Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Bài 50: Thuyết tương đối hẹp - Trường THPT BC Krông Ana

Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Bài 50: Thuyết tương đối hẹp - Trường THPT BC Krông Ana

I) MỤC TIÊU

 Hiểu và phát biểu được hai tiên đề của thuyết tương đối hẹp

 Nêu được hệ quả của tính tương đối của không gian và thời gian

II) CHUẨN BỊ

- Giáo viên: nội dung về tính tương đối của chuyển động theo cơ học cổ điển

- Học sinh: ôn lại kiến thức về tính tương đối của chuyển động trong cơ học đã được học

III) DỰ KIẾN VIẾT BẢNG

1. hạn chế của cơ học cổ điển

2. các tiên đề Anh-xtanh

3. hệ quả của thuyết tương đối hẹp

a) sự co độ dài

b) sự chậm lại của đồng hồ chuyển động

 

doc 2 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Bài 50: Thuyết tương đối hẹp - Trường THPT BC Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT BC Krông Ana 
Bài 50 THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP
MỤC TIÊU
 Hiểu và phát biểu được hai tiên đề của thuyết tương đối hẹp 
 Nêu được hệ quả của tính tương đối của không gian và thời gian 
 CHUẨN BỊ
- Giáo viên: nội dung về tính tương đối của chuyển động theo cơ học cổ điển 
- Học sinh: ôn lại kiến thức về tính tương đối của chuyển động trong cơ học đã được học 
DỰ KIẾN VIẾT BẢNG 
hạn chế của cơ học cổ điển 
các tiên đề Anh-xtanh
hệ quả của thuyết tương đối hẹp 
sự co độ dài 
sự chậm lại của đồng hồ chuyển động 
IV : TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1/Ổn định lớp (2phút)
 	 2/Bài mới 
	Hoạt động 1:( 5phút) Hạn chế của cơ học cổ điển 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- khối lượng và kích thước của ôtô không đổi. Vận tôc thay đổi 
-vận tốc thay đổi phụ thuộc vào hệ quy chiếu ?
Ví dụ : ( từng học sinh lấy ví dụ cụ thể )
- Theo cơ học cổ điển: một chiếc ôtô chuyển động thẳng biến đổi đều đại lượng vật lý nào không thay đổi ? đại lượng nào thay đổi ?
- vậy vận tốc thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào ? lấy ví dụ ?
- nhưng đến cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX khoa học phát triển đã làm thí nghiệm cho thấy vận tốc của ánh sáng truyền trong môi trường chân không là 300 000km/s ( bất biến ) không phụ thuộc vào nguồn sáng đứng yên hay chuyển động 
- Anh-xtanh đã xây dựng thuyết tổng quát hơn gọi là thuyết tương đối hẹp Anh-xtanh 
	Hoạt động 2 :( 15phút) các tiên đề Anh- xtanh 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-Mọi định luật vật lý đều xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính 
+ nếu ánh sáng phát ra cùng chiều chuyển động của xe thì vận tốc của nguồn sáng là v + c
Nếu ánh sáng phát ra ngược chiều chuyển động của xe thì vạn tốc của nguồn sáng là c-v
+ theo thí nghiệm đo được thì vận tốc ánh sáng trong hai trường hợp đo được là như nhau không thay đổi 
-học sinh phát biểu hai tiên đề 
-Từ thí nghiệm về vận tốc của ánh sáng trong chân không ta rút ra được điều gì ?
-Cho một đèn phát ra ánh sáng, đèn đó được đặt lên một xe chuyển động với vận tốc là v trong môi trường chân không . hãy xác định vận tốc của nguồn sáng theo:
+ cơ học cổ điển : khi ánh sáng phát ra cùng chiều với chiều chuyển động của xe và ngược chiều với chiều chuyển động của xe 
+ theo Anh-xtanh
- Hãy rút ra kết luận về hai tiên đề của Anh-xtanh 
	Hoạt động 3 ( 15phút) Hai hệ quả của thuyết tương đối hẹp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
sự co lại của độ dài và sự chậm lại của đồng hồ chuyển 
trả lời câu hỏi C1 và C2 
- Học sinh rút ra kết luận 
Từ thuyết tương đối hẹp của Anh-xtanh người ta đã xây dựng hai hệ quả nào ?
-Hãy trả lời câu hỏi C1 và C2 
- Từ câu hỏi C1 và C2 ta rút ra được kết luận gì ?
Hoạt động 4:( 8phút) củng cố và hướng dẫn học sinh học ở nhà 
-Cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi 1,2,4,4 trang 256 sgk
Yêu cầu các nhóm trình bày và giải thích phương án lựa chọn 
- Soạn bài hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng và khối lượng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 50NC - THPT BC Kron Ana.doc