Ôn tập các dạng bài tập Sinh Học 12

Ôn tập các dạng bài tập Sinh Học 12

DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH

Câu (1.36.28): Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h trên NST X quy định, gen H quy định máu bình thường.

Bố mẹ bình thường, ông nội mắc bệnh máu khó đông, ông bà ngoại bình thường, khả năng họ sinh con trai mắc bệnh sẽ là:

A. 12,5% B. 50% C. 25% *D. 0%

Câu (2.36.28): Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h trên NST X quy định, gen H quy định máu bình thường.

Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mẹ mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con con khoẻ mạnh là bao nhiêu?

A. 100% B. 25% *C. 50% D. 75%

 

doc 29 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1673Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập các dạng bài tập Sinh Học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyển 36
Luyện thi cấp tốc Đại Học- Cao Đẳng- Tốt nghiệp
Mai Thị Thuỳ Nga
Câu (1.36.25): Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về cặp NST giới tính: 
Câu (2.36.25): 
Câu (3.36.25): 
Câu (4.36.25): 
Câu (5.36.25): 
Câu (6.36.25): 
Câu (7.36.25): 
Câu (8.36.25): 
Câu (9.36.26): 
Câu (10.36.26): 
Câu (11.36.26): 
Câu (12.36.26): 
Câu (13.36.26): 
Câu (14.36.27): 
Câu (15.36.27): 
Câu (16.36.27): 
Câu (17.36.27): 
Câu (18.36.27): 
Câu (19.36.28): 
Câu (20.36.28): 
Di truyền liên kết giới tính
Câu (1.36.28): ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h trên NST X quy định, gen H quy định máu bình thường.
Bố mẹ bình thường, ông nội mắc bệnh máu khó đông, ông bà ngoại bình thường, khả năng họ sinh con trai mắc bệnh sẽ là: 
A. 12,5%
B. 50%
C. 25%
*D. 0%
Câu (2.36.28): ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h trên NST X quy định, gen H quy định máu bình thường.
Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mẹ mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con con khoẻ mạnh là bao nhiêu?
A. 100%
B. 25%
*C. 50%
D. 75%
Câu (3.36.28): Mô tả nào dưới đây không đúng với hiện tượng di truyền liên kết với giới tính?
A. Nhiều gen liên kết với giới tính được xác minh là nằm trên NST giới tính.
B. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền của các tính trạng thường mà các gen đã xác định chúng nằm trên NST giới tính.
C. Trên NST Y ở đa số loài hầu như không mang gen.
*D. Một số NST giới tính do các gen nằm trên các NST thường chi phối sự di truyền của chúng được gọi là di truyền liên kết với giới tính.
Câu (4.36.29): 
	Trong trường hợp di truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên các NST giới tính X, kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau là do: 
A. Có sự thay đổi quá trình làm bố, làm mẹ trong quá trình lai.
*B. Do sự khác biệt trong cặp NST giới tính ở cơ thể bố và mẹ nên bố mẹ không đóng vai trò như nhau trong quá trình di truyền các tính trạng.
C. Do có hiện tượng di truyền chéo, cơ thể XX sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau.
D. Do có hiện tượng di truyền thẳng, cơ thể XY sẽ chỉ truyền gen cho con XY ở thế hệ sau.
Câu (5.36.29): 
	Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X:
*A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX.
B. Có hiện tượng di truyền chéo.
C. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới.
D. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch là khác nhau.
Câu (6.36.29): 
	Để phân biệt hiện tượng di truyền qua các gen nằm trên NST thường với với hiện tượng di truyền liên kết với NST giới tính X người ta dựa vào các đặc điểm nào?
A. Gen trên NST thường không có hiện tượng di truyền chéo.
B. Gen trên NST thường luôn luôn có hiện tượng di truyền chéo.
C. Gen trên NST thường luôn cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch.
*D. Tất cả đều đúng.
Câu (7.36.29): 
	Bệnh nào dưới đây của người bệnh là do đột biến gen lặn di truyền liên kết với giới tính?
A. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm.
B. Hội chứng Claiphentơ.
*C. Bệnh mù màu.
D. Hội chứng Tơcnơ.
Câu (8.36.29): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Trong quần thể có bao nhiêu kiểu gen và kiểu giao phối khác nhau?
A. 3 kiểu gen, 6 kiểu giao phối.
C. 6 kiểu gen, 4 kiểu giao phối.
B. 3 kiểu gen, 3 kiểu giao phối.
*D. 5 kiểu gen, 6 kiểu giao phối.
Câu (9.36.29): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Cặp nào dưới đây được coi là cặp lai thuận nghịch?
A. ♂ XWXw ♀XWY và ♂ XWXw ♀ XwY
*B. ♂ XwXw ♀XWY và ♂ XWXW ♀ XwY
C. ♂ XwXw ♀XwY và ♂ XWXW ♀ XWY
D. ♂ XWXw ♀XwY và ♂ XWXW ♀ XwY
Câu (10.36.30): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây dẫn đến hiện tượng phân tính theo giới tính (các tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới).
*A. ♂ XWXw ♀XWY.
C. ♂ XWXW ♀XwY.
B. ♂ XWXw ♀XwY.
D. A và B đúng.
Câu (11.36.30): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây dẫn đến hiện tượng phân tính theo giới tính.
A. ♂ XWXw ♀ XwY.
C. ♂ XWXW ♀ XWY.
B. ♂ XwXw ♀ XWY.
*D. A và B đúng.
Câu (12.36.30): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ phân tính 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng?
A. ♂ XWXw ♀ XWY.
C. ♂ XWXW ♀ XwY.
B. ♂ XWXw ♀ XWY.
*D. A và B đúng.
Câu (13.36.30): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
A. ♂ XWXw ♀ XwY.
C. ♂ XWXw ♀ XWY.
*B. ♂ XwXw ♀ XWY.
D. ♂ XWXW ♀ XwY.
Câu (14.36.30): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ phân tính 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng trong đó ruồi mắt trắng đều là ruồi đực:
*A. ♂ XWXw ♀ XWY.
C. ♂ XWXw ♀ XwY.
B. ♂ XWXW ♀ XwY.
D. ♂ XwXw ♀ XWY.
Câu (15.36.30): 
	ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ phân tính 1 : 1 : 1 : 1 ở thế hệ lai:
A. ♂ XWXW ♀ XwY.
C. ♂ XWXw ♀ XWY.
*B. ♂ XWXw ♀ XwY.
D. ♂ XwXw ♀ XWY.
Câu (16.36.31): 
	Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người:
A. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế.
B. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện ở một nửa số con trai. 
*C. Bố mẹ mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh sẽ truyền cho một nửa số con gái.
D. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp.
Câu (17.36.31): 
	Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người có xu hướng dễ biểu hiện ở nam do: 
A. NST giới tính X bị bất hoạt nên gen bệnh trên NST giới tính X không gây biểu hiện ở người nữ XX. 
B. Do trong quần thể, mẹ là người mang gen bệnh nên truyền gen bệnh cho con trai.
C. ở người nam, gen lặn đột biến dễ dàng xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện bệnh.
*D. ở người nam, gen lặn biểu hiện trên NST X không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế.
Câu (18.36.31): 
	Bệnh máu khó đông ở người rất khó gặp ở nữ do: 
*A. Bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới tính X, người nữ mang cặp NST giới tính XX nên muốn biểu hiện gen phải ở trạng thái đồng hợp. Người nam XY do chỉ có một NST giới tính X nên chỉ cần 1 gen là đủ gây bệnh.
B. Bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới tính Y nên chỉ biểu hiện ở người nam, người nữ mang cặp NST giới tính XX nên muốn biểu hiện gen phải xảy ra đột biến chuyển đoạn NST mang gen đột biến qua NST X.
C. Bệnh do gen lặn đột biến nằm trên NST giới tính X, người nữ mắc bệnh sẽ có biểu hiện nặng nề hơn so với người nam do đó bị chết sớm dẫn đến kết quả là bệnh ít gặp ở người nữ hơn so với nam.
D. A và C đúng.
Câu (19.36.31): 
	ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng.
A. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố.
B. Mẹ không mang gen bệnh XHXH. 
*C. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh.
D. Toàn bộ con gái của hai người này sẽ có kiểu gen dị hợp tử XHXh.
Câu (20.36.32): 
	ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Con gái của họ không bao giờ có người mắc bệnh.
B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh.
*C. 50% số con trai của họ sẽ mắc bệnh.
D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh.
Câu (21.36.32): 
	ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mẹ mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con gái khoẻ mạnh là bao nhiêu?
A. 100%.
B. 25%.
*C. 50%.
D. 75%.
Câu (22.36.32): 
	ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam bình thường kết hôn với một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khoẻ mạnh là bao nhiêu?
*A. 75%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 100%.
Câu (23.36.32): 
	Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm như thế nào? 
A. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực.
C. Có hiện tượng di truyền chéo.
B. Chỉ biểu hiện ở cơ thể cái.
*D. Chỉ biểu hiện ở cơ thể XY.
Câu (24.36.32): 
	Sự di truyền của các bệnh tật được quy định bởi gen đột biến trên NST Y ở người có đặc điểm như thế nào?
A. Chỉ biểu hiện ở người nam.
B. Bố luôn luôn truyền bệnh tật cho con trai.
C. Tính chất trội hoặc lặn của gen đột biến không có ý nghĩa.
*D. Tất cả đều đúng.
Câu (25.36.32): 
	ở gà gen trội R quy định lông vằn, gen r quy định gen không vằn nằm trên NST X. Để có thể sớm phân biệt trống và mái khi gà mới nở bằng tính trạng trên NST X người ta phải thực hiện phép lai nào?
A. ♂XRXR ♀XrY.
C. ♂XRXr ♀XRY.
*B. ♂XRXr ♀XRY.
D. ♂XRXr ♀XrY.
Câu (26.36.32): 
	Bệnh tật nào dưới đây ở người gây ra bởi đột biến gen lặn trên NST Y. 
A. Mù màu.
*C. Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
B. Máu khó đông.
D. Bệnh teo cơ.
Câu (27.36.32): 
	ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X. Gen b quy định quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do gen B trội không hoàn toàn. Mẹ tam thể bố đen, tỉ lệ màu lông của các mèo con sẽ là:
A. Mèo cái toàn đen, mèo đực 50% đen, 50% hung.
B. Mèo cái: 50% đen : 50% tam thể, mèo đực 100% đen.
C. Mèo cái: 50% đen : 50% tam thể, mèo đực 100% hung.
*D. Mèo cái: 50% đen : 50% tam thể, mèo đực 50% đen : 50% hung.
Câu (28.36.33): 
	ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X. Gen b quy định quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do gen B trội không hoàn toàn. Mẹ hung bố đen, tỉ lệ màu lông của các mèo con sẽ là: 
A. Mèo cái toàn đen, mèo đực toàn hung.
*B. Mèo cái toàn tam thể, mèo đực toàn hung.
C. Mèo cái toàn tam thể, mèo đực toàn đen.
D. Mèo cái toàn hung, mèo đực toàn đen.
Câu (29.36.33): 
 	ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X. Gen b quy định quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do gen B trội không hoàn toàn. Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp: 
*A. Mẹ lông đen, bố lông hung, mèo bố bị rối loạn phân li cặp NST giớ ... 8%; O = 1%.
D. A= 8%; B = 63%; AB = 1%; O = 28%.
Câu 3 (3.36.241): 
	ở một quần thể người, tần số các alen trong quần thể của nhóm máu ABO lần lượt là p(IA) = 0,7; q(IB) = 0,2; r(IO) = 0,1. Bao nhiêu phần trăm các cá thể nhóm máu A là dị hợp tử?
A. 22,22%*
B. 14%
C. 32,2%
D. 28%
Câu 4 (4.36.241): 
	ở một quần thể người, tần số nhóm máu ABO đã được cân bằng gồm 49% nhóm máu O; 36% nhóm máu A; 12% nhóm máu B và 3% máu AB. Bao nhiêu phần trăm các cá thể nhóm máu A là đồng hợp tử?
A. 13,58%*
B. 31,08%
C. 3,18%
D. 31%
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 5: Chứng minh cấu trúc di truyền của quần thể được cân bằng hay chưa cân bằng di truyền.
Phương pháp: 
-Dấu hiệu 1: Nguyên tắc để xem xét biểu thức sau:
+Nếu (kiểu hình A- * kiểu hình aa)*2 = 2p2*q2 = ()2/2 = (Kiểu gen Aa) 2/2 thì đạt trạng thái cân bằng.
+Nếu (kiểu hình A- * kiểu hình aa)*2 2p2*q2 ()2/2 = (Kiểu gen Aa) 2/2 thì chưa đạt trạng thái cân bằng.
-Dấu hiệu 2: Cả hai tỉ lệ của AA và aa trong cấu trúc di truyền là những số khai căn. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính đoán mò, đôi khi không chính xác, chỉ có dấu hiệu 1 là luôn đúng trong mọi trường hợp. 
-Dấu hiệu 3: Chỉ có một kiểu hình đồng hợp duy nhất (lặn aa hay trội AA) thì quần thể đó đạt trạng thái cân bằng. 
+Điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là: Cho ngẫu phối (giao phối tự do hay giao phấn tự do) đến lúc tần số tương đối của các alen không đổi.
+Điều kiện cần để quần thể đạt trạng thái cân bằng: Có đủ 3 kiểu hình AA : Aa : aa hoặc chỉ một kiểu hình đồng hợp tử là đã cân bằng.
+Điều kiện đủ để quần thể đạt trạng thái cân bằng: Thoả mãn hệ thức p2*q2 = ()2.
+Điều kiện để một quần thể từ chưa cân bằng trở nên cân bằng là cho ngẫu phối qua một thế hệ. 
Câu 1 (1.36.242): Quần thể giao phối của các kiểu gen có thế hệ xuất phát sau đây đã đạt trạng thái cân bằng chưa? 
0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. 
A. Đã đạt trạng thái cân bằng.*
B. Chưa đạt trạng thái cân bằng.
C. Không thể xác định vì thiếu giả thiết.
D. Sẽ đạt trạng thái cân bằng nếu ngẫu phối vài lần nữa.
Câu 2 (2.36.242): Xét cấu trúc di truyền của quần thể sau đây: P1 = 75%Aa : 25%aa. 
 P2 = 0,36AA : 0,48Aa : 016aa. 
Quần thể nào đã cân bằng, quần thể nào chưa cân bằng.
A. P1 đạt cân bằng, P2 chưa cân bằng.
C. P1 và P2 đạt cân bằng.
B. P1 chưa đạt cân bằng, P2 đạt cân bằng.*
D. P1 và P2 chưa đạt trạng thái cân bằng.
 Câu 3 (3.36.243): Xét cấu trúc di truyền của quần thể sau đây: 
P1 = 75% Aa : 25% aa. 
P2 = 100% AA. 
P3 = 100% aa.
Quần thể nào đã cân bằng, quần thể nào chưa cân bằng.
A. P1; P3 đạt cân bằng, P2 chưa cân bằng.
B. P1;P2; P3 đều đạt trạng thái cân bằng.
C. P2 và P3 đạt cân bằng; P1 chưa đạt cân bằng.*
D. P1 và P2 đạt trạng thái cân bằng. P3 chưa đạt cân bằng.
Câu 4 (4.36.243): Một quần thể màu hoa vàng do gen A quy định là trội hoàn toàn so với gen a qui định màu hoa trắng. Xét các quần thể sau: 
P1= 100% hoa vàng.
P2 = 100% hoa trắng.
P3 = 10% hoa vàng và 90% hoa trắng.
Quần thể nào đã cân bằng, quần thể nào có thể chưa cân bằng. 
A. P1; P3 đạt cân bằng; P2 chưa cân bằng.
B. P1;P2; P3 đều đạt trạng thái cân bằng.
C. P2 và P3 đạt cân bằng; P1 chưa cân bằng.
D. P2 đạt cân bằng; P3 và P1 không đủ thông tin để kết luận.*
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 6: Xác định tần số tương đối của các alen của một gen khi biết tần số kiểu hình hay cấu trúc của quần thể lúc cân bằng.
Phương pháp: 
Dựa vào kiểu hình mang tính trạng lặn, ta xác định tần số tương đối của các alen lặn trước rồi suy ra tần số tương đối của các alen trội.
-Xét trường hợp một gen có hai alen: q2(aa) = tỉ lệ % kiểu hình lặn.
=> q(a) = kiểu hình aa => p(A) = 1 – q. 
-Tính tần số theo cấu trúc di truyền: p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1. 
p(A) = p2 + ; q(a) = q2 + . 
-Xét trường hợp một gen có ba alen: Tính tần số các alen theo tỷ lệ kiểu hình.
 + = (p2 + 2pr) + r2 = (p + r)2 => p + r = 
=> p = - r = - 
Vậy: p = - = 1 - .
q = - = 1 - ; r = 1 – p - q = . 
(Trong đó lần lượt là kiểu hình nhóm máu O; A; B và AB).
-Công thức tính tấn số các alen theo cấu trúc di truyền: 
+ p(IA) = p2 + 2pr + 2pq. 
+ q(IB) = q2 + 2qr + 2pq. 
+ r(IO) = r2 + 2qr + 2pr. 
Câu 1 (1.36.244):
Xét một quần thể lúa, lúc đạt trạng thái cân bằng nhận thấy rằng cứ trong 10.000 cây thì xuất hiện một cây bạch tạng (Biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn a quy định với gen trội là A). Xác định tần số của các alen A và a? 
A. p(A) = 99%; q(a) = 1%.*
C. p(A) = 90%; q(a) = 10%.
B. p(A) = 1%; q(a) = 99%.
D. p(A) = 10%; q(a) = 90%.
Câu 2 (2.36.244):
	ở một quần thể người, tần số của nhóm máu ABO đã được xác định gồm 49% nhóm máu O; 36% nhóm máu A; 12% máu B và 3% máu AB. Tần số các alen trong quần thể này là bao nhiêu? 
A. r(IO) = 0,6 ; p(IA) 0,001; q(IB) 0,399.
B. r(IO) = 0,7 ; p(IA) 0,22; q(IB) 0,08.*
C. r(IO) = 0,4 ; p(IA) 0,001; q(IB) 0,599.
D. r(IO) = 0,5 ; p(IA) 0,003; q(IB) 0,479.
Câu 3 (3.36.245):
	Từ cấu trúc của quần thể dưới đây: 0,01AA + 0,18Aa + 0,81aa = 1. Hãy xác định tần số alen A và a? 
A. p(A) = 0,1; q(a) = 0,9.*
C. p(A) = 0,9; q(a) = 0,1.
B. p(A) = 0,09; q(a) = 0,91.
D. p(A) = 0,99; q(A) = 0,01.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 7: Xác định tỉ lệ kiểu hình của quần thể ban đầu bằng con đường ngẫu phối hay giao phối gần.
Phương pháp: 
-Một quần thể có 100% Aa, qua n lần thế hệ giao phối (Fn) thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình: p(A) = q(a) = 100%: 2 = 0,5.
Ta có cấu trúc ổn định là: 0,25%AA + 0,5%A a + 0,25%aa = 1.
+Tỉ lệ kiểu hình (A-) = 0,25%AA + 0,5%Aa = 0,75 = 0,75%.
+Tỉ lệ kiểu hình lặn = 0,25aa = 25%.
-Một quần thể có cấu trúc là x%AA : y%Aa : z % aa, qua 1 hay n lần thế hệ giao phối (Fn) thì tỉ lệ kiểu gen thay đổi như thế nào?
 p(A) = x + ; q(a) = z + .
(x +)2AA : 2(x + ).(z +)Aa : (z + )aa = 1.
Câu 1 (1.36.245): 
Xét quần thể thực vật có hoa có 100% Aa sau một số lần giao phấn tự do thì tỉ lệ kiểu hình lặn aa chiếm bao nhiêu %?
A. 50%
B. 25%*
C. 75%
D. 12,5%
Câu 2 (2.36.245): 
Một quần thể có cấu trúc di truyền: 0,15 AA : 0,5Aa : 0,35aa = 1. Qua n lần giao phối tự do thì tỉ lệ kiểu hình lặn aa là bao nhiêu?
A. 16%
B. 36%.*
C. 49%
D. 25%
------------------ -------------------------- ------------------------------- ----------------------------
Dạng 8: Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của quần thể ban đầu bằng con đường tự phối hay tự thụ phấn.
Phương pháp:
-Một quần thể có cấu trúc là x%AA : y%Aa : z%aa, qua n lần thế hệ tự phối (Fn) thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như sau: 
Aa = y%.; AA = x% + y%.; aa = z% + y%..
-Một quần thể có 100% Aa, qua n lần thế hệ tự phối (Fn) thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình: Aa = ; AA = aa = .
Câu 1(1.36.246): 
	Xét một quần thể thực vật có 100%Aa, qua 4 lần thế hệ tự phối (Fn) thì tỉ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu?
A. 7,5%
B. 6,25%*
C. 12,5%
D. 25%
Câu 2(2.36.246): 
	Một quần thể có cấu trúc di truyền: 0,15AA : 0,5Aa : 0,35aa = 1. Qua 3 lần tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình trội là? 
A. 45,125%
B. 49,125%
C. 43,125%*
D. 25%
Câu 3 (3.36.246):
	Cho P: 35AA : 14Aa : 91 aa. Cho các cá thể trong quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ. Tỉ lệ của kiểu gen AA ở F3 của quần thể là: 
A. 12,125%
*B. 14,25%
C. 25%
D. 29,375%
Câu 4(4.36.246): 
Cho P: 35AA : 14Aa : 91aa. Cho các cá thể trong quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ. Tỉ lệ của kiểu gen Aa ở F3 của quần thể là: 
A. 1,25%*
B. 6,25%
C. 3,75%
D. 4,5%.
Câu 5 (5.36.246): 
	Một quần thể có 1050 cá thể mang gen AA, 150 cá thể mang gen Aa và 300 cá thể mang gen aa. Nếu lúc cân bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể ở thể dị hợp là: 
A. 3375 cá thể
B. 2880 cá thể
C. 2160 cá thể
D. 2250 cá thể*
Câu 6(6.36.246): 
	Một quần thể có 1050 cá thể mang gen AA, 150 cá thể mang gen Aa và 300 cá thể mang gen aa. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là: 
A. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
C. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa.*
B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
D. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa.
Câu 7(7.36.246): 
	Một quần thể có 1050 cá thể mang gen AA, 150 cá thể mang gen Aa và 300 cá thể mang gen aa. Tần số của alen A và của alen a bằng: 
A. A = 0,75; a = 0,25.*
C. A = 0,4; a = 0,6.
B. A = 0,25; a = 0,75.
D. A = 0,5; a = 0,5.
Câu 8(8.36.246): 
	Một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại là lông ngắn. Biết gen A quy định lông dài, a quy định lông ngắn. Nếu xảy ra sự giao phối tự do trong quần thể thì sang thế hệ tiếp theo tỉ lệ của số cá thể lông ngắn là: 
A. 79,75%*
B. 20,25%
C. 75%
D. 25%
Câu 9(9.36.246): 
	Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại là lông ngắn. Biết gen A quy định lông dài, a quy định lông ngắn. Tần số của A và a trong quần thể là: 
A. Tần số của A = 0,45; của a = 0,55.
C. Tần số của A = 0,75; của a = 0,25.
B. Tần số của A = 0,55; của a = 0,45.*
D. Tần số của A = 0,25; của a = 0,75.
Câu 10(10.36.246): 
	Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Số cá thể mang kiểu hình lặn (do gen a quy định) chiếm tỉ lệ: 
A. 81%
B. 72%
C. 54%
D. 18%*
------------------ -------------------------- ------------------------------- ----------------------------
Luyện tập về di truyền quần thể
Câu 28 (câu mã 297-ĐH2009): ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác xuất sinh con bị bạch tạng của họ là 
A. 0,25%
B. 0,025
C. 0,0125
D. 0,0025.
Câu 29 (câu mã 297-ĐH2009): ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
A. 36%
B. 16%
C. 25%
D. 48%
Câu 38 (câu mã 297-ĐH2009): Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa.
P1: 0,450AA + 0,25Aa + 0,30aa.
P2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa.
P3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa.
P4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa.
Nhận xét nào sau đây đúng về tác tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp.
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 40 (câu mã 297-ĐH2009): Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/ năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11020
B. 11180
C. 11260
D. 11220

Tài liệu đính kèm:

  • docQUYEN36.doc