Luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chuyên đề 5: Sóng ánh sáng

Luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chuyên đề 5: Sóng ánh sáng

Câu 8: Chọn câu sai. Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 tới mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n2 với n2 < n1="">

 A. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới.

 B. tỉ số giữa sini và sinr là không đổi khi cho góc tới thay đổi.

 C. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. D. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 900 khi góc tới i biến thiên.

Câu 9: Ba môi trường trong suốt là không khí và hai môi trường khác có các chiết suất tuyệt đối n1, n2 (với n2 > n1). Lần lượt cho ánh sáng truyền đến mặt phân cách của tất cả các cặp môi trường có thể tạo ra. Biểu thức nào kể sau không thể là sin của góc giới hạn igh đối với cặp môi trường tương ứng?

 A. 1/n1 B. 1/n2 C. n1/n2. D. n2/n1.

 

doc 77 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chuyên đề 5: Sóng ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NẾU BẠN LÀ GIÁO VIÊN VẬT LÝ THÌ ĐỪNG BỎ QUA CƠ HỘI SỞ HỮU 7 CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI THPT.QG MÔN VẬT LÝ 12 FILE WORD ĐỂ BIẾN THÀNH TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CỦA RIÊNG MÌNH
*MỖI CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC VIẾT RẤT HAY GỒM: 1. KIẾN THỨC; 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP; 3. BÀI TẬP TỰ LUẬN; 4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
*KÍNH TẶNG MỌI NGƯỜI CHUYÊN ĐỀ 5: SÓNG ÁNH SÁNG.
* LIỆN HỆ: ZALO: 0975336335 HOẶC EMAIL: phancongtu.c3truongchinh.daknong@moet.edu.vn
 ĐỂ NHẬN GIÁ NẠP CARD + CHUYÊN ĐỀ 8
LÝ THUYẾT VỀ TÁN SẮC ÁNH SÁNG – PHẦN 1
I. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
 1 - Hiện tượng 
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt khác nhau .
2 - Định luật
-Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
 -Biểu thức: 
Chú ý: -n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới và n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ
 - Dễ dàng nhận ra cách nhớ để vẽ một cách định tính góc là môi trường nào có chiết suất càng lớn thì góc càng nhỏ
I
S
R
i
r
1
2
 Hình 1 Hình 2
 (n1n2)
Ví dụ 1: Một tia sáng đi từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3 dưới góc tới i = 300. 
a) Tính góc khúc xạ
b) Tính góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.
ĐS: 220,80
Ví dụ 2: Một tia sáng đi từ nước (n1 = 4/3) vào thủy tinh (n2 = 1,5) với góc tới 350. Tính góc khúc xạ. ĐS : 30,60
Ví dụ 3: Tia sáng truyền trong không khí đến gặp mặt thoáng chất lỏng có n = với nhau. Tia phản xạ và khúc xạ vuông góc. Tính góc tới?
ĐS: 600
Ví dụ 4: Một cây gậy cắm thẳng đứng xuống đáy hồ sâu 1,5 m. Phần gậy nhô lên khỏi mặt nước là 0,5 m. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống hồ theo phương hợp với pháp tuyến mặt nước góc 600. Tính chiều dài bóng cây gậy trên mặt nước và dưới đáy hồ?
ĐS: 0,86 m và 2,11 m
II. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
1 - Định nghĩa :
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tia sáng tới , xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
2 - Điều kiện để có phản xạ toàn phần
 + Tia sáng chiếu tới phải truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém .
 + Góc tới ( góc giới hạn toàn phần )
	+ Trong đó: 
Ví dụ 1: Một khối thủy tinh P có chiết suất n = 1,5, tiết diện thẳng là một tam giác ABC vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI.
a) Khối thủy tinh P ở trong không khí. Tính góc D làm bởi tia tới và tia ló b) Tính lại góc D nếu khối P ở trong nước có chiết suất n = 4/3
ĐS: a. D = 900; b. D = 70 42’
Ví dụ 2: Một tia sáng trong thủy tinh đến mặt phân cách giữa thủy tinh với không khí dưới góc tới i = 300, tia phản xạ và khúc xạ vuông góc nhau.
a) Tính chiết suất của thủy tinh.
b) Tính góc tới i để không có tia sáng ló ra không khí.
ĐS: a. n = ; b. i > 350 44’
Ví dụ 3: Một tia sáng đi từ một chất lỏng trong suốt có chiết suất n chưa biết sang không khí với góc tới như hình vẽ. Cho biết α = 600, β = 300. 
a) Tính chiết suất n của chất lỏng.
b) Tính góc α lớn nhất để tia sáng không thể ló sang môi trường không khí phía trên.
 ĐS: a. n = b. αmax ≈ 54o 44 '
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VỀ TÁN SẮC ÁNH SÁNG PHẦN 1
Câu 1: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 với n2 > n1, thì
	A. chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ. 	B. chỉ xảy ra hiện tượng khúc xạ.
	C. xảy ra đồng thời phản xạ và khúc xạ. 	D. hoặc xảy ra phản xạ hoặc xảy ra khúc xạ.
Câu 2: Chọn câu sai. Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 với n2 > n1, thì
	A. luôn luôn có tia khúc xạ đi vào môi trường thứ hai.	B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
	C. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.	D. nếu góc tới i bằng 0, tia sáng không bị khúc xạ.
Câu 3: Chọn câu sai. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
	A. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r cũng tăng.
	B. hiệu số |i - r| cho biết góc lệch của tia sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
	C. nếu góc tới i bằng 0 thì tia sáng không bị lệch khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
	D. góc khúc xạ r tỉ 1ệ thuận với góc tới i.
Câu 4: Chọn câu sai. Cho một chùm tia sáng song song tới mặt phân cách giữa hai môi trường.
	A. Chùm tia bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách. B. Góc khúc xạ r có thể lớn hơn hay nhỏ hơn góc tới i.
	C. Chiết suất n2 của môi trường khúc xạ càng lớn thì chùm tia bị gãy khúc càng nhiều.
	D. Góc lệch của chùm tia khi đi qua mặt phân cách càng lớn khi chiết suất nl và n2 của hai môi trường tới và khúc xạ
càng khác nhau.
Câu 5: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2, điều kiện đầy đủ để xảy ra phản xạ toàn phần là
	A. n1 > n2. 	B. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
	C. n1 n2 và góc tới lớn hơn góc giới hạn.
Câu 6: Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như hình. Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào ?
	A. Từ (l) tới (2). 
	B. Từ (l) tới (3). 
	C. Từ (2) tới (3).
	D. A, B, C đều đúng.
Câu 7: Cho một tia sáng đi từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới (tính tròn):
	A. i 420 	C. i > 490 	D. i > 370
Câu 8: Chọn câu sai. Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 tới mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n2 với n2 < n1 thì
	A. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới.
	B. tỉ số giữa sini và sinr là không đổi khi cho góc tới thay đổi.
	C. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. D. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 900 khi góc tới i biến thiên.
Câu 9: Ba môi trường trong suốt là không khí và hai môi trường khác có các chiết suất tuyệt đối n1, n2 (với n2 > n1). Lần lượt cho ánh sáng truyền đến mặt phân cách của tất cả các cặp môi trường có thể tạo ra. Biểu thức nào kể sau không thể là sin của góc giới hạn igh đối với cặp môi trường tương ứng?
	A. 1/n1 	B. 1/n2 	C. n1/n2. 	D. n2/n1.
Câu 10: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới
	A. luôn lớn hơn 1.	B. luôn nhỏ hơn 1.
	C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
	D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
Câu 11: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới
	A. luôn luôn lớn hơn 1. 	B. luôn luôn nhỏ hơn 1.
	C. tuỳ thuộc vận tốc của ánh sáng trong hai môi trường. D. tuỳ thuộc góc tới của tia sáng.
Câu 12: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường
	A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
	B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.	C. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.
	D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.
Câu 13: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền sáng
	A. luôn lớn hơn 1. 	B. luôn nhỏ hơn 1. 	C. bằng 1. 	D. luôn lớn hơn 0.
Câu 14: Hãy chỉ ra câu sai.
	A. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1.
	B. Chiết suất tuyệt đối của chân không được quy ước là 1.
	C. Chiết suất tuyệt đối cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần. D. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường luôn lớn hơn 1.
Câu 15: Tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Kim cương có chiết suất n = 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương (tính tròn) là:
	A. 242000 km/s. 	B. 124000 km/s. 	C. 72600 km/s. 	D. 173000 km/s.
 Câu 16: Chiếu một tia sáng từ nước, có chiết suất n = 4/3, tới mặt phân cách với không khí với góc tới 
i = 60. Khi đó 
	A. tia sáng truyền vào không khí với góc khúc xạ là r = 4,50
	B. tia sáng truyền vào không khí với góc khúc xạ là r = 60
	C. tia sáng truyền vào không khí với góc khúc xạ là r = 80 D. không có tia khúc xạ truyền trong không khí.
Câu 17: Một tia sáng truyền trong không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng. Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Trong các điều kiện đó, giữa góc tới i và góc khúc xạ r có hệ thức liên hệ nào?
	A. i = r + 900. 	B. i + r = 900. 	C. i = 1800 – r. 	D. r = 1800 – 2i.
Câu 18: Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Góc tới của tia sáng (tính tròn số) là
	A. 370 	B. 420 	C. 530 	D. 490
Câu 19: Hiện tượng khi ánh sáng truyền qua một mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt , tia sáng bị đổi hướng đột ngột ở mặt phân cách gọi là
	A. hiện tượng khúc xạ ánh sáng 	B. hiện tượng phản xạ ánh sáng
	C. hiện tượng tán xạ ánh sáng 	D. hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu 20: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1 với vận tốc v1, trong môi trường có chiết suất n2 với vận tốc v2. Hệ thức liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng là
	A. n2/n1 = 2v1/v2 	B. n2/n1 = v2/v1 	C. n2/n1 = v1/v2 	D. n2/n1 = 2v2/v1
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai ?
	A. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường bằng tỉ số của vận tốc ánh sáng trong môi trường đó và vận tốc ánh sáng trong chân không.
	B. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ, hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn igh.
	C. Khi tia sáng truyền từ môi trường chiết suất nhỏ sang môi trường chiết suất lớn thì luôn có tia khúc xạ
	D. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn lớn hơn 1
Câu 22: Chiếu một tia sáng từ không khí vào môi trường có chiết suất n. Khi tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ thì công thức tính góc tới i là
	A. sini = 1/n 	B. tani = n 	C. tani = 1/n 	D. cosi = n
Câu 23: Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới i = 600, nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 450, nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 300. Hỏi nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i = 600 thì góc khúc xạ có giá trị (tính tròn) là:
	A. 380 	B. 420 	C. 480 	D. 530
Câu 24: Có hai môi trường trong suốt 1 và 2. Đặt v1 và v2 là vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường đó, n1 và n2 là chiết suất của các môi trường đó. Môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1 nếu có điều kiện nào kể sau:
	A. n2 > n1. 	B. v2 > v1. C. n12 >1. D. Bất kì điều kiện nào nêu ở A, B, C.
Câu 25: Có hai môi trường trong suốt 1 và 2. Đặt n là chiết suất của môi trường, v là vận tốc truyền ánh sáng. Môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1 nếu có điều kiện:
	A. n2 1. D. Bất kì điều kiện nào nêu ở A, B, C.
Câu 26: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng luôn luôn xảy ra khi tia sáng
	A. truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất bằng nhau.
	B. truyền từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt khác có chiết suất n2 > nl với góc tới khác 0.
	C. truyền từ môi trường trong suốt có chiết suất nl tới mặt phân cách với môi trường trong suốt khác có chiết suất n2 < nl với góc tới khác 0.
	D. truyền từ môi trường trong suốt có chiết suất nl tới mặt phân cách với môi trường trong suốt khác có chiết suất n2 n2/n1.
Câu 27: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường:
	A. cho biết một tia sáng khi đi vào môi trường đó sẽ bị khúc xạ nhiều hay ít
	B. là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không 
	C. là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đ ...  đỏ của quang phổ.
	C. có bước sóng nhỏ dưới 0,4 (μm).
	D. có bước sóng từ 0,75 (μm) tới cỡ milimét.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
	A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
	B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 (μm). 
	C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.
	D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.
Câu 3: Nhận định nào sau đây sai khi nói về tia hồng ngoại ?
	A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
	B. Là bức xạ không nhìn thấy được có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
	C. Tác dụng lên phim ảnh hồng ngoại.
	D. Bản chất là sóng điện từ
Câu 4: Bức xạ hồng ngoại là bức xạ có
	A. Màu hồng 	B. Màu đỏ sẫm
	C. Mắt không nhìn thấy ở ngoài miền đỏ 	D. Có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng thường
Câu 5: Tìm phát biểu đúng về tia hồng ngoại.
	A. Tất cả các vật bị nung nóng phát ra tia hồng ngoại. Các vật có nhiệt độ nhỏ hơn 00 C thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
	B. Các vật có nhiệt độ nhỏ hơn 5000 C chỉ phát ra tia hồng ngoại, các vật có nhiệt độ lớn hơn 5000 C chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy.
	C. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra tia hồng ngoại.
	D. Nguồn phát ra tia hồng ngoại thường là các bóng đèn dây tóc có công suất lớn hơn 1000 W, nhưng nhiệt độ nhỏ hơn 5000 C.
Câu 6: Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại.
	A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
	B. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.
	C. Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Nhiệt độ của vật trên 5000 C mới bắt đầu phát ra ánh sáng khả kiến.
	D. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến, bước sóng của tia hồng ngoại dài hơn bước sóng của ánh đỏ.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
	B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
	C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.
	D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được.
Câu 8: Chọn câu sai ?
	A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
	B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất.
	C. Tác dụng nổi bậc nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
	D. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,76 (ìm).
Câu 9: Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng
	A. màn huỳnh quang 	B. quang phổ kế 	C. mắt người. 	D. pin nhiệt điện.
Câu 10: Chọn câu sai. Tính chất và tác dụng của tia hồng ngoại là
	A. gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất bán dẫn.
	B. tác dụng lên một loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại.
	C. tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
	D. gây ra các phản ứng quang hoá, quang hợp.
Câu 11: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
	A. tác dụng quang điện 	B. tác dụng quang học 	C. tác dụng nhiệt 	D. tác dụng hóa học 
Câu 12: Công dụng phổ biến nhất của tia hồng ngoại là
	A. sấy khô, sưởi ấm. 	B. Chiếu sáng. 	C. Chụp ảnh ban đêm. 	D. Chữa bệnh.
Câu 13: Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ
	A. có màu tím sẫm. 	B. có tần số thấp hơn so với ánh sáng thường.
	C. có bước sóng lớn hơn so với bức xạ hồng ngoại. 	D. có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng thường.
Câu 14: Bức xạ (hay tia) tử ngoại là bức xạ
	A. đơn sắc, có màu tím sẫm. 	B. không màu, ở ngoài đầu tím của quang phổ.
	C. có bước sóng từ 400 (nm) đến vài nanômét. 	D. có bước sóng từ 750 (nm) đến 2 (mm).
Câu 15: Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ
	A. mắt không nhìn thấy ở ngoài miền tím của quang phổ. 
	B. có bước sóng lớn hơn bước sóng của bức xạ tím.
 	C. không làm đen phim ảnh. 	
	D. có tần số thấp hơn so với bức xạ hồng ngoại. 
Câu 16: Tìm phát biểu sai về tia tử ngoại ?
	A. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ với bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím. 
	B. Bức xạ tử ngoại nằm giữa dải tím của ánh sáng nhìn thấy và tia X của thang sóng điện từ. 
	C. Tia tử ngoại rất nguy hiểm, nên cần có các biện pháp để phòng tránh.
	D. Các vật nung nóng trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
Câu 17: Tìm phát biểu sai về tia tử ngoại ?
	A. Mặt Trời chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại nên ta trông thấy sáng và cảm giác ấm áp.
	B. Thuỷ tinh và nước là trong suốt đối với tia tử ngoại.
	C. Đèn dây tóc nóng sáng đến 20000C là nguồn phát ra tia tử ngoại.
	D. Các hồ quang điện với nhiệt độ trên 40000C thường được dùng làm nguồn tia tử ngoại.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
	A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
	B. Tia tử ngoại không bị thuỷ tinh hấp thụ.
	C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
	D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
	A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lí.
	B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
	C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
	D. Tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	A. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra.
	B. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được.
	C. Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ.
	D. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn.
Câu 21: Tia X xuyên qua lá kim loại
	A. một cách dễ dàng như nhau với mọi kim loại và mọi tia. 
	B. càng dễ nếu bước sóng càng nhỏ.
	C. càng dẽ nếu kim loại có nguyên tử lượng càng lớn. 
	D. khó nếu bước sóng càng nhỏ.
Câu 22: Chọn câu sai. Dùng phương pháp ion hoá có thể phát hiện ra bức xạ
	A. tia tử ngoại. 	B. tia X mềm. 	C. tia X cứng. 	D. Tia gamma.
Câu 23: Tìm phát biểu sai về tác dụng và công dụng của tia tử ngoại. Tia tử ngoại
	A. có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
	B. có thể gây ra các hiệu ứng quang hoá, quang hợp.
	C. có tác dụng sinh học, huỷ diết tế bào, khử trùng
	D. trong công nghiệp được dùng để sấy khô các sản phẩm nông – công nghiệp.
Câu 24: Tia tử ngoại
	A. không làm đen kính ảnh. 	B. kích thích sự phát quang của nhiều chất.
	C. bị lệch trong điện trường và từ trường. 	D. truyền được qua giấy, vải, gỗ.
Câu 25: Chọn câu đúng ?
	A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tia sáng vàng của natri.
	B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn các tia Hα,  của hiđrô.
	C. Bước sóng tử ngoại có tần số cao hơn bức xạ hồng ngoại.
Câu 26: Tìm nhận định sai khi nói về ứng dụng ứng dụng của tia tử ngoại ?
	A. Tiệt trùng 	B. Kiểm tra vết nứt trên bề mặt kim loại
	C. Xác định tuổi của cổ vật. 	D. Chữa bệnh còi xương
Câu 27: Chọn câu đúng khi nói về tia X ?
	A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
	B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
	C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện. 
	D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Câu 28: Tia X là sóng điện từ có
	A. λ ≤ 10–9 m. 	B. λ ≤ 10–6 m. 	C. λ ≤ 400 nm. 	D. f ≤ ftử ngoại.
Câu 29: Tia Rơn-ghen hay tia X là sóng điện từ có bước sóng
	A. lớn hơn tia hồng ngoại. 	B. nhỏ hơn tia tử ngoại. 	
	C. nhỏ quá không đo được. 	D. vài nm đến vài mm. 
Câu 30: Chọn câu không đúng ?
	A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.
	B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
	C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.
	D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.
Câu 31: Tia X được ứng dụng nhiều nhất, là nhờ có
	A. khả năng xuyên qua vải, gỗ, các cơ mềm. 	B. tác dụng làm đen phim ảnh. 
	C. tác dụng làm phát quang nhiều chất. 	D. tác dụng hủy diệt tế bào. 
Câu 32: Tìm kết luận đúng về nguồn gốc phát ra tia X.
	A. Các vật nóng trên 4000 K. 	B. Ống Rơnghen.
	C. Sự phân huỷ hạt nhân. 	D. Máy phát dao động điều hoà dùng trandito.
Câu 33: Tạo một chùm tia X chỉ cần phóng một chùm e có vận tốc lớn cho đặt vào
	A. một vật rắn bất kỳ. 	B. một vật rắn có nguyên tử lượng lớn.
	C. một vật rắn, lỏng, khí bất kỳ. 	D. một vật rắn hoặc lỏng bất kỳ.
Câu 34: Chọn phát biểu sai. Tia X
	A. có bản chất là sóng điện từ.
	B. có năng lượng lớn vì bước sóng lớn.
	C. không bị lệch phương trong điện trường và từ trường.
	D. có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
Câu 35: Nói về đặc điểm và tính chất của tia Rơnghen, chọn câu phát biểu sai ?
 	A. Tính chất nổi bật nhất của tia Rơnghen là khả năng đâm xuyên.
	B. Dựa vào khả năng đâm xuyên mạnh, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo các máy đo liều lượng tia Rơnghen.
	C. Tia Rơnghen tác dụng lên kính ảnh.
	D. Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh, mà tia Rơnghen được được dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện.
Câu 36: Tia Rơnghen
	A. có tác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sáy khô hoặc sưởi ấm.
	B. chỉ gây ra hiện tượng quang điện cho các tế bào quang điện có Catot làm bằng kim loại kiềm.
	C. không đi qua được lớp chì dày vài mm, nên người ta dùng chì để làm màn chắn bảo vệ trong kĩ thuật dùng tia Rơnghen.
	D. không tác dụng lên kính ảnh, không làm hỏng cuộn phim ảnh khi chúng chiếu vào.
Câu 37: Tìm kết luận sai. Để phát hiện ra tia X, người ta dùng
	A. màn huỳnh quang. 	B. máy đo dùng hiện tượng iôn hoá.
	C. tế bào quang điện. 	D. mạch dao động LC.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
	A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.
	B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.
	C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.
	D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.
Câu 39: Hai bước sóng giới hạn của phổ khả kiến là
	A. 0,38 mm ≤ λ ≤ 0,76 mm. 	B. 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. 
	C. 0,38 pm ≤ λ ≤ 0,76 pm. 	D. 0,38 nm ≤ λ ≤ 0,76 nm. 
Câu 40: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
	A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
	B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
	C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
	D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 41 (CĐ 2008): Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suốt này
	A. nhỏ hơn 5.1014 Hz còn bước sóng bằng 600 nm.
	B. lớn hơn 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. 
	C. vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. 
	D. vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 600 nm. 
Câu 42 (CĐ 2008): Tia hồng ngoại là những bức xạ có 
	A. bản chất là sóng điện từ.
	B. khả năng ion hoá mạnh không khí.
	C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.
	D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Câu 43 (CĐ 2008): Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
	A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
	B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
	C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
	D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
 ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
01. D
02. C
03. B
04. C
05. C
06. B
07. D
08. B
09. D
10. D
11. C
12. A
13. D
14. C
15. A
16. C
17. A
18. B
19. D
20. C
21. B
22. A
23. D
24. B
25. C
26. C
27. A
28. A
29. B
30. C
31. A
32. B
33. B
34. B
35. B
36. C
37. D
38. D
39. B
40. C
41. C
42. A
43. C

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_vat_ly_chuyen_de_5_song_anh_sang.doc