bật lên trên không gian chiều tối, sâu lắng, tĩnh lặng là hình ảnh con người: 
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, 
Bao túc ma hoàn lộ dĩ hồng 
 “Sơn thôn thiếu nữ” dịch là “Cô em xóm núi” đứng trên bình diện nghĩa của từ thì không có 
gì sai. Nhưng câu thơ dịch đã không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với 
con người; giọng điệu trang trọng của câu thơ nguyên tác không hiện diện trong lời thơ dịch (mà 
nhiều khi giọng điệu còn quan trọng hơn cả cái miêu tả). Người phụ nữ đã nhiều lần có mặt trong 
thơ chữ Hán, nhưng phần lớn họ đều thuộc giới thượng lưu hoặc chí ít cũng gần gũi với giới thượng 
lưu. Không rõ trước Hồ Chí Minh đã có một “sơn thôn thiếu nữ” thực sự là người lao động bước 
vào thế giới của nàng thơ hay chưa? Chỉ biết rằng việc đặt hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ”ở vị trí 
trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh 
về cuộc sống con người. Sự chuyển đổi ấy thể hiện một khuynh hướng vận động của hình tượng thơ 
và quan điểm nhân sinh của Bác. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng gắn bó với cuộc 
sống con người nơi trần thế đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động. 
 Về mặt nghệ thuật, ở hai câu thơ kết, người đọc thấy nhà thơ dường như không tả, ngòi bút 
của Người chỉ ghi nhận một cách khách quan “những điều trông thấy” trong cảnh chiều tối. Điệp 
ngữ liên hoàn “ma bao túc” nối liền dòng thơ thứ ba với dòng thơ kết đã góp phần diễn tả được cái 
vòng quay liên tục, đều đặn của động tác xay ngô. Điều đáng tiếc là bài thơ dịch đã không thể hiện 
được điều ấy. Để cảm thụ giá trị tiết điệu của câu thơ, không thể không tiếp xúc với phần phiên âm 
chữ Hán. 
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, 
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng 
 Vòng quay của chiếc cối chấm dứt, công việc kết thúc (bao túc ma hoàn) thì lò than cũng 
vừa đỏ (lô dĩ hồng), ánh lửa đỏ ấm nồng xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối. Tài hoa của 
Hồ Chí Minh là ở chỗ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh chiều tối mà Người không phải dùng đến một 
tính từ chỉ thời gian nào. Người dùng ánh lửa đỏ để thể hiện thời gian đã tối (trời có tối, lò mới rực 
hồng). Hơn nữa, người đọc còn cảm nhận được bước đi của thời gian từ chiều đến tối. Cô gái xay 
ngô từ khi trời còn ánh sáng; xay xong thì trời đã tối. Phải chăng Hồ Chí Minh đã có một phát hiện 
mới trong bút pháp tả thời gian. Rõ ràng, ngay cả khi tả cảnh chiều tối, thơ Hồ Chí Minh vẫn có sự 
vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Người đọc cảm thấy không hài lòng khi dịch giả thêm vào câu 
chuyển một từ “tối”. Nhìn bề ngoài việc thêm vào như vậy có vẻ như vô thưởng, vô phạt; nhưng 
nghĩ sâu xa thì chính chữ ấy đã phá vỡ một qui luật vận động lớn trong thơ Hồ Chí Minh và không 
bộc lộ hết tài năng của Người. Chữ “hồng” rất xứng đáng là “ông thánh thứ hai mươi tám” của bài 
thơ. Trong “Ngục trung nhật kí” có bao nhiêu chữ “hồng” như vậy? Chữ “hồng” là nơi hội tụ, kết 
tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. 
 Buổi chiều tối rực ánh hồng ở bài “Mộ” là buổi chiều tối không dễ gì lặp lại lần thứ hai 
trong thơ, ánh hồng ấy không chỉ tỏa ra từ chiếc bếp lửa bình dị của một “sơn thôn thiếu nữ” mà 
chủ yếu được tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh. Niềm vui của chúng 
ta khi đọc “Mộ” nói riêng và thơ Bác nói chung là niềm vui của người được tiếp nhận ánh sáng lấp 
lánh của chất thép kì diệu thể hiện trong từng câu, từng chữ của bài thơ. 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap9-de4.pdf