Giáo án Sinh 12 CB tiết 30 đến 33

Giáo án Sinh 12 CB tiết 30 đến 33

TIẾT 30 Bài28 : LOÀI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong làm bài này học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm loài sinh học và tiêu chuẩn phân ,biệt 2 loài thân thuộc ( các tiêu chuẩn hình thái, địa lí, sinh thái, sinh lí, sinh hóa, di truyền.

-2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích tư duy khái quát

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc độc lập

3. Thái độ: Củng cố niềm tin say mê tìm hiểu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ 27.1; 27.2 SGK.

- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.

 

doc 12 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 CB tiết 30 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/12/2010
Ngày dạy: 3/01/2011
TIẾT 30 Bài28 : LOÀI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong làm bài này học sinh cần nắm được: 
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm loài sinh học và tiêu chuẩn phân ,biệt 2 loài thân thuộc ( các tiêu chuẩn hình thái, địa lí, sinh thái, sinh lí, sinh hóa, di truyền.
-2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích tư duy khái quát 
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc độc lập
3. Thái độ: Củng cố niềm tin say mê tìm hiểu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ 27.1; 27.2 SGK.
- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định:
12A5:
12A6:
12A7: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1: Đặc điểm thích nghi là gì? Cho VD?
Câu hỏi 2: Quần thể thích nghi được hình thành trên cơ sở nào? Cho VD?
3. Bài mới:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về loài, vì vậy có nhiều khái niệm về loài. Sách giáo khoa chỉ giới thiệu loài sinh học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Năm 1942, nhà tiến hoá học ƠnxtMayơ đã đưa ra khái niệm loài sinh học.
Nêu khái niệm loài sinh học?
Nghiên cứu SGK trả lời khái niệm. 
Loài sinh học chỉ áp dụng cho những trường hợp nào?
Yêu cầu nêu được: chỉ áp dụng cho loài sinh sản hữu tính.
Khái niệm loài sinh học nhấn mạnh điều gì?
Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi yêu cầu nêu được: khái niệm loài sinh học nhấn mạnh cách li sinh sản
Nghiên cứu SGK xác định được các tiêu chuẩn 
Để phân biệt 2 loài người ta dựa vào các tiêu chuẩn để phân biệt: 3 tiêu chuẩn, chủ yếu là cách li sinh sản
Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản 2 sinh vật thuộc 2 loài có những đặc điểm gì?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi sau: 
Thế nào là cách li? Thế nào là cách li sinh sản?
Nghiên cứu SGK trả lời.
Bổ sung: Cơ chế cách li không được xem là nhân tố tiến hoá vì nhân tố tiến hóa làm biến đổi tần số của alen và thành phần kiểu gen của quần thể, nhưng hai quần thể của cùng 1 loài được tiến hoá thành hai loài mới nếu giữa chúng xuất hiện sự cách li sinh sản.
Có mấy hình thức cách li sinh sản?
Nghiên cứu sgk nêu được 2 hình thức.
Yêu cầu học sinh ng/c SGK và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập theo mẫu
Hình thức
Nội dung
Cách li trước hợp tử
Cách li sau hợp tử
Khái niệm
Đặc điểm
Vai trò
Nghiên cứu SGK trả lời thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. 
Gọi 2 học sinh trình bày 2 hình thức trên 
GV bổ sung hoàn thành nội dung
I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC
1. Khái niệm: 
Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
2. Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài:
- Tiêu chuẩn hình thái
- Tiêu chuẩn hoá sinh
- Tiêu chuẩn cách li sinh sản
Hai quần thể thuộc hai loài có:
- Đặc điểm hình thái giống nhau sống trong cùng khu vực địa lí
- Không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ
II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI
1. Khái niệm:
- Cơ chế cách li là chướng ngại làm cho các sinh vật cách li nhau. 
- Cách li sinh sản là các trở ngại sinh học (trên cơ thể sinh vật) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này cùng sống một chỗ.
2. Các hình thức cách li sinh sản:
a. Cách li trước hợp tử:
- Khái niệm: những trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau.
- Đặc điểm: 
+ Cách li nơi ở các cá thể trong cùng một sinh cảnh không giao phối với nhau.
+ Cách li tập tính các cá thể thuộc các loài có những tập tính riêng biệt không giao phối với nhau.
+ Cách li mùa vụ các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa vụ khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
+ Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau
b. Cách li sau hợp tử:
- Khái niệm: những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
- Đặc điểm: con lai có sức sống nhưng không sinh sản hữu tính do khác biệt về cấu trúc di truyền mất cân bằng gen giảm khả năng sinh sản cơ thể bất thụ hoàn toàn.
- Vai trò: 
+ Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài
+ Duy tr× sù toµn vÑn cña loµi.
4. Củng cố bài học:
 Hình thức
Nội dung
Cách li trước hợp tử
Cách li sau hợp tử
Khái niệm
Những trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau
Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ 
ĐÆc ®iÓm
- Cách li nơi ở các cá thể trong cùng một sinh cảnh không giao phối với nhau
- Cách li tập tính các cá thể thuộc các loài có những tập tính riêng biệt không giao phối với nhau
- Cách li mùa vụ các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa vụ khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
- Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau
Con lai có sức sống nhưng không sinh sản hữu tính do khác biệt về cấu trúc di truyền mất cân bằng gen giảm khả năng sinh sản Cơ thể bất thụ hoàn toàn
Vai trò
- Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài
- Duy trì sự toàn vẹn của loài.
- Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân biệt các loài có chính xác không?
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc mục Em có biết, học và trả lời câu hỏi SGK. 
- Chuẩn bị bài 29 "Quá trình hình thành loài".
TIẾT 31: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
Ngày soạn: ........................
 	 Lớp Ngày giảng Tiết giảng Sĩ số lớp
 	12C1:	 ..............
 	12C2: .............
 	12C3:	 ..............
 	12C4: .............
 	12C5:	 ..............
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Giải thích được sự cách ly địa lý dẫn đến sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể.
- Giải thích tại sao các quần đảo lại là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới.
- Tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có những loài đặc hữu.
- Trình bày thí nghiệm của Đốtđơ chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp.
- Kỹ năng làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ: Củng cố niềm tin say mê tìm hiểu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ 29 SGK.
- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Loài sinh học là gì? Chỉ dựa vào đặc điểm hình thái để phân loại loài có chính xác không? Tạo sao?
- Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn gì để phân biệt 2 loài vi khuẩn? Trình bày các cơ chế cách ly và vai trò của cơ chế trong quá tình tiến hoá?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Cách ly địa lý là gì?
Liên hệ trả lời.
VD: Cho hai dãy núi ven biển có một loài cây mọc đều sau đó nước biển dâng cao.
Yêu cầu thảo luận nhóm:
Điều gì sảy ra với quần thể thực vật ở 2 dãy núi?
Đại diện nhóm trả lời:
Bị tách làm 2 quần thể và được chọn lọc theo 2 điều kiện khác nhau.
Hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra vỡi những loài có đặc điểm như thế nào? Thời gian diễn ra? 
Sự cách ly địa lý có nhất thiết hình thành loài mới không?
Trả lời: Không.
VD: Các quần thể người sống cách ly nhau tạo thành các chủng tộc.
Quần đảo là gì?
Tập hợp các đảo lớn nhỏ ở 1 khu vực trên biển.
Tạo sao nói “Quần đảo là phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu hình thành loài”
Vì: - Giữa các đảo có sự cách ly địa lý.
 - Sự cách ly không quá lớn là điều kiện để quần thể nhập cư thành loài mới.
Tại sao ở các đảo lại hay có các loài đặc hữu?
Vì: - Mỗi quần thể nhập cư có 1 vốn gen khác quần thể gốc và được CLTN ở đảo phân hoá tiếp.
 - Do sự cách ly địa lý nên sự giao lưu về gen bị hạn chế.
Phát phiếu học tập.
Đối tượng.
Nguyên liệu.
Cách tiến hành.
Kết quả.
Nhận xét và giải thích
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK thảo luận.
Đọc sgk, Thảo luận nhóm.
Theo dõi, nhận xét và bổ xung.
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
Thống nhất nội dung.
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ
1. Vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới:
- Do sống trong các điều kiện địa lý khác nhau nên CLTN làm thay đổi tần số alen của các quần thể cách ly theo những cách khác nhau.
- Sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cáh ly được duy trì.
- Các quần thể cách ly không trao đổi vốn gen với nhau.
- Sự sai khác dẫn đến cáh ly tập tính, mùa vụ rồi cách ly sinh sản làm xuất hiện loài mới.
- Con đường này xảy ra với những loài phát tán mạnh, phân bố rộng.
- Xảy ra chậm chạp qua nhiều dạng trung gian.
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng cách ly địa lý:
- Đối tượng: ruồi giấm
- Nguyên liệu: tinh bột và đường mantôzơ
- Cách tiến hành: chia 1 quần thể ruồi giấm thành nhiều phần và nuôi dưỡng trong các ống nghiệm có chứa tinh bột và đường mantôzơ
- Kết quả: tạo ra 2 quần thể thích nghi với việc tiêu hoá tinh bột và mantôzơ, và giữa chúng có sự cách ki về mặt sinh sản.
- Nhận xét: sự cách li về mặt địa lý và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể.
- Giải thích: CLTN làm phân hoá về tần số alen giữa các quần thể làm cho chúng thích nghi với việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau, dẫn đến tích luỹ thành phần hoá học khác nhau trong vỏ kitin, làm xuất hiện các mùi khác nhau giao phối có chọn lọc và sự cách li sinh sản được hình thành.
4. Củng cố bài học: Vai trò của sự cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới.
A. Không có cách ly địa lý thì không thể hình thành loài mới.
B. Cách ly địa lý có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
C. Cách ly địa lý luôn luôn dẫn đến cách ly sinh sản.
D. Môi trường địa lý khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể cách ly.
5. Bài tập về nhà:
- Học bài, làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài 30 " Quá trình hình thành loài (tiếp theo)"
Nhận xét sau giờ dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../.
TIẾT 32: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (Tiếp theo)
Ngày soạn: .
 	 Lớp Ngày giảng Tiết giảng Sĩ số lớp
 	12C1:	 .
 	12C2: .
 	12C3:	 .
 	12C4: .
 	12C5:	 .
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới
- Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh , phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ 30 SGK.
- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới?
- Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm ng.cứu quá trình hình thành loài mới?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết:
Ví dụ trên minh hoạ điều gì? Giải thích?
Từ ví dụ trên có thể rút ra kết luận gì về quá trình hình thành loài?
Phân tích ví dụ rút ra kết luận
Vậy trong cùng khu vực địa lí ngoài con đường hình thành loài vừa xét còn có con đường nào khác không?
Con đường sinh thái.
Có thể cho ví dụ về cỏ băng, cỏ sâu róm trên bãi bồi sông Vônga và ví dụ SGK.
 Từ 2 ví dụ trên có thể rút ra kết luận gì về con đường hình thành loài bằng con đường sinh thái?
Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào?
Động vật ít di chuyển.
Thế nào là lai xa? Lai xa gặp những trở ngại gì? Vì sao cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản?
Thảo luận nhóm dựa trên kiến thức đã học và cử đại diện trả lời.
Nhận xét, đánh giáthống nhất nội dung
Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không? Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì?
Tại sao đa bội hoá lại khắc phục được trở ngại đó? Người ta tiến hành như thế nào?
Dựa vào kiến thức đã học trả lời được, để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta đa bội hoá cơ thể lai xa
Trình bày thí nghiệm của Kacpexenco, lai cải bắp và cải củ
Ngoài 2 ví dụ ở SGK có thể nêu thêm ví dụ về nguồn gốc cỏ Saprtina từ 2 loài cỏ gốc Châu Âu và Châu Mỹ.
 Vì sao lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật?
Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được coi là loài mới chưa?
II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái:
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính:
Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái:
- Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
- Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường ở thực vật và động vật ít di động xa như thân mềm, sâu bọ. 
2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá:
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.
- Trong trường hợp cây sinh sản vô tính, động vật trinh sản lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa.
- Đa bội hoá (thể song nhị bội) là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NST.
- Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hoá có bộ NST lưỡng bội của cả bố và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ.
- Lai xa và đa bội hóa là cơ chế hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển. sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn về giới tính.
4. Củng cố bài học: 
Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52.
Bài tập về nhà: 
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 31 "Tiến hoá lớn".
 Nhận xét sau giờ dạy
....................................................................................................................................................................../.
TIẾT 33: TIẾN HOÁ LỚN
Ngày soạn: .
 	 Lớp Ngày giảng Tiết giảng Sĩ số lớp
 	12C1:	 .
 	12C2: .
 	12C3:	 .
 	12C4: .
 	12C5:	 .
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày được thế nào là tiến hoá lớn.
- Giải thích được ng/c qt tiến hoá lớn làm sáng tỏ được những vấn đề gì của sinh giới.
- Giải thích tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản.
- Trình bày được một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức .
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ 31.1; 31.2 SGK.
- Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI MỚI
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giải thích cơ chế hình thành loài bằng con đường đa bội hoá?
- Từ 1 loài SV không có sự cách li địa lí có hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích? 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Thế nào là tiến hoá lớn?
Nhớ lại kiến thức đã học trả lời
- Thông qua KN chúng ta biết thời gian diễn ra quá trình tiến hoá lớn rất lâu dài, vậy người ta nghiên cứu tiến hoá lớn ntn?
Suy nghĩ, dựa vào SGK trả lời
Yêu cầu HS quan sát hình 31.1 rút ra nhận xét về đặc điểm của sinh giới trên quan điểm của tiến hoá lớn.
- Tại sao sinh giới lại ngày càng đa dạng?
Quan sát, nhận xét
- Hãy kể tê các đơn vị phân loại trên loài mà em biết?
Dựa trên sơ đồ hình 31.1 trả lời
- Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật có giống nhau không?
Suy nghĩ trả lời
- Dựa vào sơ đồ hình 31.1 cho biết chiều hướng tiến hoá về mặt cấu trúc cơ thể của các nhóm sinh vật?
Hướng dẫn HS đọc SGK
I. TIẾN HOÁ LỚN VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
1. Khái niệm tiến hoá lớn:
Là quá trình biến đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiệ các đơn vị phân loại trên loài.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoá thạch
- Phân loại sinh giới thành các đơn vị dựa vào mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái, hoá sinh, sinh học phân tử.
3. Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới:
- Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng.
- Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại: Loài – Chi – Bộ - Họ - Lớp – Ngành – Giới 
- Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau.
- Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.
II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TIẾN HOÁ LỚN
- Năm 1988, Borax và cộng sự làm thí nghiệm với tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris: cho thấy trong một số điều kiện khiến cho sinh vật đơn bào có thể tiến hoá dần thành đa bào.
- Thí nghiệm về ruồi giấm: cho thấy để có những đặc điểm mới khác biệt giữa các loài cũng như giữa các đơn vị trên loài đôi khi chỉ cần những đột biến nhỏ ở gen điều hoà mà không phải tích luỹ dần các đột biến nhỏ. Gen điều hoà bị đột biến mở nhầm thời điểm, nhầm vị trí có thể làm xuất hiện những đặc điểm khác thường.
- Thí nghiệm về người và tinh tinh cho thấy sự phát triển không đồng đều về các bộ phận cơ thể trong quá trình phát triển ở các loài khác nhau về điều hoà hoạt động của các gen cũng gây nên những biến đổi lớn về mặt hình thái giữa các loài. 
4. Củng cố bài học: 
Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản?
5. Bài tập về nhà: 
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 32 "Nguồn gốc sự sống". 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 12 CB Tiet 30 33.doc