Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Sinh học – Lớp 12

Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Sinh học – Lớp 12

Câu1: Đot biến gen xảy ra dễ hay khó nhờ vào:

 a) đặc điểm của gen: dễ hay khó bị biến đổi b) loại tác nhân lý hóa

 c) cường độ tác dụng d) cả 3 câu trên đều đúng

Câu 2: Tính chất nào sau đây là của đột biến:

 a) Xuất hiện đồng loạt có định hướng b) Giúp sinh vật thích nghi với môi trường

 c) Môi trường tác động làm biến đổi kiểu hình d) Có lợi, có hại, trung tính

Câu 3: Cá thể mang đột biến, biểu lộ thành kiểu hình đột biến gọi là:

 a) đột biến gen b) đột biến NST c) thường biến d) thể đột biến

Câu 4: Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào kể sau đây:

 a) Đặc điểm cấu trúc gen b) cường độ của tác nhân

 c) Loại tác nhân d) Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 5: Đột biến gen loại nào làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit?

 a) Đột biến khử 1 cặp N hay nhiều cặp N b) Đột biến thêm 1 cặp N hay nhiều cặp N

 c) Đột biến thay thế 1 cặp N này bằng 1 cặp N khác d) Đột biến thay thế từ 4 cặp N trở lên

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1634Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Sinh học – Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
	 MÔN SINH HỌC – LỚP 12 	 
Câu1: Đotä biến gen xảy ra dễ hay khó nhờ vào:
	a) đặc điểm của gen: dễ hay khó bị biến đổi	b) loại tác nhân lý hóa
	c) cường độ tác dụng	d) cả 3 câu trên đều đúng
Câu 2: Tính chất nào sau đây là của đột biến:
	a) Xuất hiện đồng loạt có định hướng	b) Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
	c) Môi trường tác động làm biến đổi kiểu hình	d) Có lợi, có hại, trung tính
Câu 3: Cá thể mang đột biến, biểu lộ thành kiểu hình đột biến gọi là:
	a) đột biến gen	b) đột biến NST	c) thường biến 	d) thể đột biến
Câu 4: Đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào kể sau đây:
	a) Đặc điểm cấu trúc gen	b) cường độ của tác nhân	
 c) Loại tác nhân	d) Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 5: Đột biến gen loại nào làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit?
	a) Đột biến khử 1 cặp N hay nhiều cặp N	b) Đột biến thêm 1 cặp N hay nhiều cặp N
	c) Đột biến thay thế 1 cặp N này bằng 1 cặp N khác	d) Đột biến thay thế từ 4 cặp N trở lên
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?:
Kiểu gen quyết định sự biểu lộ kiểu hình theo các qui luật di truyền. 
Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
Một tính trạng được di truyền từ đời bố mẹ sang đời con cái là sự di truyền của chính tính trạng đó.
Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước những biến đổi của môi trường.
Câu 7: Phương thức đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen:
	a) Thay một cặp N bằng một cặp N khác	b) Đảo vị trí một cặp N dọc theo gen
	c) Thêm một cặp N vào gen	d) Chuyển 1 cặp N từ NST này sang NST khá
Câu 8: Đột biến gen loại nào làm thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi polipeptit:
Đột biến thay một cặp N bằng một cặp n khác.
Đột biến đảo vị trí một cặp N từ mạch 1 sang mạch 2 và ngược lại.
Đột biến khử một cặp N.
Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 9: Đột biến mất đoạn NST số 21 gây nên:
	a) bệnh mèo kêu	b) bệnh đao	c) hội chứng tơcnơ	d) cả 3 ý trên đều sai
Câu 10: Các biểu hiện sau đây: “nữ, buồng trứng và tử cung không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, khó có con” là hội chứng:
	a) Đao	b) 3X	c) Tơcnơ	d) Claiphentơ
Câu 11: Cơ chế hình thành NST (2n + 1) là:
Sự thụ tinh của giao tử 2n với giao tử 1n.	b) Đột biến đa bội bộ NST 2n.
c) Đột biến dị bội 1 cặp NST giới tính.	d) Cơ chế nguyên phân 1 tế bào tam bội.
Câu 12: Cơ chế hình thành bộ NST đa bội lẻ là:
	a) 2n 4n	b) giao tử 2n x giao tử 2n.
	c) giao tử 2n x giao tử 1n	d) đột biến dị bội 1 cặp NST thường.
Câu 13: Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST:
	a) Mất 1 đoạn nhiều N	b) Mất 1 đoạn nhiều gen
	c) Chuyển đoạn trong cặp tương đồng	d) Chuyển đoạn trong cặp dị đồng
Câu 14: Trường hợp nào sau đây làm cho con lai có kiểu hình khác bố mẹ?:
	a) tạo biến dị tổ hợp	b) tạo kiểu hình mới do tính trạng trung gian
	c) cho lai xa	d) Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của thể đa bội: 
Tế bào có các cặp NST tương đồng gốm 2 NST.
Phần lớn động vật đa bội bị chết.
Cơ quan sinh dưỡng có kích thước quá to, quá nhỏ, sự tăng trưởng bất thường. 
Một số trường hợp cây không có hạt.
Câu 16: Đột biến đa bội là do: 
thoi vô sắc không xuất hiện.
màng tế bào chất không xuất hiện để ngăn tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
NST không di chuyển và phân ly được vào tế bào con.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 17: Tính chất nào sau đây không phải của đột biến đa bội: 
Tế bào 4n giảm phân cho giao tử 2n.
Tế bào 3n giảm phân cho giao tử 2n, n.
Có 1 cặp NST có đến 3 NST.
Ở động vật giao phối, cá thể đột biến đa bội không sinh sản được.
Câu18: Tính chất nào sau đây không phải của thường biến:
Biến đổi kiểu hình dưới tác động trực tiếp và gián tiếp của môi trường.
Có tính di truyền.
Có ý nghĩa thích nghi với môi trường sống.
Xuất hiện đồng loạt, có định hướng.
Câu 19: Thường biến có tính chất nào kể sau đây:
	a) Biến đổi cá thể	b) Di truyền cho đời sau
	c) Giúp sinh vật thích nghi với môi trường	d) Bị ảnh hưởng không đáng kể bởi môi trường
Câu 20: Hoá chất làm thay đổi cặp G-X bằng cặp T-A trong phân tử ADN là :
5BU
EMS
Consixin
Cả 3 câu trên đều sai 
Câu 21: Tính chất nào sau đây là của thường biến:
là biến đổi kiểu di truyền dẫn đến biến đổi kiểu hình của sinh vật.
Biến đổi có tính đồng loạt theo một hướng nhất định.
Có thể di truyền qua các thế hệ.
Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không phải của thường biến: 
Ngoài biến đổi kiểu hình, còn là kết quả của biến đổi kiểu gen.
Không di truyền.
Xảy ra suốt quá trình phát triển của cá thể.
Không phải là nguyên liệu của quá trình chọn lọc.
Câu 23: Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp: 
	a) sản lượng sữa	b) tỉ lệ bơ trong sữa	c) cấu tạo và màu sắc của lông	d) cả 3 ý trên đều sai
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai: 
Kiểu gen quyết định hoàn toàn năng suất của giống vật nuôi và cây trồng.
Kỷ thuật sản xuất quyết định một phần năng suất của giống.
Năng suất là kết quả tương tác giữa giống và kỷ thuật sản xuất.
Muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ, phải cải tạo giống.
Câu 25: Sau khi đột biến, gen còn A = T = 450N, G = X = 228N 
	Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần, môi trường đã cung cấp giảm A = T = 270N, X = G = 252N. Chiều dài của gen ban đầu là: 
	a) 1200 A0	b) 4080 A0 	b) 8160 A0 	d) cả 3 câu trên đều sai
Câu 26: Khi gen đột biến tổng hợp prôtêin, số axit amin trong 1 phân tử Protein bị giảm 1 và có 1 axit amin mới. Đây là đột biến gen loại : 
	a) Khử 1 N trong bất kỳ1 bộ ba nào	b) Khử 3 N trong 1 bộ ba
	c) Khử 3 N trong 2 bộ ba kế tiếp	d) Khử 3 N trong 3 bộ ba 
 Câu 27: Một gen tổng hợp 1 phân tử protein có 498 axit amin , trong gen có tỉ lệ A/G = 2/3 . Nếu sau đột biến , tỉ lệ A/G = 66,85% . Đây là đột biến :
Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X 
Thay thế 1 cặp X-G bằng 1 cặp A-T 
Thay thế 2 cặp A-T trong 2 bộ ba kế tiếp bằng 2 cặp X-G 
Thay thế 2 cặp X-G trong 2 bộ ba kế tiếp bằng 2 cặp A-T 
Câu 28: Cá thể có kiểu di truyền Aaaa, khi giảm phân, cho được tối đa bao nhiêu kiểu giao tử?
	a) 9 kiểu giao tử	b) 8 kiểu giao tử	c) 6 kiểu giao tử	d) 2 kiểu giao tử
Câu 29: Cá thể có kiểu di truyền AAaa giảm phân bình thường tạo giao thu hữu thụ tạo được:
	a) 9 kiểu giao tử	b) 6 kiểu giao tử	c) 3 kiểu giao tử	d) 1 kiểu giao tử
Câu 30: Cho lai 2 cá thể 4n, kết quả kiểu hình đời F1 là 11 : 1. Kiểu di truyền của P là: 
	a) P1: AAAa x AAAa	b) P2: AAAa x AAaa	c) P3: Aaaa x Aaaa	d) P4: AAaa x Aaaa
Câu 31: Người ta gây đột biến trên ruồi giấm, thu được 120 cá thể đột biến trên 4.800 cá thể khảo sát. Tần số đột biến là:	a) 12%	b) 4,8%	c) 2,5%	d) 1,2%
Câu 32: Cho lai 2 cá thể 4n, kết quả kiểu hình đời F1 là 3 : 1. Kiểu di truyền P là:
	a) P1: Aaaa x Aaaa	b) P2: AAAa x AAAa	c) P3: Aaaa x Aa	d) a và c đúng
Câu 33: Kỹ thuật chuyển 1 đoạn AND từ tế bào cho sang tế bào nhận gọi là:
	a) kỹ thuật di truyền	b) kỹ thuật cấy gen	c) gen liệu pháp	d) Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 34: AND tái tổ hợp được tạo ra trong giai đoạn: 
	a) tách AND của tế bào cho 	c) tách plasmit ra khỏi vi khuẩn
	c) cắt và nối AND	d) chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhân.
Câu 35: Người ta ứng dụng kỹ thuật di truyền để:
	a) tạo số lượng kháng sinh lớn	b) tạo hoocmôn insulin trị bệnh tiểu đường
	c) tạo giống khoai tây miễn nhiễm	d) cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 36: Cây thuốc lá cảnh Pétunia cung cấp gen:
	a) chống bệnh nhiễm virut ở cây khoai tây.	b) kháng thuốc diệt cỏ cho cây bông vải.
	c) làm tăng sản lượng sữa	d) làm tăng lượng prôtêin trong cơ quan dự trữ.	
Câu 37: Điều nào sau đây không thuộc hiện tượng thoái hóa: 
	a) Do các thực vật tự thụ qua nhiều thế hệ	b) Do các động vật giao phối cận huyết.
	c) Tỉ lệ dị hợp tăng	d) Tỉ lệ đồng hợp tăng.
Câu 38: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết vì muốn: 
làm cho tỉ lệ dị hợp trong quần thể giảm.
tạo dòng thuần về các cặp đồng hợp trội và lặn, chuẩn bị cho lai khác dòng.
làm cho xuất hiện nhiều đột biến.
tỉ lệ tử vong giảm.
Câu 39: Nội dung sau đây: “ Cá thể lai mang các cặp gen dị hợp, biểu lộ được ưu thế lai, đồng thời các gen lặn bị át chế, không biểu lộ ra kiểu hình” là của: 
	a) giả thuyết cộng gộp	b) giả thuyết siêu trội
	c) giả thuyết về trạng thái dị hợp	d) Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 40: Nội dung nào sau đây là của giả thuyết siêu trội: 
Khi cho lai 1 dòng mang 2 loại gen trội với 1 dòng mang 1 loại gen trội khác nhau, ở thế con lai, số gen trội tăng lên.
Sự tương tác giữa 2 alen tương ứng có chức năng khác nhau, dẫn đến hiệu quả bổ trợ cho nhau.
cá thể lai mang các cặp gen dị hợp, biểu lộ ưu thế lai, đồng thời các gen lặn bị át chế, không biểu lộ được thành kiểu hình.
Cả 3 câu trên đều đúng. 
-------------------------- 
ĐÁP ÁN 
Câu
Đ/án
Câu
Đ/án
Câu 
Đ/án
Câu 
Đ/án 
1
d
11
c
21
b
31
c
2
d
12
c
22
a
32
d
3
d
13
a
23
c
33
b
4
d
14
d
24
a
34
c
5
c
15
a
25
b
35
d
6
c
16
d
26
c
36
b
7
d
17
c
27
b
37
c
8
c
18
b
28
b
38
b
9
d
19
c
29
c
39
c
10
b
20
b
30
d
40
b

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh12_hk1_BCCVA.doc