Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn

Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn

NĂM 2000

BẢNG A

Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân viết:

“ Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn vả nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp khó nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”.

( Theo Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, trang 375)

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào một số sáng tác của Thạch Lam, hãy chứng minh ý kiến đó.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn
NĂM 2000
BẢNG A
Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân viết:
“ Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn vả nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp khó nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”.
( Theo Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, trang 375)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào một số sáng tác của Thạch Lam, hãy chứng minh ý kiến đó.
NĂM 2001
BẢNG A
Nhà văn Bùi Hiển đã phát biểu khẳng định ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương: 
“Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông, sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”.
(Báo Văn nghệ, số ra ngày 10 – 02 – 2001)
Anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề này ?
Hãy phân tích hai bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của thi hào Nguyễn Du và Kính gửi cụ Nguyễn Du của nhà thơ Tố Hữu để làm rõ tiếng nói tri âm ở mỗi bài.
BẢNG B
 Rừng xà nu của Nguyễn Tung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đều là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước. 
Anh/ chị hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong sự thẻ hiện chủ đề chung đó.
NĂM 2002
BẢNG A( Ngày thi 12/3/2002)/180 phút
Theo Xuân Diệu, “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vinh”.
( Nguyễn Khuyến, về tác gia tác phẩm, 
NXB Giáo dục, 1990, trang 160)
Anh/ chị hãy phân tích những sáng tác trên trong quan hệ đối sánh để làm bật vẻ đẹp dộc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt yêu cầu đối với một tác phẩm văn học.
BẢNG B
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
ĐỀ NĂM 2003
BẢNG B
Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ Tố Hữu:
“ Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ cách mạng(). Và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng với đất nước quê hương và đối với những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn tở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc”.
 ( Báo Văn nghệ, số 50(2239), ra ngày 14-12-2002)
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên đây?
Hãy liên hệ với một số bài thơ của Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề.
BẢNG A
Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao”.
	(Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian,NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995, trang 111)
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
NĂM 2004
BẢNG A (Ngày thi 11/3/2004)/ 180 phút
Câu 1: Nhà phê bình Hoài Thanh viết:
“Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người”.
	( Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1982)
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn sau đây:
() Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa.
 Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thưc đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phong giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
(Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù – Văn học 11, tập 1, 
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000) 
NĂM 2005
BẢNG A( Ngày thi 10/3/2005)/180 phút
Nói về thơ, Nguyễn Công Trứ có câu: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”(1), còn Tố Hữu lại cho rằng: “ Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người”(2).
Anh/ chị hãy giải thích, bình luận và làm sáng tỏ các ý kiến trên.
1. Dẫn theo Xuân Diệu – Công việc làm – NXB Văn học, Hà Nội, 1984, tr.144
2. Tố Hữu – Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta – NXB Văn học, Hà Nội, 1973, tr.440
-----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de HSG quoc gia Mon van.doc