Giáo án Văn 12 tuần 7 tiết 18: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Giáo án Văn 12 tuần 7 tiết 18: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

 -Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh để làm bài nghị luận văn học.

 -Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

II/PHƯƠNG PHÁP:

 Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm.

III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 7 tiết 18: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1
TIẾT CT: 18
NGÀY DẠY: 27/9/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa
Bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS:
	-Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánhđể làm bài nghị luận văn học.
	-Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
II/PHƯƠNG PHÁP:
	Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:7’
Tác giả đã nêu lên những nhiệm vụ nào để phòng chống đại dịch HIV/AIDS ?
3/ Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
15
15’
HOẠT ĐỘNG 1:
GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu ở mục 1 SGK
Gọi HS đọc đề bài và câu hỏi gợi ý thảo luận:
-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Vì sao phân tích thơ phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Hãy lập dàn ý bài văn theo câu hỏi hướng dẫn ở SGK.
Cho lớp thảo luận, GV nhận xét, chốt lại ý chính.
HOẠT ĐỘNG 2:
GV hướng dẫn HS lập dàn ý đề 2 theo gợi ý trong SGK.
Cho HS thảo luận lập dàn ý.
GV nhận xét, hoàn chỉnh nội dung thảo luận.
Trên cơ sở dàn bài đã hoàn chỉnh, em hãy nêu hiểu biết về nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần nghi nhớ.
Đọc mục 1, chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm tranh luận, bổ sung, hoàn chỉnh dàn bài câu.
Lắng nghe.
Chia 6 nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trả lời.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn bài.
Lắng nghe, suy nghĩ và rút ra cách làm bài nghị luận về một bài thơ, d0oạn thơ.
Hệ thống lại kiến thức cần nhớ.
1/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề 1: Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya
a/ Tìm hiểu đề:
- Hoàn cảnh ra đời:Viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc, lúc này Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ của dân tộc ta.
b/ Lập dàn ý:
Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Thân bài:Phân tích bài thơ theo các ý sau:
- Vẻ đẹp thiên nhiên một đêm trăng nơi chiến khu đẹp và thơ mộng(hình ảnh, âm thanh).
- Nổi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ nặng lòng với nước nhà.
- Trong thơ cổ người ẩn sĩ lánh đời trước thiên nhiên, xa lánh cõi trần nhưng trong bài thơ là hình ảnh người chiến sĩ nặng lòng lo nỗi nước nhà.
- Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ HCM.
+ Cỏ điển:Tả thiên nhiên bằng vài nét chấm phá.
+ Hiện đại:Hình tượng thơ vân động hướng về Tổ quốc.Sự hài hoà giữa hình tượng chiến sĩ, nghệ sĩ trong bài thơ.
- Thao tác lập luận: GT, PT, CM, BL.
ĐỀ 2:
a/ Tìm ý:
Tác giả nhớ lại quang cảnh chiến đấu sôi động, hào hùng của cuộc chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc với nhiều lực lượng tham gia, nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng trên mọi miền đất nước.
b/ Lập dàn ý:
Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ đoạn thơ.
Thân bài: 
Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp( 8 câu đầu). Nhiều lực lượng tham gia:dân công, bộ đội, lực lượng cơ giớithể hiện rõ trên con đường bộ đội hành quân, dân công tiếp viện,đoàn ô tô quân sự.
Nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước báo về.
Về nghệ thuật: Điêu luyện trong sử dụng thể thơ lục bát, thể hiện ở các mặt: Cách dùng từ ngữ, hình ảnh; cách vận dụng các biện pháp tu từ trùng điệp, so sánh, cường điệu; giọng thơ hào hùng, sôi nổi.
2/ Ghi nhớ: (SGK)
5’
4. Củng cố: 
Qua bài học, các em cần nắm được: 
Đối tượng nghị luận một đoạn thơ, bài thơ và cách làm kiểu bài này.
Khi nghị luận một đoạn thơ cần chú ý đến tính chỉnh thể của nó( đặt đoạn thơ vào chủnh thể tác phẩm để đánh giá)
Cần chú ý giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Luyện tập: 
Đoạn thơ vẻ lên khung cảnh buổi chiều và tâm trạng cô đơn của người lữ khách.
Nghệ thuật: Màu sắc cổ điển( cánh chim làm đổ cả bóng chiều)
5’
5. Dặn dò: 
Về nhà:học bài
Soạn bài: Tây tiến của Quang Dũng. Đọc phần tiểu dẫn tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ. Đọc văn bản để bước đầu tiếp cận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGHI LUAN VE MOT BAI THO, DOAN THO.doc