Giáo án Ngữ văn 12 tiết 82+ 83: Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 82+ 83: Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS

 - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá kiếm - kì phùng địch thủ của ông.

 - Làm quen với nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hêminhuê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.

 - Bài học về lối viết: chống lối viết hoa mỹ mà rỗng tuếch.

B. Phương pháp:

 - Gợi mở, phát vấn đàm thoại; phân tích khái quát, tích hợp.

C. Phương tiện: SGK, SGV, bài soạn

D. Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 82+ 83: Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích)
82-83---------------------------------------------------------------------------------------------- Hê-minh-uê
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
 	 - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá kiếm - kì phùng địch thủ của ông.
 - Làm quen với nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hêminhuê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.
 - Bài học về lối viết: chống lối viết hoa mỹ mà rỗng tuếch.
B. Phương pháp:
 - Gợi mở, phát vấn đàm thoại; phân tích khái quát, tích hợp.
C. Phương tiện: SGK, SGV, bài soạn
D. Tiến trình lên lớp:
 	1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: GV có thể chọn cách giới thiệu từ việc liên hệ với đoạn trích “số phận con người” (ở tiết trước). Cho học sinh ấn tượng về hình ảnh con người: giản dị, đời thường nhưng cũng rất anh hùng, phi thường cao cả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1 Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
 - Cho biết những nét chính về tác giả?
Tóm tắt tác phẩm “ông già và biển cả”
Diễn giảng thêm về nguyên lí “tảng băng trôi”.
*Hoạt động 2:
Đọc hiểu văn bản:
 + GV gọi HS đọc văn bản và nhận xét cách đọc.
 + Tìm những chi tiết cho thấy cuộc đấu của ông lão (thời điểm, phong độ, tư thế)
 Hình ảnh những chiếc vòng lượn của con cá gợi lên điều gì?
GV chốt lại các ý chính.
Cách tiếp xúc của ông lão và con cá kiếm có gì đặc biệt?
Nhận xét gì về diễn biến hành động gợi lên diễn biến về cách cảm nhận?
Những lời chuyện trò của ông lão với con cá kiếm nói lên điều gì?
GV cho HS thảo luận.
Rút ra nhận xét.
Kết luận: đối thoại, độc thoại là một trong những thủ pháp nghệ thuật chính để xây dựng tác phẩm.
Hình ảnh con cá hàm chứa ý nghĩa gì?
GV dành thời gian hướng dẫn HS luyện tập theo SGK.
HS tìm hiểu và trả lời các ý chính về tác giả: cuộc đời, sáng tác 
HS dựa vào SGK tóm tắt tác phẩm.
HS đọc văn bản, yêu cầu rõ ràng, đúng ngữ điệu.
HS suy nghĩ thảo luận và trả lời.
HS thảo luận (trong bàn) trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS thảo luận: rút ra lớp nghĩa ẩn đằng sau lời thoại của ông lão.
HS thảo luận để phát hiện tầng nghĩa ẩn đằng sau vẻ đẹp của con cá và mối quan hệ của nó với người đi săn.
HS trả lơi câu hỏi luyện tập ở lớp.
I/ Tìm hiểu tác giả - tác phẩm:
 1/ Tác giả:
 - Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mỹ được tặng giải Noben văn học 1954.
 - Từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới.
 - Đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới.
 - Các tác phẩm: 
 Mặt trời vẫn mọc (1926)
 Gĩa từ vũ khí (1929)
 Chuông nguyện hồn ai (1940)
 2/ Tác phẩm:
* Tóm tắt: SGK
 + “Ông già và biển cả” tiêu biểu cho nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra. Tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.
 + Vị trí đoạn trích: nằm ở phần cuối truyện.
II/ Đọc hiểu văn bản:
 1/ Cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá kiếm:
 + Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba
 + Phong độ: “lão mệt thấu xương- mồ hôi ướt đẫm”
 + Tư thế: đơn độc
 - Hình ảnh chiếc vòng lượn của con cá kiếm lặp đi lặp lại:
 + Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: ước lượng khoảng cách 
 + Vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng mãnh liệt của con cá: kiên cường không kém ông lão.
 + Ông lão chỉ gián tiếp cảm nhận con cá.
 2/ Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm:
 - Từ xa đến gần “đến vòng thứ ba....” ngày càng mãnh liệt và trực tiếp.
 - Cảm nhận gián tiếp (qua sợi dây qua mũi lao)
 - Bộ phận è toàn thể: ngày càng lộ dần: nhìn thấy từng bộ phận trước khi nhìn thấy cả con cá.
è Diễn biến ngày càng mãnh liệt và đau đớn.
3/ Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm:
 + Thị giác 
 + Xúc giác 
èCho thấy sự cảm nhận của ông lão về con cá.
 + Lời đối thoại: còn cho thấy sự cảm thông:
 - Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim.
 - Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi.
è Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành “nhân vật”, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.
4/ Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng:
 a) Vẻ đẹp con cá, thái độ của người đi săn và con mồi hàm chứa ý nghĩa: Con cá là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời.
 b) Hình ảnh đẹp đẽ của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh (lần xuất hiện cuối cùng) đến khi bị kéo vào sát thuyền, có sự khác biệt: đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và vì thế nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK
IV/ Luyện tập:
 1/ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trục tiếp của nhân vật, cho thấy mối quan hệ khác thường giữa người đi săn và vật bị săn đuổi. Trước mắt ông lão con cá giống như một con người, một đối thủ đáng nể, một người bạn tâm tình.
2/ Tham khảo tựa đề tiếng Anh và nên lên suy nghĩ.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nguyên lí “tảng băng trôi” và đóng góp của Hê-minh-uê đối với văn học.
- Soạn bài :"Diễn đạt trong văn nghị luận"
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc82-83 ONG GIA VA BIEN CA.doc