Ôn tập chương trình Snh học cấp trung học phổ thông

Ôn tập chương trình Snh học cấp trung học phổ thông

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Câu1: Các đặc điểm chung của thế giới sống:

- Có tổ chức phức tạp gồm nhiều cấp tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống. Người ta thường phân biệt các cấp tổ chức chính thể hiện sự sống như: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.

- Tế bào được xem là cấp tổ chức cơ bản, sinh quyển được xem là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống.

- Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hoá.

 

doc 31 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2340Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập chương trình Snh học cấp trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Câu1: Các đặc điểm chung của thế giới sống:
- Có tổ chức phức tạp gồm nhiều cấp tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống. Người ta thường phân biệt các cấp tổ chức chính thể hiện sự sống như: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.
- Tế bào được xem là cấp tổ chức cơ bản, sinh quyển được xem là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống.
- Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hoá.
Câu 2: Cách thức phân loại thế giới sống:
- Sắp xếp theo bậc phân lọai từ thấp đến cao: loài – chi ( giống) - họ - bộ - lớp – ngành - giới. Bất kì một sinh vật nào cũng đều được sắp xếp vào một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc tập hợp thành một chi, nhiều chi thân thuộc tập hợp thành một họ, nhiều họ thân thuộc tập hợp thành một bộ, nhiều bộ thân thuộc tập hợp thành một lớp, nhiều lớp thân thuộc tập hợp thành một ngành, nhiều ngành thân thuộc tập hợp thành một giới.
- Đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép ( theo tiếng la tinh) : tên thứ nhất 
Là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài ( viết thường)
Câu 3: Đăc điểm chính của mỗi giới sinh vật:
Giới Khởi sinh ( Monera)
Giới Nguyên sinh ( Protista)
Giới Nấm ( Fungi)
Giới Thực vật ( Plantae)
Giới động vật ( Animalia)
Đặc điểm cấu tạo
- Tế bào nhân sơ
- Đơn bào
- Tế bào nhân thực
- Đơn bào. Đa bào
- Tế bào nhân thực
- Đa bào phức tạp
- Tế bào nhân thực
- Đa bào phức tạp
- Tế bào nhân thực
- Đa bào phức tạp
Đặc điểm dinh dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
- Dị dưỡng hoại sinh
- Sống cố định
- Tự dưỡng quang hợp
- Sống cố định
- Dị dưỡng
- Sống chuyển động
Các nhóm điển hình
Vi khuẩn
Động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy
Nấm
Thực vật
Động vật
PHẦN 2: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1: Thành phần hoá học của tế bào:
Câu 1: Phân biệt nguyên tố đa lượng và vi lượng. Nêu vai trò
Nguyên tố đa lượng
Nguyên tố vi lượng
 Khái niệm 
Là các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 10-4 hay 0,01%
Là các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 10-4
 Vai trò
- Các nguyên tố C,H,O,N là những nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào
- Cấu tạo nên chất nguyên sinh( Ca, Na, K), chất diệp lục ( Mg)
- Nhiều nguyên tố vi lượng như Mn,Cu,Zn,Mo là thành phần cấu trúc bắt buộc của hàng trăm hệ enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào
Câu 2Nêu các đặc điểm cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat, lipit, protein, axit nucleic
HỢP CHẤT HỮU CƠ
CẤU TRÚC
CHỨC NĂNG
CACBOH
I
ĐRAT
Mônôsaccarit ( đường đơn)
Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử cacbon trong phân tử , trong đó phổ biến và quan trọng nhất là các hexôzơ ( chứa 6C) và pentôzơ ( chứa 5C). Đường pentôzơ gồm đường ribôzơ và đêôxiribôzơ. Các đường đơn có tính khử mạnh.
- là nhóm chất hữu cơ thường có khối lượng lớn và là nguyên liệu giải phóng năng lượng dễ dàng nhất, đóng vai trò cung cấp nguồn năng lượng đặc biệt là glucozo.
- Là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào ( xenlulozo cấu trúc neê thành tế bào thực vật)
- Pentozo là loại đường tham gia cấu tạo ADN, ARN.
- Hexozo là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và polisaccarit.
- Saccarozo là loại đường vận chuyển trong cây.
- Tinh bột có vai trò là chất dữ trữ trong cây
- Glicogen là chất dữ trự trong cơ thể động vật và nấm
Đisaccarit ( đường đôi)
Hai phân tử đường đơn ( glucozo, fructozo, galactozo) có thể liên kết với nhau nhờ liên kết glicozit sau khi đã loại đi 1 phân tử nước tạo thành các đường đisaccarit như saccarozo, mantozo
Pôlisaccarit ( đường đa)
Nhiều phân tử đường đơn bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước tạo thành các pôlisaccarit là các phân tử mạch thẳng như xenlulôzơ hay mạch phân nhánh như tinh bột thực vật hay glicôgen động vật. Tinh bột được hình thành do rất nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh. Glicôgen được hình thành do rất nhiều phân tử glucôzơ liên kết với nhau thành 1 phân tử có cấu trúc phân nhánh phức tạp 
L
I
P
I
T
Lipit đơn giản: mỡ, dầu, sáp
- Có chứa các nguyên tố hóa học cácbon, hidro và oxi., nhưng lượng oxi ít hơn. 
- Mỡ, dầu được cấu tạo từ 2 đơn vị nhỏ cơ bản là các axit béo và glixerol. Mỡ chứa nhiều axit béo no, còn dầu lại chứa nhiều axit béo không no. Mỗi axit béo thường gồm từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Các liên kết không phân cực C – H trong axit béo làm cho dầu và mỡ có tính kị nước.
- Mỗi phân tử sáp chỉ chứa 1 đơn vị nhỏ axit báo liên kết với 1 rượi mạch dài thay cho glixerol
- Cấu trúc nên hệ thống các màng sinh học (phốtpholipit, colesteron)
- Là những nguyên liệu dự trữ năng lượng (mỡ và dầu), dự trữ nước rất tốt và tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác như ostrogen, các sắc tố diệp lục
Lipit phức tạp: phôtpholipit và stêrôit
- Phốtpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixerol, vị trí thứ 3 của phân tưt glixerol được liên kết với nhóm phốtphat, nhóm này nối glixerol với 1 ancol phức ( côlin hoặc axetylcôlin)
- Phốtpholipit có tính lưỡng cực : đầu ancol ưa nước và đuôi kị nước ( mạch cacbua hidro dài của axit béo)
- Stêrôit có chứa các nguyên tử kết vòng như colesterôn, các axit mật, ơstrogen..
 P
 R
 O
 T
 E
 I
 N
Là đại phân tử sinh học được cấu tạo nên từ các axit amin theo nguyên tắc đa phân nhờ các liên kết peptit bền vững. Mỗi axit amin đều bắt đầu bằng nhóm amin (-NH2) và kết thúc bằng nhóm cacboxyl (-COOH). 2 nhóm này liên kết với nhau qua nguyên tử cacbon trung tâm, nguyên tử này còn liên kết với 1 nguyên tử H và 1 gốc R. Protein có nhiều bậc cấu trúc khác nhau : bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4
Protein là thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống :
- là cốt lõi của cấu trúc nhân, của mọi bào quan, đăc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao.
- là thành phần của các enzim có tác dụng xúc tác các phản ứng sinh học.
- một số protein đóng vai trò như những ‘xe tải’ vận chuyển các chất trong cơ thể như hemoglobin
- Cấu tạo nên các kháng thể, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- cấu tạo nên hoomon- đìêu hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể.
- Nhiều loại protein tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể ( như miozin trong cơ)
A
X
I
T 
N
U
C
L
Ê
I
C
ADN
- ADN là loại hợp chất cao phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với đơn phân là các nucleotic. Cấu tạo của 1 Nu gồm 3 phần :
* Bazơ nitơ (chọn 1 trong 4 loại) : Ađênin, Timin, Guanin, Xitozin
* Đường đêôxiribozơ C5H10O4 
* Axit photphoric H3PO4 
- trong một Nu, giữa đường C5H10O4 và axit H3PO4 hình thành 1 liên kết hoá trị.
- khối lượng trung bình của 1 nu là 300đvC ; kích thước trung bình là 3,4 A0
- các Nu liên kết với nhau tạo thành mạch polonucleotit ( cấu trúc bậc 1 của ADN) trong đó phân tử đường C5H10O4 của Nu này liên kết với axit H3PO4 của Nu kế tiếp tạo ra 1 liên kết hoá trị.
- trên mỗi mạch polinucleotit, Nu thứ nhất có gốc phốtphát gắn với nhóm OH ở vị trí thứ 5 của đường đêôxiribozơ (5-OH) của đường C5H10O4. Nu cuối cùng có OH ở vị trí thứ 3 tự do (3’-OH). Do đó chiều của mạch polinucleotit là chiều từ 5’ đến 3’
- ADN được cấu tạo từ 2mạch polinucleotit theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung. 2 mạch polinucleotit xoắn kéo với nhau theo chiều từ trái sang phải. Đường kính vòng xoắn là 2 (nm), chiều cao vòng xoắn là 3,4 nm ; một chu kì xoắn gồm 10 cặp Nu
- Nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các Nu. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở để hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loại sinh vật.
- ADN đảm nhận chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật. Trình tự Nu trên mạch polinucleotit chính là thông tin di truyền, nó quy định trình tự các Nu trên ARN từ đó quy định trình tự các axir amin trên phân tử protein
ARN
- ARN có nhiều trong tế bào chất, có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN
- Phân tử mARN là 1 mạch polinucleotit gồm từ hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân, sao mã từ 1 đoạn mạch đơn ADN nhưng trong đó U thay cho T
- Phân tử tARN là 1mạch polinucleotit gồm từ 80 – 100 đơn phân quấn trở lại một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A-U ; G-X). Mỗi phân tử tARN có 1 đầu mang axit amin, một đầu mang bộ 3 đối mã và đầu mút tự do.
-Phân tử rARN là 1 mạch polinucleotit chứa hàng trăn đến hàng nghìn đơn phân trong đó 70% số Nu có liên kết bổ sung
- Phân tử mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền
- Phân tử tARN có chức năng vận chuyển các axitamin tới riboxom để tổng hợp protein. Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển 1 axitamin
- Phân tử rARN là thành phần cấu trúc của riboxom- nơi tổng hợp protein
- Trong tế bào tARN, rARN tương đối bền vững ; mARN kém bềm vững hơn.
- Ở một số loại virut, ARN là nơi lưu trữ thông tin di truyền
CHƯƠNG II : Cấu trúc của tế bào
Câu 1 : Mô tả cấu tạo của tế bào nhân sơ
* Thành tế bào, mành sinh chất, long và roi :
Thành tế bào có chứa peptidoglican, bao bọc bên ngoài tế bào và giữ cho vi khuẩn có hình dạng ổn định. Bên dưới lớp thành tế bào là 1 lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và protein.Một số loài vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có 1 lớp vỏ nhầy giúp cho vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh....... Ngoài ra 1 số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp nhậncác virut, hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
* Tế bào chất :
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Tế bào chất gồm có 2 thành phần chính : bào tương ( một dạng keo bán lõng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) ; các riboxom và các hạt dữ trữ. Riboxom là bào quan được cấu tạo từ protein, rARN và không có màng bao bọc. Riboxom của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn riboxom của tế bào nhân thực.Tế bào chất của vi khuẩn không có : hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc, khung tế bào
* Vùng nhân :
 Vi khuẩn không có màng nhân, nhưng đã có bộ máy di truyền. Đó là 1 phân tử ADN vòng, thường không kết hợp với protein histon. Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác gọi là plasmit.
Câu 2 : Mô tả cấu tạo tế bào nhân thực : cấu trúc của các bào quan và chức năng của từng loại. Cấu trúc của màng tế bào và các phương thức vận chuyển các chất qua màng
Tên của các bào quan
Cấu tạo
Chức năng
Màng
- Một tế bào đều có 1 màng nguyên sinh còn gọi là màng cơ bản bao bọc. Màng này có cấu trúc khảm-lỏng, cơ chất chủ yếu là 2 lớp phân tưt photpholipit xếp quay đầu kị nước vào nhau ; khảm lên lớp phôtpholipit, mặt ngoài là các phân tử protein hay glucoprotein ; tại 1 số chỗ có 1 số phân tử protein hay glucoprotein xuyên qua hoặc ngập chìm vào lớp photpholipit.
Màng ... * Ở tế bào nhân thực :mARN sau khi phiên mã sẽ cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxon lại với nhau thành mARN trưởng thành rồi tham gia vào quá trình tổng hợp protein
* Mở đầu :tiểu đơn vị bé của ribôxom gắm vào mARN vào vị trí đặc hiệu, nằm gần côđon mở đầu
- tARN mang a.amin mở đầu (mêtiônin) đến bổ sung chính xác vào cô đon mở đầu trên mARN
- Tiểu đơn vị lớn của ribôxom kết hợp để tạo ribôxom hoàn chỉnh
* Kéo dài chuôci polipeptit :tARN mang a.amin1 đến ribôxom bên cạnh a.amin mở đầu. Bộ 3 đối mã (anticôđon) trên tARN sẽ khới với bộ 3 thứ nhất trên mARN theo NTBS
- 1 liên kết peptit sẽ được hình thành 
- Ribôxom sẽ dịch chuyển đi 1 bộ 3 ; tARN của a.amin mở đầu sẽ rời khỏi ribôxom ; tARN mang a.amin2 đến bên cạnh a.amin1
* Kết thúc :khi ribôxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn tất
Câu 4 : Quá trình điều hoà hoạt động gen
Khi môi trường không có đường lactôzơ : gen điều hòa sẽ tổng hợp protein ức chế. Protein này sẽ liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã Þ các gen cấu trúc không hoạt động được
Khi môi trường có đường lactôzơ : các phân tử lactôzơ sẽ liên kết với protein ức chế, làm biến đổi cấu trúc của protein này ® protein này không thể bám vào vùng vận hành ® ARN pôlimeraza có thể tiến hành phiên mã.Khi đường lactôzơ bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã bị dừng lại
2. Cơ chế di truyền ở mức độ tế bào và cơ thể :
Câu 1 : Nêu các mức độ cấu trúc của NST, NST giới tính là gì ?
Các mức độ cấu trúc của NST :
Cấu trúc hiển vi : mỗi NST bao gồm : 
+Tâm động : bám vào thoi phân bào khi thực hiện quá trình phân bào
+ ở kì giữa mỗi NST bào gồm 2 crômatit, trong đó có chứa các trình tự Nu ở 2 đầu mút để bảo vệ NST và làm cho các NST không dính vào nhau ; cùng với các trình tự Nu khởi đầu cho quá trình nhân đôi ADN
Cấu trúc siêu hiển vi :
+ Ở sinh vật nhân sơ, NST chỉ là 1 sợi ADN, ARN
-+Ở sinh vật nhân thực, NST được tạo thành từ 1 phân tử ADN kết hợp với các loại protein khác nhau, chủ yếu là protein loại histon
+ Các phân tử này kết hợp với nhau tạo thành 1 khối cầu và bên ngoài được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN ( chứa khoảng 146 cặp Nu) ® Nuclêôxom
+ Giữa nuclêôxom được nối với nhau bằng 1 đoạn ADN gọi là sợi nhiễm sắc
Sợi nhiễm sắc (xoắn)®sợi cơ bản (d=11nm) (xoắn)® sợi chất nhiễm sắc (d=30nm) (xoắn)®sợi siêu xoắn (d=300nm) (xoắn)® crômatit (d=700nm)
NST giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính
Câu 2 : Thực chất của quy luật phân li của Menđen là gì ?
 Quy luật phân li của Menđen thực chất là sự phân li của các alen trong quá trình giảm phân. Các alen chi phân li độc lập trung quá trình giảm phân khi chúng nằm trên các cặp NST tương động khác nhau.. Bố mẹ thựcchất không truyền cho con những tíhn trạng đã có sẵn mà chỉ truyền ch ôc ncác alen.
Câu 3 : Thế nào là tương tác gen ?cách nhận biết tương tác gen
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
Cách nhận biết tương tác gen : dựa vào sự thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình Men đen
Câu 4 : Đặc điểm của di truyền liên kết với giới tính :
- Sự di truyền của 1 các tính trạng luôn gắn liền với giới tính
- Kết quá của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới.
-Cách thức di truyền của gen trên NST là : NST giới tính ở giới này thì tồn tại thành từng cặp tương đồng nhưng ở giới kia thì không.
3. Cơ chế di truyền ở mức độ quần thể
Câu 1 : Các đặc trưng di truyền của quần thể 
- Mỗi quần thể có 1 vốn gen đặc trưng
- Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định
- Vốn gen thể hiện qua : tần số alen và thành phần kiểu gen
Þ những đặc điểm đó gọi là cấu trúc di trưỳên hay thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 2 : Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần :
Qua nhiều thế hệ thì : + tần số alen duy trì không đổi 
 + tăng tần số kiểu gen đồng hợp ; giảm tần số kiểu gen dị hợp’
Câu 3 : : Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối :
Tuân theo định luật Henđi venbec : trong những đìêu kiện nhất định, trong 1 quần thể lớn ngẫu phối nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức : p2 + 2pq + q2 = 1
( với p là tần số cúa alen trội ; q là tần số của alen lặn ; p +q = 1 ; )
4. Ứng dụng di truyền học trong chọn giống :
Câu 1 : Chúng ta có thể tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống bằng những cách nào ?
Bằng biện pháp lai tạo sau đó chọn lọc ở đời con các tổ hợp gen mong muốn.
- Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Tạo giống lai có ưu thế lai cao.
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
- Tạo giống bằng công nghệ tế bào
- Công nghệ gen
Câu 2 : Thế nào là sinh vật biến đổi gen ?Phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen ?
Sinh vật biến đổi gen :là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.
Phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen :
+ Đưa thêm 1 gen lạ ( thường là gen của 1 loài khác) vào hệ gen
+Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
+Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen
5. Biến dị
Các loại biến dị : - Biến dị di truyền
Bíên dị không di truyền
Trong biến dị di truyền bao gồm biến dị tổ hợp ; đột biến gen ; đột biến NST ; Đột bíên lệch bội ; đột biến đa bội ; đột biến đa bội chẵn ; đột biến đa bội lẽ...............
Biến dị không di truyền (thường biến) : những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Đột biến gen : những biến đổi trong cấu trúc gen, có liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN
DẠNG ĐỘT BIẾN
CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN
Đột biến gen
ADN bị chấn thương hoặc bị sai sót trong quá trình tự sao( mất, thêm, thay thế, đảo vị trí các cặp Nu)
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến mất đoạn
NST bị đưt 1 đoạn
Đột biến đảo đoạn
NST bị đưt 1 đoạn. Đoạn bị đứt quay 180 độ rồi gắn vào NST
Đột biến lặp đoạn
NST tiếp hợp không bình thường, trao đổi chéo không cân giữa các cromatit
Đột biến chuyển đoạn
Đứt 1 đoạn NST. Đoạn bị đứt gắn vào một vị trí khác trên NST hoặc các NST trao đổi đoạn bị đứt
Đột biến số lượng NST
Thể dị bội
Một hay một số cặp NST không phân li
Thể đa bội
Toàn bộ các cạp NST không phân li
...................................................
PHẦN 6 : TIẾN HOÁ
CHƯƠNG 1 : Bằng chứng và cơ chế tiến hoá 
Câu 1 : Nêu đặc điểm của các loại bằng chứng tiến hoá :
- Sự tương đồng về 1 số đặc điểm giãi phẫu giữa các loài là bằng chứng cho thấy chúng được tiến hoá tứ 1 loài tổ tiên
- Sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở 1 số loài động vật có xương sống cũng gián tiếp chứng minh các loài có chung 1 tổ tiên
- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhua về 1 số đặc điểm đã được chứng minh là chúng bắt nguồn từ 1 loài tổ tiên. 
- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái đất cũng có chung tổ tiên
Câu 2 :Học thuyết La mac :
Môi trường sống thay đổi chậm chạp là nguyên nhân dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi. Các sinh vật chủ động thay đổi các tập quán hoạt động dẫn đến hìhn thành các đặc điểm thích nghi mới với môi trường nên không có loài nào bị tiêu diệt trong quá trình tiến hoá.
 Đặc điểm thích nghi được hình thành theo cách : những cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó phát triển, cơ quan nào ít sử dụng thì cơ quan đó sẽ dần bị tỉêu biến. Các đặc điểm thích nghi được hình thành do thay đổi tập quán hoạt động hoặc do môi trường đều có thể di truyền được cho thế hệ sau.
Câu 3 : Học thuyết Đác uyn
Trong quá trình tiến hoá, CLTN là nhân tố chính phân hoá 1 loài thành nhiều loài với các đặc điểm thích nghi khác nhau. CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trogn quần thể. 
Để CLTN có thể xảy ra thì quần thể phải có các biến dị di truyền, các biến dị di truyền phải có mối liên quan trực tiếp với khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.
Môi trường sống đóng vai trò sàng lọc các biến dị :những cá thể có biến dị thích nghi đựoc giữ lại, những cá thể không có biến dị thích nghi sẽ bị đào thải.
CHƯƠNG 2 : Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
1. Tiến hoá hoá học : 
- Tiến hoá hoá học được bắt đầu bằng sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản như các axitamin , axit béo............. từ các chất vô cơ
- Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các hợp chất hữu cơ dơn giản.Giai đoạn tiến hoá này làm xuất hiện các loại protein, các axit nucleic..........
2. Tiến hoá tiền sinh học :
Sự tương tác của các đại phân tử dẫn đến sự xuất hiện của những cấu trúc như các giọt côaxecva. Các phân tử lipit trong nước do đặc tính kị nước của chúng đã tạo nên các màng lipit bao lấy các đại phân tử khác. Tập hợp các đại phân tử hữu cơ nào trong màng lipit có khả năng nhân đôi, chuyển hoá vật chất, sinh trưởng thì được CLTN giữ lại và hình thành nên các tế bào sơ khai.
3. Tiến hoá sinh học :
- Tíên hoá sinh học được bắt đầu khi những tế bào đầu tiên xuất hiện trên trái đất.Từ những tế bào đầu tiên với các cơ chế biến dị, di truyền, các nhân tố tiến hoá đã tạo ra 1 thế giới sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng.
PHẦN BẢY : SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG 1 : Cá thể và quần thể sinh vật
- Môi trường sống chính là nơi sinh sống của sinh vật, có thể là 1 vùng đất, một khoảng không gian và các sinh vật khác sống xung quanh.
- Nhân tố sinh thái của môi trường là tất cả những gì có ở xung quanh sinh vật ; ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Có nhóm các nhân tố sinh thái vo sinh và nhóm các nhân tố sinh thái hữu sinh. Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định.
- Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ vói nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh
CHƯƠNG 2 : Quần xã sinh vật
- Quần xã sinh vật là tạp hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trogn 1 không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. Quần xã đặc trưng về thành phần loài và phân bố trong không gían của quần xã.
- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
CHƯƠNG 3 : Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
- Hệ sinh thái là 1 đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa sinh vật và môi trường của chúng.Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong lớp đất đá, nước, không khí của trái đất.
- Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm
- Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP SINH TOAN CAP 3(1).doc