Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chủ đề 9: Các loại quang phổ-các bức xạ không nhìn thấy

Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chủ đề 9: Các loại quang phổ-các bức xạ không nhìn thấy

Trình bày được nguyên tắc cấu tạo của máy quang phổ lăng kính và nêu được tác dụng của từng bộ phận của máy quang phổ.

- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ vạch hấp thụ là gì, các đặc điểm chính và những ứng dụng chính của mỗi loại quang phổ.

- Nêu được phép phân tích quang phổ là gì.

- Nêu được bản chất, cách phát, các đặc điểm và công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.

- Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước sóng

 

docx 28 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chủ đề 9: Các loại quang phổ-các bức xạ không nhìn thấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 24,25. Tiết 47,48,49
CHỦ ĐỀ 9. CÁC LOẠI QUANG PHỔ- CÁC BỨC XẠ KHÔNG NHÌN THẤY
I/MỤC TIÊU CHUNG
1/ kiến thức
Trình bày được nguyên tắc cấu tạo của máy quang phổ lăng kính và nêu được tác dụng của từng bộ phận của máy quang phổ. 
- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ vạch hấp thụ là gì, các đặc điểm chính và những ứng dụng chính của mỗi loại quang phổ. 
- Nêu được phép phân tích quang phổ là gì. 
- Nêu được bản chất, cách phát, các đặc điểm và công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X. 
- Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước sóng
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Phân biệt được định nghĩa, nguồn phát, tính chất, ứng dụng của ba loại quang phổ.
- Vận dụng lý thuyết về máy quang phổ và các loại quang phổ để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
Tiết 47. Tuần 24
Bài 26:	CÁC LOẠI QUANG PHỔ
I. MỤC TIÊU
 Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo của máy quang phổ và tác dụng của từng bộ phận.
- Hiểu được khái niệm về quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ, nguồn phát quang phổ liên tục, những đặc điểm và công dụng của quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ.
- Hiểu được khái niệm về quang phổ vạch hấp thụ; cách thu và điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ; mối liên hệ giữa quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố.
- Nắm được nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng powerpoint có:
+ Vẽ trên giấy khổ lớn sơ đồ cấu tạo của máy quang phổ (Hình 26.1 SGK)
+ Chuẩn bị một số ảnh chụp và quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1:
Câu 1: Máy quang phổ là gì? Có mấy bộ phận chính và hãy kể tên các bộ phận đó?
Câu 2: Hãy cho biết tác dụng của ống chuẩn trực? Khe hẹp F được đặt nằm ở đâu?
Câu 3: Hãy cho biết tác dụng của lăng kính? Nêu tính chất của chùm tia ló?
Câu 4: Mô tả hình ảnh thu được trên tấm kính mờ hoặc trên kính ảnh của buồng tối?
Phiếu học tập số 2:
Câu 1: Quang phổ liên tục là gì?
Câu 2: Những chất nào có khả năng phát ra quang phổ liên tục? Từ đó, nêu điều kiện đểphát ra quang phổ liên tục ?
Câu 3: Quang phổ liên tục có tính chất gì quang trọng? Tính chất đó được ứng dụng gì?
Phiếu học tập số 3:
Câu 1: Quang phổ vạch phát xạ là gì?
Câu 2: Quang phổ vạch phát xạ do nguồn nào phát ra? Từ đó, cho biết quang phổ vạch phát xạ phát ra trong điều kiện nào?
Câu 3: Hãy quan sát về ảnh chụp quang phổ vạch của một số nguyên tố?
Hidro:	
Natri: 
- Nêu nhận xét về nét giống nhau, khác nhau giữa các quang phổ đó?
Câu 4: So sánh và ướm hai quang phổ Hidro, Natri với nhóm khảo sát quang phổ vạch hấp thụ, có điều gì đặt biệt giữa hai loại quang phổ? Từ đó nêu ứng dụng của quang phổ vạch?
Phiếu học tập số 4
Câu 1: Quan sát thí nghiệm gv trình chiếu. Hãy cho biết nếu trên đường đi của chùm sáng đó ta đặt một ống thủy tinh đựng hơi Natri thì thấy hiện tượng gì?
Câu 2: Quang phổ vạch hấp thụ là gì?
Câu 3: Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ có giá trị như thế nào so với nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục ?
Câu 4: Hãy quan sát về ảnh chụp quang phổ vạch hấp thụ của một số nguyên tố?
Hidro:	
Natri: 
- Nêu nhận xét về nét giống nhau, khác nhau giữa các quang phổ đó?
Câu 5: So sánh và ướm hai quang phổ Hidro, Natri với nhóm khảo sát quang phổ vạch phát xạ, có điều gì đặt biệt giữa hai loại quang phổ? Từ đó nêu ứng dụng của quang phổ vạch?
Phiếu học tập số 5
Cấu tạo của máy quang phổ lăng kính gồm các bộ phận chính là:
A. Ống chuẩn trực, lăng kính và buồng ảnh.
B. Thấu kính hội tụ, lăng kính và buồng ảnh.
C. Ống chuẩn trực, lăng kính và thấu kính hội tụ.
D. Ống chuẩn trực, thấu kính hội tụ và buồng ảnh 
Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính là dựa trên hiện tượng quang học: 
A. Tán sắc ánh sáng.	B. Giao thoa ánh sáng.	C. Phản xạ ánh sáng.	D. Nhiễu xạ ánh sáng.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ:
A. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra.
B.Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau phát ra thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí, màu sắc các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch.
C.Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
D. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dãi màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.
Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính buồng tối là
A.Tập hợp nhiều chùm song song, mỗi chùm có một màu.
B.Chùm tia hội tụ gồm nhiều màu đơn sắc khác nhau.
C.Tập hợp nhiều chùm tia song song màu trắng
D.Chùm phân kì gồm nhiều màu đơn sắc khác nhau.
Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thì:
A.Hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.	B.Giống nhau, nếu mỗi vật ở một nhiệt độ phù hợp.
C.Hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.	D.Giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích bằng quang phổ ?
A. Phép phân tích quang phổ là phân tích ánh sáng trắng.
B. Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của chúng.
C. Phép phân tích quang phổ là nguyên tắc dùng để xác định nhiệt độ của các chất.
D. A, B và C đều đúng.
Quang phổ vạch phát xạ là một quang phổ gồm
A. Một số vạch màu riêng biệt cách nhau bằng những khoảng tối( thứ tự các vạch được xếp theo chiều từ đỏ đến tím).
B. Một vạch màu nằm trên nền tối.
C. Các vạch từ đỏ tới tím cách nhau những khoảng tối.
D. Các vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.
Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch:
A. Màu biến đổi liên tục . 	B. Tối trên nền sáng .
C. Màu riêng biệt trên một nền tối . 	D. Tối trên nền quang phổ liên tục
Hiện tượng một vạch quang phổ phát xạ sáng trở thành vạch tối trong quang phổ hấp thụ được gọi là:
A. Sự tán sắc ánh sáng 	B. Sự nhiễu xạ ánh sáng	
C. Sự đảo vạch quang phổ 	D. Sự giao thoa ánh sáng đơn sắc
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục
B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
2. Học sinh
- Ôn lại §24 cũng như các kiến thức về lăng kính, thấu kính, quang phổ của Mặt Trời
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề để tìm hiểu về các loại quang phổ ( 5 phút)
a. Mục tiêu:
- Kiến thức cũ được hệ thống lại.
- Kích thích tính tò mò của HS, HS có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới thông qua những hiện tượng xảy ra trong đời sống.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: Kiến thức cũ được hệ thống lại, sự tò mò và hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
§Giáo viên kiểm tra bài cũ:
- Nêu điều kiện để có giao thoa ánh sáng? Xác định vị trí các vân sáng và vân tối trên màn quan sát?
§Giáo viên nêu vấn đề:
- Nhờ nghiên cứu quang phổ mà người ta biết được thành phần cấu tạo của Mặt Trời, của các vì sao xa xôi, của một mẻ thép đang nấu trong lò, của dầu khí... Vậy, quang phổ là gì? Dụng cụ để khảo sát quang phổ có cấu tạo và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay.
Bước 2
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cấu tạo - nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính ( 15 phút)
a. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo của máy quang phổ và tác dụng của từng bộ phận.
- Nắm được nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm:
Máy quang phổ lăng kính
 Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. Nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
1. Cấu tạo: Có ba bộ phận chính:
Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm tia sáng song song. Chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính L1 là một chùm tia song song.
 Lăng kính là bộ phận có tác dụng phân tích chùm tia song song từ L1 chiếu tới, tạo ra thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.
Buồng ảnh là bộ phận dùng để chụp ảnh quang phổ, hoặc để quan sát quang phổ.
2. Nguyên tắc hoạt động
 Sau khi ló ra khỏi ống chuẩn trực, chùm ánh sáng phát ra từ nguồn S là một chùm song song. Chùm này qua lăng kính sẽ bị phân tán thành nhiều chùm đơn sắc song song. Mỗi chùm sáng đơn sắc ấy được thấu kính L2 của buồng ảnh hội tụ thành một vạch trên tiêu diện của L2 và cho ta một ảnh thật của khe F, đó là một vạch màu. Các vạch màu này được chụp trên kính ảnh hoặc hiện lên tấm kính mờ. Mỗi vạch màu ứng với một bước sóng xác định, là thành phần ánh sáng đơn sắc do nguồn S phát ra.
 Tập hợp các vạch màu đó tạo thành quang phổ của nguồn S.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
Giáo viên cho HS xem hình vẽ 26.1 và chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm phiếu học tập số 1 theo nhóm.
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
Câu 1: Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. Nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
Câu 2: Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm tia song song
Khe hẹp F được đặt nằm ở tiêu diện của thấu kính hội tụ L1
Câu 3: Lăng kính là bộ phận có tác dụng phân tích chùm tia sáng song song chiếu tới.
Chùm tia ló là chùm tia đơn sắc
Câu 4: Hình ảnh thu được trên kính ảnh của buồng tối là các vạch màu đơn sắc
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4
§GV lưu ý thêm về nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ cho học sinh:
- Sau khi ló ra khỏi ống chuẩn trực, chùm ánh sáng phát ra từ nguồn S là một chùm song song. Chùm này qua lăng kính sẽ bị phân tán thành nhiều chùm đơn sắc song song. Mỗi chùm sáng đơn sắc ấy được thấu kính L2 của buồng ảnh hội tụ thành một vạch trên tiêu diện của L2 và cho ta một ảnh thật của khe F, đó là một vạch màu. Các vạch màu này được chụp trên kính ảnh hoặc hiện lên tấm kính mờ. Mỗi vạch màu ứng với một bước sóng xác định, là thành phần ánh sáng đơn sắc do nguồn S phát ra.
- Tập hợp các vạch màu đó tạo thành quang phổ của nguồn S.
§Giáo viên tổng kết hoạt động 2.1.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu quang phổ liên tục và quang phổ phát xạ - quang phổ vạch hấp ... hổ và tác dụng của từng bộ phận.
- Hiểu được khái niệm về quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ, quang phổ vạch hấp thụ, nguồn phát quang phổ liên tục, những đặc điểm và công dụng của quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ.
- Hiểu được các bản chất các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, nguồn phát ra chúng, các tính chất và công dụng của chúng.
- Hình dung được một cách khái quát thang sóng điện từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Vận dụng lý thuyết về máy quang phổ và các loại quang phổ để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế
- Vận dụng các ứng dụng của tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia X vào thực tế.
- Vận dụng các kiến thức về tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X để làm bài tập.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan, cũng như bài tập tự luận có trong SGK và SBT thuộc các bài về máy quang phổ và các loại quang phổ, về tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Hiện tượng quang học nào sau đây sử dụng trong máy phân tích quang phổ? 
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng	B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng	
C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng 	D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng	
Câu 2: Máy quang phổ là dụng cụ dùng để 
A. quan sát và chụp quang phổ của các vật 	B. tiến hành các phép phân tích quang phổ 
C. đo bước sóng các vạch quang phổ
D. phân tích 1 chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc
Câu 3: Quang phổ liên tục phát ra bởi một chất được dùng để: 
A. Xác định thành phần của chất đó C. Xác định thành phần của chất đó trong hổn hợp
B. Xác định nhiệt độ của chất đó. 	D. Xác định chất đó là đơn chất hay hợp chất . 
Câu 4: Quang phổ vạch của Natri gồm : 
A. 2 vạch vàng rất gần nhau.	B. 1 vạch vàng 
C. 4 vạch đỏ lam chàm tím.	D. 2 vạch vàng rất xa nhau. 
Câu 5: Quang phổ vạch thu được khi chất phát sáng ở trạng thái
A. Rắn 	B. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp
C. Lỏng	D. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao
Câu 6. Ống chuẩn trực của một máy quang phổ có nhiệm vụ
A. Tạo ra chùm ánh sáng chuẩn	B. Tạo một số bước sóng chuẩn
C. Hướng ánh sáng vào nguồn phải khảo sát	D. Tạo ra chùm song song
Câu 7. Ống chuẩn trực có cấu tạo
A. là một lăng kính B. là một thấu kính C. là một gương D. là một thấu kính hội tụ
Câu 8. Thấu kính của máy quang phổ trong buồng ảnh có nhiệm vụ
A. Tạo ảnh của nguồn sáng	B. Tạo ảnh thật của khe sáng chuẩn trực
C. Tạo các vạch quang phổ	D. Hội tụ các tia sáng đơn sắc tại mặt phẳng tiêu diện
Câu 9. Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho
A. Thành phần cấu tạo của chất	B. chính chất đó
C. Thành phần nguyên tố có mặt trong chất	D. Cấu tạo phân tử của chất.
Câu 10. Quang phổ của mặt trời là
A. Quang phổ liên tục	B. Quang phổ phát xạ	C. Quang phổ hấp thụ 	D. Cả 3
Câu 11. Dựa vào quang phổ phát xạ có thể phân tích
A. Cả định tính lẫn định lượng	B. Định tính chứ không định lượng được
C. Định lượng chứ khụng định tính được	D. Định tính và bán định lượng
Câu 12. Hai vật sáng có bản chất khác nhau, khi nung nóng thì cho hai quang phổ liên tục
A. Hoàn toàn giống nhau	B. Khác nhau hoàn toàn
C. Giống nhau khi mỗi vật có nhiệt độ thích hợp	D. Giống nhau khi cùng nhiệt độ
Câu 13. Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì:
A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. 
B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.
C. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng.
D. Áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn.
Câu 14. Thấu kính của máy quang phổ trong buồng ảnh có nhiệm vụ
A. Tạo ảnh của nguồn sáng	B. Tạo ảnh thật của khe sáng chuẩn trực
C. Tạo các vạch quang phổ	D. Hội tụ các tia sáng đơn sắc tại mặt phẳng tiêu diện
Câu 15. Bản chất tia hồng ngoại là :
A. Sóng điện từ .	B. Có bước sóng ngắn hơn tia tử ngoại.	
C. Nhìn thấy được.	D. Như sóng cơ học .
Câu 16. Bản chất của tia tử ngoại:
A. Có tần số lớn hơn tần số của ỏnh sỏng trắng.	B. Có bước sóng lớn hơn tia hồng ngoại.
C. Nhìn thấy được.	D. Như sóng cơ học .
Câu 17. Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên 
A. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều. 	B. có khả năng đâm xuyên khác nhau. 
C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.
D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện). 
Câu 18. Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ? 
A. Vùng tia Rơnghen. 	B. Vùng tia tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. 	D. Vùng tia hồng ngoại. 
Câu 19. Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là 
A. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma. 
B. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến. 
C. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại. 
D. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến. 
Câu 20. Chọn câu sai về tia hồng ngoại và tia tử ngoại:
A.Đều có bản chất là sóng điện từ.	B.Đều không nhìn thấy được.
C.Đều có tác dụng nhiệt mạnh.	D.Đều làm đen kính ảnh.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về máy quang phổ, các loại quang phổ, tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X.
- Lập bảng so sánh quang phổ liên tục, phát xạ, hấp thụ về các mặt :Định nghĩa; Nguồn phát; Tính chất; Ứng dụng
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1:Mở đầu: Ôn lại kiến thức cũ thông qua các câu hỏi kiểm tra bài(5 phút)
a. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo của máy quang phổ và tác dụng của từng bộ phận.
- Hiểu được khái niệm về quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ, quang phổ vạch hấp thụ, nguồn phát quang phổ liên tục, những đặc điểm và công dụng của quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ.
- Hiểu được các bản chất các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, nguồn phát ra chúng, các tính chất và công dụng của chúng.
- Hình dung được một cách khái quát thang sóng điện từ.
- Vận dụng lý thuyết về máy quang phổ và các loại quang phổ để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế
- Vận dụng các ứng dụng của tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia X vào thực tế.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: Các kiến thức trọng tâm được hệ thống lại.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: (Có thể hoạt động cá nhân hoặc tổ chức game thi đua giữa các nhóm)
- Yêu cầu HS nộp hai bảng so sánh đã giao về nhà vào tiết trước.
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân (hoặc nhóm nếu lập game)
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Cá nhân hoặc đại diện 1 nhóm trả lời.
- Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4
Giáo viên tổng kết hoạt động 1
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Giải một số bài tập về quang phổ( 30 phút)
a. Mục tiêu:
- Vận dụng lý thuyết về máy quang phổ và các loại quang phổ để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm:
Bài tập về quang phổ:
BT4: (Trang 137 SGK)Đáp án C;	BT5:(Trang 137 SGK) Đáp án D
BT6:(Trang 137 SGK)Vạch đỏ nằm bên phải vạch lam, vạch tím nằm bên trái vạch chàm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:Yêu cầu hs làm các bài tập sgk trang 137.
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân (hoặc nhóm nếu lâp mini game)
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Cá nhân hoặc đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4
Giáo viên tổng kết hoạt động 2.1.
Hoạt động 2.2: Bài tập về các loại tia hồng ngoại – tử ngoại – X ( 45 phút)
a. Mục tiêu:
- Vận dụng các ứng dụng của tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia X vào thực tế.
- Vận dụng các kiến thức về tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X để làm bài tập.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: 
Bài tập về các loại tia hồng ngoại – tử ngoại – X
BT6:(Trang 142 SGK) Đáp án A	BT7:(Trang 142 SGK) Đáp án B
BT8:(Trang 142 SGK)a = 2 mm ; D = 1,2 m ; i = 0,5 mm Þl = ?
Giải: Bước sóng bức xạ: 
BT9: (Trang 142 SGK) a = 0,8 mm ; l = 360 nm ; D = 1,2 m Þ i = ?
Giải: Trên giấy hiện lên những vạch đen song song cách đều và khoảng cách giữa hai vạch đen chính là khoảng vân:
BT5:(Trang 146 SGK) Đáp án C
BT6:(Trang 146 SGK) U = 10kV ; me = 9,1.10-31kg ; e = -1,6.10-19CÞv ; Wđ = ?
Giải: Động năng cực đại và tốc độ của các electron:
BT7:(Trang 146 SGK)P = 400W ; U = 10kV Þ a. I ; ne = ?	;	b. Q = ? : t = 1 phút
Giải:a. Dòng điện qua ống: P = U.I Þ
Số e qua ống trong mỗi giây: 
b. Nhiệt lượng tỏa ra trên anot trong mỗi phút:Q = P.t = 400.60 = 24000J = 24kJ
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Yêu cầu hs làm các bài tập 6, 7, 8, 9 sgk trang 142.
Hướng dẫn: Nêu các công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối và khoảng vân?
§ GV: Yêu cầu hs làm BT 5, 6, 7 sgk trang 146.
Hướng dẫn :
BT6 :
- Nhắc lại công thức tính năng lượng điện đã học ở lớp 11.
- Khi electron đập vào anot thì dạng năng lượng biến đổi như thế nào ?
BT7:Nhắc lại CT tính công suất, nhiệt lượng, số electron ?
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm có sự hướng dẫn của gv
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Cá nhân hoặc đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4
§Giáo viên tổng kết hoạt động 2.2 và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
+ Ưu điểm: 
+ Nhược điểm cần khắc phục: 
Hoạt động 3: Vận dụng ( 10 phút)
a. Mục tiêu:
- Tự mình có thể dựng một bài tập đơn giản để đố các bạn và tự mình đưa ra hướng giải cho các bạn.
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
 Làm các bài tập trong sách bài tập
Nội dung 2:
Rèn khả năng ra đề
Từ nội dung bài tập và phương pháp giải bài tập ở trên, hãy tự ra đề 3 bài tập tương ứng cùng dạng với 3 bài tập đó (kèm hướng giải)
Nội dung 3:
Chuẩn bị cho tiêt sau
- Xem lại các kiến thức bài giao thoa ánh sáng
Kiểm tra giữa kì 2
V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_12_chu_de_9_cac_loai_quang_pho_cac_buc_xa.docx