Giáo án Ngữ văn tiết 87: Diễn đạt trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn tiết 87: Diễn đạt trong văn nghị luận

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 Tiếp tục củng cố ý thức về những chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

 Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài nghị luận

 Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Giáo án, bài soạn

 - Thiết kế bài giảng

 - Hướng dẫn học và làm bài Ngữ văn 12

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1225Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tiết 87: Diễn đạt trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
	Ngày soạn: 8.3.09
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 Tiếp tục củng cố ý thức về những chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
 Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài nghị luận
 Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án, bài soạn
	- Thiết kế bài giảng
	- Hướng dẫn học và làm bài Ngữ văn 12
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Trao đổi, luyện tập
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc (1) và (2) 
Chia lớp thành 2 nhóm
Thảo luận 10 phút
GV lấy kết quả
GV: đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì giống nhau? đặc trưng riêng biệt của mỗi đoạn?
GV: cơ sở chủ yếu để tạo nên sự khác biệt của lời văn?
GV: chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu, các biện pháp tu từ có vai trò trong việc thể hiện giọng điệu.
GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ
GV: yêu cầu HS làm bài tập 
GV thu bài về chấm
III. Xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
a. 
- Giống nhau: lời văn trang trọng, nghiêm túc
- Khác nhau: 
+ (1): giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn
+ (2): giọng trầm lắng thiết tha
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt là đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận: 
- Đoạn (1): là đoạn văn viết về tội ác của thực dân Pháp nhằm lên án trước đồng bào và dư luận thế giới từ đó khẳng định việc giành đọc lập của dân tộc Việt Nam
- Đoạn (2): viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải cái gọi là "thơ điên, thơ loạn" thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống vô biên
c. Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kiểu câu, biện pháp tu từ:
- Đoạn (1): sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội, sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.
- Đoạn (2): sử dụng từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời
2. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu nêu dưới
a. 
- Đoạn 1: được viết để kêu gọi "đồng bào toàn quốc" nên người viết đã chọn giọn điệu thích hợp. Giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh. Sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp
- Đoạn 2: được viết để bình luận với ý châm biếm hiện tượng "bụng phệ". Người viết đã tạo được giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm. Sử dụng từ ngữ đa nghĩa nhưng lại có ẩn ý, biện pháp liệt kê...
b. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng nghiêm túc
- Các phàn trong bài văn có thể tha đổi giọng điệu sao cho phù hợp với nộ dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lặng, hài hước...
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp với tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, với câu ngắn -> giọng điệu đoạn văn rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết.
- Đoạn 2: Nói về Thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp -> giọng điệu riêng.
- Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm... của Kiều và Từ Hải. Vì vậy đoạn văn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản -> đoạn văn mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
2. Yêu cầu HS viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc - Trần Đình Hượu

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 87dien dat trong van NL Co ban.doc