Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

I.Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức:

- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm).

- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái : quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn.- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.

- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.

- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1739Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy Sinh 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần bảy: 
Tuần: 21 CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Tiết: 37 
Ngày soạn:27.12.10
Ngày dạy:29.12.10
I.Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức:
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm).
- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái : quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn.- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.
- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường
 3. Thái độ: Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
Giới thiệu nội dung phần 7: Sinh thái học.
Nội dung bài mới
 I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái:
Hoạt động Thầy
Hoạt động trò
- Đọc SGK cho biết môi trường là gì?- Ví dụ?
- Môi trường phân thành mấy loại? Đó là những loại nào?
- Cho biết môi trường sống của các sinh vật sau: cá, thuỷ tức, giun đất, giun đũa, chấy rận, thực vật,...
- GV vẽ hình con chuột và yêu cầu học sinh cho biết những yếu tố tác động đến đời sống của con chuột.
- GV khẳng đinh: từng yếu tố tác động đến con chuột được gọi là 1 nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái là gì?
- Nhân tố sinh thái được chia thành mấy loại?
- Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật?
- Tại sao con nguời là nhân tố có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật?
Lưu ý: môi trường là tất cả, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp- VD: môi trường nước
- Có 4 loại môi trường
- HS trao đổi trả lời.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của chuột: mèo, chuột, rắn ăn chuột, nhiệt độ, nước, VSV.
=> Nhân tố sinh thái là một nhân tố của môi trường, ảnh hưởng đến sinh vật
à chia thành hai loại
- HS thảo luận trả lời: Mối quan hệ cùng hay khác loài, hình thành nên nhóm sinh vật ưa bóng, ưa râm
- Do con người có tác động tích cực ( thức ăn, nơi ở) hoặc tiêu cực ( gây ô nhiễm môi trường) đến sinh vật.
- Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Có hai nhóm NTST cơ bản : Vô sinh và hữu sinh.
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
Hoạt động Thầy
Hoạt động trò
-Nghiên cứu SGK, quan sát hình 35.1 và tìm hiểu các khái niệm sau:
 +Giới hạn sinh thái
+Khoảng thuận lợi
+ Khoảng chống chịu
+ Giới hạn dưới
+ Giới hạn trên.
-Phân tích các ví dụ ở SGK về các khái niệm trên.
- Giới hạn sinhn thái liên quan gì đến sự phân bố của sinh vật?
- Giáo viên biểu diễn giới hạn sinh thái của 2, 3 nhân tố sinh thái trên cùng một hệ trục. àHình thành khái niệm ổ sinh thái.
- Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở? 
- HS đọc nội dung SGK và quan sát hình 35.1 thảo luận nêu được các khái niệm.
Ví dụ: Hầu hết các loài thực vật quang hợp tốt ở 20 – 300C và ngừng quang hợp khi nhiệt độ xuống dưới quá 00C và cao hơn 400C. à Giới hạn sinh thái: 0 – 400C, + khoảng thuận lợi: 20 – 300C. + giới hạn trên là 400C, + giới hạn dưới là 00C
- Giới hạn sinh thái càng lớn, sinh vật phân bố càng rộng
- Giới hạn của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái phụ thưộc vào giới tính, giai đoạn phát triển..
- Học sinh quan sát hình vẽ của GV nhận xét và nêu KN ổ sinh thái
- Phân tích ví dụ như bên để phân biệt.
- Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật : 
+ Quy luật giới hạn sinh thái : Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
- Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài.
- Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
 III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Hoạt động Thầy
Hoạt động trò
- Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với thực vật?
- Có loài thực vật ưa sáng, có nhiều loài thực vật ưa bóng. Hãy chỉ những đặc điểm thích nghi với điều kiện chiếu sáng của hai nhóm cây này và ý nghĩa? à Hoàn thành PHT.
- Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với động vật. 
- Động vật thích ứng tốt hơn với điều kiện chiếu sáng so với thực vật, tại sao?
- Dựa vào sự thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta chia động vật thành những nhóm nào?
- Động vật hằng nhiệt thích nghi với nhiệt độ do yếu tố nào?
- Giáo viên giới thiệu sự sự thích nghi đó thể hiện qua hai quy tắc như SGK.
- Trả lời câu lệnh SGK trang 153.
- HS tái hiện kiến thức về quang hợp trả lời.
- Tái hiện kiến thức sinh 11, tham khảo SGK, trao đổi và hoàn thành PHT.
- Giúp định hướng và nhận biết các vật xung quanh.
- Do có cơ quan tiếp nhận ánh sáng.
- Hai nhóm: nhóm hoạt động ban ngày và nhóm hoật động ban đêm.
- Do hình thái, cấu tạo giải phẩu, hoạt động sinh lí, tập tính
- Phân tích hai quy tắc thể hiện sự thích nghi về hình thái của sinh vật với môi trường.
- Trao đổi trả lời câu lệnh.
1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng : 
Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Người ta chia thực vật thành các nhóm :
* Thực vật ưa sáng, có các đặc điểm :
+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.
+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.
+ Lục lạp có kích thước nhỏ.+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.
* Thực vật ưa bóng có các đặc điểm :
+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác. 
+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.
+ Lục lạp có kích thước lớn.
+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng yếu.
* Thực vật chịu bóng :
Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên.
2. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ : Theo sự thích nghi của động vật với nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm : 
+ Động vật biến nhiệt : Thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường.
+ Động vật hằng nhiệt : Thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.
3. Các quy tắc:
 a ) Quy tắc về kích thước cơ thể: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. 
b) Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi... thường bé hơn tai, đuôi, chi ...của động vật ở vùng nóng.
- Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ hình thành ở sinh vật những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường về hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động.
4. Củng Cố:
 - Cho học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Dặn Dò
 - Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
 - Soạn bài: “Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể”

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 35 - moi truong song va cac nhan to sinh thai.doc