A. Mục tiêu bài học
- Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì.
- Nêu được điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
- Nêu được ưu điểm của năng lượng do phản ứng nhiệt hạch tỏa ra.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
a) Kiến thức
- Những điều lưu ý trong SGV.
- Một vài kiến thức bổ sung về phản ứng nhiệt hạch ngoài SGK.
Bài 57: PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH A. Mục tiêu bài học - Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì. - Nêu được điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra. - Nêu được ưu điểm của năng lượng do phản ứng nhiệt hạch tỏa ra. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên a) Kiến thức - Những điều lưu ý trong SGV. - Một vài kiến thức bổ sung về phản ứng nhiệt hạch ngoài SGK. b) Dự kiến ghi bảng Bài 57: PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH Phản ứng nhiệt hạch Trong phản ứng tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn có tỏa ra năng lượng Ví dụ: Để phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể xảy ra thì cần phải cung cấp cho các hạt nhân một động năng đủ lớn để các hạt nhân có khả năng thắng được lực đẩy culông giúp chúng tiến lại đủ gần nhau để có thể kết hợp với nhau. Động năng này được cung cấp bởi một nền nhiệt độ cao, cỡ 108 -109 K, do đó, phản ứng tổng hợp hạt nhân được gọi là phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ Phản úng nhiệt hạch chính là nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời và các ngôi sao. Thực hiện phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất Con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được. Đó là sự nổ của bom nhiệt hạch (bom H). Các nhà khoa học đang nghiên cứu để có thể thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng kiểm soát được để phục vụ cho cuộc sống con người. 2. Học sinh - Ôn lại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. - Xem trước bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (7 phút): Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Cán bộ lớp báo cáo tình hình về lớp. Nghe giáo viên đặt câu hỏi, suy nghĩ, nhớ lại và trả lời các câu hỏi. Trả lời câu hỏi: phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân khi một hạt nhân nặng hấp thụ một notron rồi vỡ thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Đặc điểm của các phản ứng phân hạch là đều có hơn 2 notron được phóng ra, và mỗi phân hạch đều giải phóng ra năng lượng lớn, gọi là năng lượng hạt nhân. Trả lời câu hỏi: các notron sinh ra sau mỗi phân hạch của một hạt nhân có thể bị hấp thụ bởi các hạt nhân khác ở gần đó và cú thế phản ứng phân hạch tiếp diễn thành một dây chuyền. số phân hạch tăng lên rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, ta có phản ứng phân hạch dây chuyền. điều kiền để xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền là hệ số nhân notron sau mỗi phân hạch k ≥ 1. Ổn định lớp. Nêu câu hỏi: phản ứng phân hạch là gì? Nêu đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch? Nêu câu hỏi: phản ứng phân hạch dây chuyền là gì? Điều kiện nào thì nó xảy ra? Nhận xét và cho điểm Hoạt động 2 (18 phút): tìm hiểu phản ứng nhiệt hạch Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Lắng nghe giáo viên đặt vấn đề vào bài. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Lấy ví dụ minh họa. Lắng nghe giáo viên phân tích. Thực hiên câu hỏi C1. Ghi nhớ kiến thức. Đọc phần chử nhỏ cuối mục. Đặt vấn đề vào bài. Nêu câu hỏi: Trong các phản úng hạt nhân, ngoài phản ứng phân hạch, còn có phản ứng nào tỏa ra năng lượng? Lấy ví dụ. Nhận xét và kết luận. Yêu cầu học sinh thực hiện câu hỏi C1. Phân tích đặc điểm của sự kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân năng hơn, từ đó dẫn đến cần có một nhiệt độ rất cao để phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể xảy ra. Nhắc nhở học sinh đọc thêm phần chử nhỏ cuối mục. Hoạt động 3 (14 phút): Tìm hiểu phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ và thực hiện phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Suy nghĩ và trả lời. Lắng nghe giải thích của giáo viên, thu nhận kiến thức. Chú ý lắng nghe, ghi nhận kiến thức. Lắng nghe. Đọc và thu nhận kiến thức. Nêu câu hỏi gợi mở: các em biết rằng Mặt Trời đã tồn tại được hơn 5 tỉ năm, và liên tục nó luôn tỏa ra một năng lượng rất lớn, vậy năng lượng đo có nguồn gốc đâu ra? Nhận xét và giải thích rõ hơn cho học sinh. Giới thiệu về thành quả và hạn chế của con người hiện tại trong việc thực hiện phản ứng nhiệt hạch trên trái đất. Giới thiệu thêm một vài thông tin về phản ứng nhiệt hạch mà con người đã thực hiện. Yêu cầu học sinh đọc phần chữ nhỏ trang 289 SGK. Hoạt động 4 (5 phút): Vân dụng và củng cố Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Đọc, suy nghĩ và đưa ra đá án đúng cho các bài tập trong sách giáo khoa. Lắng nghe. Lắng nghe và ghi nhớ. Yêu cầu học sinh đọc và đưa ra đáp án đúng cho hai bài tập trong sách giáo khoa, trang 289. Nhận xét câu trả lời của học sinh và giải thích. Tóm tắt bài học. Hoạt động 5 (1 phút): Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Ghi bài tập về nhà. Ghi nhớ lời căn dặn của giáo viên. Yêu cầu học sinh về nhàn làm các bài tập trong sách bài tập. Căn dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
Tài liệu đính kèm: