Hướng dẫn ôn tập lớp 12 môn Sinh học

Hướng dẫn ôn tập lớp 12 môn Sinh học

A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

Phần V. Di truyền học

1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị

Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hoà hoạt động của gen ; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể ; Đột biến nhiễm sắc thể. Bài tập chương 1.

2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập chương 2.

 

doc 106 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập lớp 12 môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC
A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phần V. Di truyền học
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị 
Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hoà hoạt động của gen ; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể ; Đột biến nhiễm sắc thể. Bài tập chương 1.
2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền 
Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập chương 2.
3. Di truyền học quần thể 
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối;Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật; Bài tập chương 3.
4. Ứng dụng di truyền học 
Chọn giống vật nuôi và cây trồng; Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; Tạo giống bằng công nghệ tế bào; Tạo giống bằng công nghệ gen.
5. Di truyền học người 
Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể); Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Phương pháp nghiên cứu di truyền người. Bài tập chương 5.
Phần VI. Tiến hóa
1. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá 
Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lý sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
	Học thuyết của Lamác J.B , Học thuyết của Đacuyn S.R ; Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại; Các nhân tố tiến hoá cơ bản; Quá trình hình thành quần thể thích nghi; Loài sinh học; Quá trình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới. Bài tập. 
2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất 
Sự phát sinh sự sống trên trái đất; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người.
Phần VII. Sinh thái học
1. Cá thể và Quần thể sinh vật
Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể; Cấu trúc dân số của quần thể;Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể .Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể.Sự biến động số lưọng và cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể. Bài tập. 
2. Quần xã sinh vật
Khái niệm về quần xã. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã.
Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó.Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hoá ổ sinh thái.Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã. Bài tập. 
3. Hệ sinh thái - sinh quyển 
Khái niệm về hệ sinh thái - Cấu trúc hệ sinh thái - Các kiểu hệ sinh thái.Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái;Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái; Sinh quyển; Sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên: quan niệm về quản lý nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường. Bài tập. 
B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT 
NĂM HỌC 2008-2009(TỔNG SỐ: 30T)
Nội dung 
Tiết
PHẦN I. LÝ THUYẾT
DI TRUYỀN HỌC
Chương I. Cơ sở di truyền và biến dị.
18
8
3
Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
2
Chương III. Di truyền học quần thể.
1
Chương IV. Ứng dụng di truyền học
1
Chương V. Di truyền học người
1
TIẾN HÓA
Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
5
3
Chương II. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.
2
SINH THÁI HỌC
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật.
5
2
Chương II. Quần xã sinh vật.
1
Chương III. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
2
PHẦN II. BÀI TẬP
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
12
C. NỘI DUNG KIẾN THỨC
Phần 5: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Gen
1. Khái niệm
- Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. 
Vd: Gen Hba mã hoá chuỗi pôlipeptit a, gen tARN mã hoá cho phân tử tARN. 
- Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), còn ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh (bên cạnh các đoạn exon mã hoá axit amin còn được xen kẽ các đoạn intron không mã hoá axit amin). 
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc (gen mã hóa chuỗi Polipepetit)
Gen cấu trúc mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit (H 1. 1 – trang 6)
- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã. 
- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (exon) là các đoạn không mã hoá axit amin (itron). Vì vậy, các gen này gọi là gen phân mảnh. 
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (mạch gốc) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. 
2. Đặc điểm:
+ Mã di truyền được đọc từ một điểm theo chiều 3’=>5’, theo từng bộ ba, không gối lên nhau 
+ Mã di truyền có tính phổ biến. 
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu. 
+ Mã di truyền có tính thoái hoá. 
III. Quá trình nhân đôi ADN:
1. Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN)
-Nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn và tạo ra chạc hình chữ Y ( chạc sao chép). 
2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới)
-2 mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung( A liên kết với T, G liên kết với X). 
-Mạch khuôn có chiều 3’® 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có chiều 5’® 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng đoạn( Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau. 
3. Bước 3:( 2 phân tử ADN được tạo thành)
- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu( bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Phiên mã: (Tổng hợp ARN )
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
- ARN thông tin( mARN): Có cấu tạo mạch thẳng, là khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. 
- ARN vận chuyển( tARN): Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
- ARN ribôxôm( rARN): Là thành phần kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm. 
2. Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN )
- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. 
- Diễn biến của quá trình phiên mã. 
ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn lộ mạch gốc có chiều 3’=>5’ bắt đầu phiên mã. 
ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’=>5’. 
mARN được tổng hợp theo chiều 5’=>3’, mỗi nu trên mạch gốc liên kết với nu tự do theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, T-A, X-G (vùng nào trên gen được phiên mã song thì sẽ đóng xoắn ngay). Khi ARN polimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã. Một phân tử mARN được giải phóng. 
Ở sinh vật nhân thực mARN sau khi tổng hợp sẽ cắt bỏ các đoạn Intron, nối các đoạn Exon tạo thành mARN trưởng thành sẵn sằng tham gia dịch mã. 
Kết quả: Tạo nên phân tử mARN mang thông tin di truyền từ gen tới ribôxôm để làm khuôn trong tổng hợp prôtêin. 
II. Dịch mã: ( Tổng hợp prôtêin)
1. Hoạt hoá axit amin:
- Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo axit amin- tARN( aa- tARN). 
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 
- Ribôxôm gắn với mã mở đầu AUG và Met-tARN (anticôdon UAX) bổ sung chính xác với côdon mở đầu. 
- Các aa-tARN vận chuyển axit amin tới, anticôdon của tARN bổ sung với côdon trên mARN. Enzim xúc tác hình thành liên kết peptit giữa 2 axit amin. 
- Ribôxôm dịch chuyển đến côdon tiếp và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tiếp xúc với mã kết thúc (không có axit amin vào Riboxom) thì dừng dịch mã hoàn tất. Một chuỗi Polipeptit được hình thành. 
- Nhờ enzim đặc hiệu axit amin đầu tiên (Met) được cắt khỏi chuỗi tạo thành chuỗi polipeptit hoàn chỉnh. Sau đó hình thành các cấu trúc bậc cao thực hiện chức năng sinh học của Protein. 
- Một nhóm ribôxôm (pôlixôm) gắn với mỗi mARN giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 	
ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
1. Khái niệm: Điều hoà hoạt động của gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo trong tế bào đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể. 
Điều hòa hoạt động gen có thể ở mức độ phiên mã, dịch mã, sau phiên mã. 
- Ở sinh vật nhân sơ điều hoà hoạt động gen chủ yếu ở mức độ phiên mã. 
2. Cấu trúc của opêron Lac ở E. coli. 
Opêron là các gen cấu trúc liên quan về chức năng được phân bố liền nhau và có chung cơ chế điều hòa hoạt động. 
Cấu trúc Ôperon Lac:
Z,Y,A: Là các gen cấu trúc mã hóa cho các enzim phân giải Lactozo. 
O: Vùng vận hành là trình tự nu đặc biệt để protein ức chế liên kết ngăn cản phiên mã. 
P: Vùng khởi động có trình tự nu để ARN polimeraza liên kết và khởi động quá trình phiên mã. 
Gen điều hòa không nằm trong Operon nhưng có vai trò điều hòa hoạt động Operon. 
3. Cơ chế điều hoà Hoạt động của ôpêron Lac:
Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành (O) ® các gen cấu trúc không phiên mã. 
Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ là chất cảm ứng gắn với prôtêin ức chế ® prôtêin ức chế bị biến đổi không gắn được vào vùng vận hành. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động tiến hành phiên mã ® mARN của Z, Y, A được tổng hơp và dịch mã tạo các enzim phân hủy Lactozo. Khi Lactozo cạn kiệt thì protein ức chế lại liên kết với vùng (O) quá trình phiên mã dừng lại. 
ĐỘT BIẾN GEN
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen:
1. Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit làm thay đổi trình tự nu tạo ra alen mới. 
2. Các dạng đột biến gen:
Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit. 
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
1. Nguyên nhân
- Bên ngoài: do các tác nhân gây đột biến như vật lý (tia phóng xạ, tia tử ngoại), hoá học (các hoá chất 5BU, NMS) hay sinh học(1 số virut). 
- Bên trong: do rối loạn các quá trình sinh lí hóa sinh trong tế bào. 
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen:
a) Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi AND. 
- Trong quá trình nhân đôi do sự kết cặp không hợp đôi( không theo nguyên tắc bổ sung) dẫn đến phát sinh đột biến gen. 
b) Tác động của các tác nhân gây đột biến
- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhau® đột biến. 
- 5-brômua uraxin ( 5BU) gây ra thay thế cặp A-T bằng G-X® đột biến. 
- Virut viêm gan B, virut hecpet® đột biến. 
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen:
1. Hậu quả củ ... triển bền vững là:
A. bảo vệ sự trong sạch của môi trường đất, nước và không khí.
B. kiểm soát được sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người.
C. giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng lại và tái chế các nguyên vật liệu, khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh (đất, nước, VSV)
D. bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm bảo vệ các loài, các nguồn gen và các hệ sinh thái.
121. Sức sản xuất nghèo nhất thuộc về các hệ sinh thái:
A. hoang mạc, vùng nước khơi đại dương, rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
B. rạn san hô, các hoang mạc và vùng nước khơi đại dương.
C. hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô, rừng ẩm nhiệt đới.
D. hoang mạc và vùng nước khơi đại dương.
122. Sức sản xuất cao nhất thuộc về các hệ sinh thái:
A. hoang mạc, vùng nước khơi đại dương, rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
B. rạn san hô, các hoang mạc và vùng nước khơi đại dương.
C. hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô, rừng ẩm nhiệt đới.
D. hoang mạc và vùng nước khơi đại dương.
123. Điều nào dưới đây không chính xác về đặc điểm khu sinh học rừng ẩm thường xanh nhiệt đới?
A. tập trung ở vùng nhiệt đới xích đạo, diện tích rừng lớn nhất thuộc lư vực sông Amazôn (Braxin), Công-gô (Châu Phi) và Ấn Độ - Malaixia.
B. động vật lớn gồm voi, gấu, hổ, trâu-bò rừng, hươu, nai. Côn trùng rất nghèo nàn.
C. thảm thực vật phân tầng, nhiều cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ, cây hòa thảo kích thước lớn (tre, nứa) nhiều cây có quả mọc quanh thân (sung, mít). Rừng có nhiều cây sống bì sinh, khí sinh, kí sinh.
D. có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn (trên 2250mm).
124. Điều nào dưới đây không chính xác về đặc điểm khu sinh học nước mặn?
A. gồm các đầm phá, vịnh nông ven bờ, biển va đại dương, bao phủ 81% bề mặt hành tinh.
B. chúa trên 1 370 000 nghìn km3
C. là nơi sống của khoảng 200 000 loài động vật thủy sinh, trong đó gần 20 000 loài cá.
D. biển và đại dương được chia thành nhiều vùng với những điều kiện môi trường và nguồn lợi sinh vật khác nhau.
125. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô là:
A. sản lượng sinh vật được tạo ra trong quang hợp
B. sản lượng sinh vật bị thực vật tiêu thụ cho hoạt động sống.
C. sản lượng sinh vật để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.
D. sản lượng sinh vật tiêu hao trong hô hấp của sinh vật.
126. Hiệu suất sinh thái là:
A. tỉ lệ tương đối % của bậc dinh dưỡng nào đó so với bậc dinh dưỡng đứng sau nó.
B. tỉ lệ tương đối % của bậc dinh dưỡng nào đó so với bậc dinh dưỡng đứng trước nó 2 bậc.
C. tỉ lệ tương đối % của bậc dinh dưỡng nào đó so với bậc dinh dưỡng đứng trước bất kì.
D. tỉ lệ tương đối % của bậc dinh dưỡng nào đó so với bậc dinh dưỡng đầu tiên.
127. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được đánh giá vào khoảng:
A. 70,9 tỉ tấn C/năm.
B. 80,9 tỉ tấn C/năm.
C. 90,9 tỉ tấn C/năm.
D. 104,9 tỉ tấn C/năm.
128. Tài nguyên nào là tài nguyên không tái sinh?
A. dầu lửa
B. tài nguyên nước
C. tài nguyên đất
D. năng lượng gió.
129. Điều nào dưới đây không đúng với chu trình cácbon
A. trong quá trình hô hấp ở động vật, thực vật, CO2 và nước được trả lại cho môi trường
B. trong quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật, CO2 và nước được trả lại cho môi trường
C. Thực vật lấy CO2 trực tiếp từ khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ.
D. tất cả động vật sử dụng trực tiếp cacbon từ thức ăn thực vật.
130. Những chất tham gia vào chu trình lắng đọng như thế nào?
A. có nguồn dự trữ từ vỏ Trái đất, thất thoát nhiều
B. có nguồn dự trữ từ vỏ Trái đất, thất thoát một phần
C. có nguồn dự trữ từ không khí, thất thoát ít
D. có nguồn dự trữ từ vỏ Trái đất, không thất thoát.
131. Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái các dạng tài nguyên?
A. trong khai thác, cong người làm khánh kiệt các dạng tài nguyên không tái sinh.
B. những tai biến do thiên nhiên tạo ra: bão lụt, hạn hán, động đất.
C. trong khai thác, cong người làm suy thoái nghiêm trọng các dạng tài nguyên có khả năng phục hồi.
D. Trong khai thác, con người đã làm giảm sự đa dạng sinh học.
132. Số bậc dinh dưỡng ở chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái dưới nước thường là:
A. 4 – 5 bậc
B. 5 – 6 bậc
C. 3 – 4 bậc
D. 6 – 7 bậc
133. Bức xạ quang hợp khi đi vào hệ sinh thái sẽ như thế nào?
A. một phần bị thất thoát, một phần được thực vật chuyển thành hóa năng chứa trong mô, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
B. phần nhỏ bị thất thoát, chỉ một lượng được thực vật chuyển thành hóa năng chứa trong mô, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
C. phần lớn bị thất thoát, chỉ một lượng rất nhỏ được thực vật chuyển thành hóa năng chứa trong cơ thể, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
D. phần lớn bị thất thoát, chỉ một lượng rất nhỏ được thực vật chuyển thành hóa năng chứa trong mô, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
133. Điều nào dưới đây không chính xác về đặc điểm của khu sinh học rừng lá kim phương bắc?
A. nằm kề phía nam đồng rêu, diện tích lớn tập trung ở Xibêri.
B. có mùa đông dài, tuyết dày, mùa hè ngắn, ngày ngắn và ấm.
C. cây lá kim (thông, tùng, bách) chiếm ưu thế.
D. động vật sống trong rừng là thỏ, linh miêu, chó sói, gấu.
134. Một hệ thực ngiệm chỉ có tảo lục và vi sinh vật phân hủy sống trong môi trường vô sinh được xác định là:
A. một tổ hợp sinh vật khác loài.
B. quần thể sinh vật
C. hệ sinh thái
D. quần xã sinh vật.
135. Một chu trình sinh địa hóa gồm có những phần nào?
A. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên, phân giải và lắng đọng một một phần vật chất trong đất, nước.
B. tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
C. tổng hợp các chất, tuần hoán vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất nước.
D. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữ cơ.
136. Hệ sinh thái bao gồm:
A. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.
B. quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
C. các tác động của nhân tố vô sinh lên các loài.
D. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.
137. Khu sinh học nào là lá phổi xanh của hành tinh?
A. khu sinh học rừng lá kim phương Bắc.
B. khu sinh học đồng rêu.
C. khu sinh học rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
D. khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc bán Cầu.
138. Những loài nào có khả năng cố định nitơ?
A. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây họ Đậu.
B. Vi khuẩn lam tự do trong nước.
C. vi khuẩn lam trên với bèo hoa dâu
D. vi khuẩn lam trên bèo hoa dâu và vi khuẩn nốt sần cây họ Đậu
139. Những loài nào có khả năng cố định nitơ?
A. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây họ Đậu.
B. Vi khuẩn lam tự do trong nước.
C. vi khuẩn lam trên với bèo hoa dâu
D. vi khuẩn lam trên bèo hoa dâu và vi khuẩn nốt sần cây họ Đậu
140. Tài nguyên nào là tài nguyên vĩnh cửu?
A. dầu lửa
B. tài nguyên nước
C. tài nguyên đất
D. năng lượng gió.
141. Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là:
A. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. xây dựng các vườn quốc gia.
C. bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
D. bảo vệ các loài sinh vật.
142. Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài nào?
A. những loài sử dụng thức ăn là thực vật.
B. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật
C. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.
D. Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp 
143. Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là: 
A. không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
B. tiết kiệm trong việc tưới tiêu cho cây trồng.
C. tiết kiệm nước trong ăn uống
D. hạn chế nước ngọt chảy ra biển.
144. Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp nhất đến bậc dinh dưỡng cao liền kề, thì trung bình năng lượng mất đi bao nhiêu phần trăm?
A. 60%
B. 70%
C. 80%
D. 90%.
145. Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng tăng dần.
B. năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
C. càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm dần.
D. năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao.
146. Sự tồn tại của hệ sinh thái nhân tạo theo thời gian như thế nào?
A. tự duy trì trạng thái ổn định của nó.
B. không có trạng thái ổn định
C. duy trì trạng thái ổn định với sự tác động thường xuyên của con người.
D. dần dần chuyển sang hệ sinh thái tự nhiên.
147. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trai Đất là do:
A. bùng nổ dân số làm tăng lượng CO2 trên Trái đất.
B. thảm thực vật cò xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì thay đổi khí hậu.
C. động vật phát triển nhiều nên tăng hàm lượng CO2.
D. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
148. Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
A. do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. do năng lượng mất mát quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.
C. do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
D. do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
149. Thực vật hấp thu nitơ dưới dạng nào?
A. NO3-
B. NH4+
C. NO3- và NH4+
D. N2.
150. Số bậc dinh dưỡng ở chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn thường là:
A. 4 – 5 bậc
B. 5 – 6 bậc
C. 3 – 4 bậc
D. 6 – 7 bậc
151. Nếu xích thức ăn kéo dài 5 bậc thì hiệu suất sinh tháicủa bậc thứ 5 so với động vật ăn cỏ là bao nhiêu?
A. 1/1000
B. 1/100
C. 1/10000
D. 1/10
152. Hiệu suất sử dụng năng lượng hay hiệu suất sinh thái của mỗi bậc sau là bao nhiêu?
A. 10%
B. 11%
C. 9%
D. 8%
153. Điều nào sau đây không phải là sự khác nhau của các hệ sinh thái?
A. khác nhau về mức độ tổ chức.
B. khác nhau về thực hiện một chu trình sinh học đầy đủ
C. khác nhau về kích cỡ
D. khác nhau về sự sắp xếp các chức năng.
154. Điều nào sau đây không đúng với chu trình nước?
A. trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống với lượng lớn ở lục địa.
B. trong tự nhiên, nước luôn vận động, tạo nên chu trình nước toàn cầu. 
C. trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống với lượng lớn ở đại dương.
D. sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.
155. Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có mối quan hệ về:
A. nguồn gốc.
B. dinh dưỡng
C. sinh sản
D. nơi ở.
156. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là: 
A. nắm được quy luật phát triển của quần xã.
B. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.
C. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.
D. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.
157. Sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn được xác định theo biểu thức:
A. 
B. 
C. 
D. 
158. Nhân tố vô sinh đóng vai trò quan trọng hơn nhân tố hữu sinh trong hệ sinh thái:
A. rừng mưa nhiệt đới.
B. thảo nguyên.
C. đồng rêu đới lạnh.
D. savan.
159. Khu sinh học nào sau đây lớn nhất trong các khu sinh học trên cạn là:
A. biển
B. đồng cỏ.
C. hoang mạc.
D. rừng mưa.
160. Khu sinh học nào sau đây có sự ưu thế của cây thực vật hạt trần hoặc cây có quả hình nón (thông, linh sam, vân sam) 
A. rừng lá kim phương Bắc.
B. đồng rêu.
C. rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
D. rừng hỗn tạp ôn đới.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TN 08 -09 (3 PHẦN).doc