Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 26 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 26 - Tăng Thanh Bình

Tuần 26

Tiết 73, 74, 75

ĐỌC THÊM: MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN

 (Trích) - Ma Văn Kháng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Không khí ngày tết cổ truyền trong gia đình ông Bằng.

 - Những nét tính cách đối lập.

 - Nghệ thuật kể truyện, tâm lí nhân vật.

 2. Kỹ năng:

 Đọc – hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại.

 3.Thái độ:

 Trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 26 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	
Tiết 73, 74, 75	
ĐỌC THÊM:	 MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
 (Trích) - Ma Văn Kháng
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Không khí ngày tết cổ truyền trong gia đình ông Bằng.
	- Những nét tính cách đối lập.
	- Nghệ thuật kể truyện, tâm lí nhân vật.
	2. Kỹ năng:
	Đọc – hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại.
	3.Thái độ:
	Trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV yêu cầu HS đọc SGK, tóm tắt nét chính về tác giả.
- HS nêu những nét chính về tác giả.
- GV cung cấp thêm một số kiến thức về nhà văn
- Nêu những nét chính về tác phẩm.
- Cung cấp thêm một số kiến thức về tác phẩm.
HĐ2
- GV tổ chức cho HS đọc, tóm tắt tác phẩm.
- GV anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quí chị?
+ HS làm việc nhóm, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.
+ GV chốt lại các ý chính.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật ông Bằng trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên? 
- HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.
- GV chốt lại các ý chính.
- GV phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chị Hoài trong cảnh gặp người bố chồng cũ.
+ HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.
+ GV chốt lại các ý chính.
- Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta? 
- HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Ma Văn Kháng, sinh 1936, Hà Nội.
- Là người có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. 
2. Tác phẩm:
- Tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. 
- Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nền nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc .
- Đoạn trích rút từ chương 2.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật chị Hoài:
- Dù hiện tại đã xó gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ.
-> Tình nghĩa, thuỷ chung.
- Mọi người trong gia đình đều yêu quý chi Hoài:
+ Chị có một tấm lòng nhân hậu: đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm
những món quà quê giản dị của chị chứa đựng những tình cảm chân thành.
Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả thành viên trong gia đình bố chồng.
+ Chị trở kại khi gia đình ấy có những thay đổi không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã hội.
-> Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác thường” trong thời buổi khó khăn.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:
- Ông Bằng: 
+ “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”, 
+ "ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”, 
+ “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con?”. 
-> Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
- Chị Hoài: 
+ “gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”. 
+ Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”
-> Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình.
-> Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
3. Ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày tết:
- Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền thống của dân tộc.
- Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. “Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.
	4. Hướng dẫn tự học.
	- Cảm nhận của anh/chị về không khí ngày tết trong gia đình ông Bằng.
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
(Nguyễn Khải)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Nếp sống văn hóa và phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội qua nhân vật cô Hiền.
	- Niềm tin vào người và mãnh đất Hà Nội.
	- Nghệ thuật chọn tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật, giọng văn đậm chất triết lí.
	2. Kỹ năng: 
	Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt tiểu sử, quá trình sáng tác cùng các đề tài chính của Nguyễn Khải.
- GV:
- Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột. 
- Trước cách mạng, sáng tác của Nguyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc (1960), ... và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966),
HĐ2
- Tính cách cô Hiền- nhân vật trung tâm của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước.
- HS trả lời:
+ Việc hôn nhân: thời còn trẻ, cô giao thiệp với nhiều loại người, nhưng cô chọn bẳntm năm “là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”
+ Việc sinh con: Sinh năm đứa con, đến con gái út, cô quyết định “chấm dứt chuyện sinh đẻ để sau này có thể lo cho các con chu đáo.
+ Việc dạy con: Cô dạy cho con cháu cách sống làm người Hà Nội lịch sự , tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội.
+ Chiêm nghiệm lẽ đời: Trước niềm vui thắng lợi, cô Hiền nhận xét “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá” ....
- Vì sao tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
- HS trả lời, GV tổng hợp.
- GV tổ chức các nhóm học tập, giao việc cho mỗi nhóm tìm hiểu về một nhân vật trong tác phẩm:
- Nhân vật “tôi”.
- Nhân vật Dũng- con trai cô Hiền.
- Những thanh niên Hà Nội và cả những người đã tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
- HS thảo luận về chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khải (1930-2008), Hà Nội.
2. Tác phẩm:
- Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). 
- Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật cô Hiền:
a. Tính cách, phẩm chất:
- Cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. 
- Cô sống thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm, thái độ với mọi hiện tượng xung quanh.
b. Cô Hiền "một hạt bụi vàng":
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Nhưng là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. 
- Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng. Áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội.
2. Các nhân vật khác trong truyện:
- Nhân vật Dũng- con trai đầu của cô Hiền:
+ Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. 
+ Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội.
- Bên cạnh đó, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
-> Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3. Ý nghĩa câu chuyện "cây si cổ thụ":
- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.
-> nói lên qui luật khắc nghiệt của tự nhiên, cũng là quy luật vận động của xã hội.
- Cây si là một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, trải qua nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng và mãi trường tồn.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người.
- Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước. 
- Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An”.
Duyệt tuần 26 - 17/01/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T26 KTKN.doc