Nội dung ôn tập kiểm tra giữa học ký 2 môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022

Nội dung ôn tập kiểm tra giữa học ký 2 môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022

Phần 1: ( 3.0 điểm): Đọc – hiểu văn bản:

- Xác định nội dung của văn bản; Các phương thức biểu đạt; Xác định phong cách ngôn ngữ; Xác định thao tác lập luận; Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong văn bản, xuất xứ văn bản, giải thích câu văn.

 

docx 6 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập kiểm tra giữa học ký 2 môn Ngữ Văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
KHỐI 12 - NĂM HỌC: 2021 - 2022
- Đề thi gồm phần: Đọc hiểu Văn bản, Viết Đoạn văn NLXH và Bài văn NLVH
- Thời gian: 90 phút
Phần 1: ( 3.0 điểm): Đọc – hiểu văn bản: 
- Xác định nội dung của văn bản; Các phương thức biểu đạt; Xác định phong cách ngôn ngữ; Xác định thao tác lập luận; Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong văn bản, xuất xứ văn bản, giải thích câu văn....
Phần 2: ( 7.0 điểm): 
Viết một ĐOẠN VĂN khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội được rút ra từ việc Đọc hiểu Văn bản.
Viết một BÀI VĂN trình bày cảm nhận của thí sinh về một vấn đề nào đó trong các Tác phẩm Văn học HỌC KỲ 2, lớp 12. 
LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU VÀ ĐOẠN VĂN NLXH
BÀI TẬP 1:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	Có rất nhiều người luôn muốn để công việc trước mắt sang hôm sau mới làm, cho rằng ngày mai nỗ lực hơn một chút là được. Hoặc sẽ liệt ra một số kế hoạch, cho rằng những kế hoạch này không phù hợp với bản thân. Còn có những người thường xuyên nói những câu cửa miệng như “Mệt quá”, “Bận quá”, nói rằng ngày mai sẽ cố gắng hơn.
Bạn có những suy nghĩ như vậy, chứng tỏ bạn đã từ bỏ nỗ lực. Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm. Ngay cả việc “bắt tay làm ngay” mà bạn cũng không làm được, vậy thì nỗ lực sao đây? Nếu nói rằng bận, không có thời gian, vậy thời gian đâu ra để bạn đọc tiểu thuyết trên mạng, thời gian đâu ra để chát chít, thời gian đâu ra để lướt web mua sắm?
	Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân. Hậu quả của việc không hành động rất nghiêm trọng, đầu tiên nó là sự chần chừ, tiếp đến sẽ trở thành một áp lực vô hình đối với bạn, thậm chí là cưỡng ép bạn, khống chế bạn, khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật vô vọng, làm tiêu tan ý chí phấn đấu của bạn, đập vụn mọi niềm tin của bạn.
	( Trích “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ”- Cảnh Thiên, NXB Thế giới, 2019)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, những suy nghĩ nào khiến chúng ta đã từ bỏ sự nỗ lực?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói trong đoạn trích: Nỗ lực luôn đòi hỏi chúng ta bắt tay vào làm?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Có kế hoạch mà không có hành động, chỉ khiến bạn càng trở nên lười biếng, càng trở nên không có động lực, thậm chí còn huỷ hoại bản thân không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của việc nỗ lực không ngừng trong cuộc sống.
BÀI TẬP 2:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	Tôi biết có bạn trẻ vì bố mẹ từ chối không mua cho một món đồ mình thích, đã khóc sưng mắt, bỏ cơm vài ngày, nằm lì trên giường gặm nhấm nỗi buồn. Tôi có thể hiểu được rằng cảm giác bị từ chối khiến người bạn đó bị tổn thương. Bạn có thể thấy người lớn không hiểu mình, không quan tâm đến sở thích của mình. Từ sự từ chối ấy, bạn có thể sẽ suy ra rằng bạn không được yêu thương. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng nếu nhẫn nại nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy trong cuộc đời có những người thậm chí không có thì giờ và không có sức để mà buồn vì những tổn thương tương tự như tổn thương của bạn bởi vì họ đã bị từ chối quá nhiều. Sống cùng thời với bạn có rất nhiều bạn trẻ bị từ chối những thứ quan trọng, lớn lao hơn thứ mà bạn đã bị từ chối. Có những bạn trẻ bị số phận từ chối cơ hội học hành, phải làm lụng vất vả từ bé để nuôi bản thân và gia đình – những đứa trẻ đi bới rác, đi bán vé số hằng ngày. Có những bạn gái bị lừa bán qua biên giới, phải sống những ngày nhục nhã ê chề chẳng khác gì địa ngục, bị cuộc sống từ chối bằng nhiều cách, từ nhiều hướng và nặng nề nhất là bị sự thành kiến của xã hội từ chối thừa nhận nhân phẩm. Có những bạn phải đấu tranh với bệnh ung thư khi đang ở tuổi thanh xuân. Rõ ràng, nếu đem so sánh nỗi buồn bị từ chối trước cơ hội được sống thì nỗi buồn bị từ chối trước một món đồ chẳng thấm vào đâu.()
 (Theo, Khi buồn hãy nghĩ đến những người còn buồn hơn mình, 
Không gục ngã (Tự truyện), Nguyễn Bích Lan, Nxb. Hội nhà văn, 2019, tr. 258)
Câu 1 (0,75 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
Câu 2 (0,75 điểm): Theo tác giả, vì sao những bạn trẻ khi bị cha mẹ từ chối không mua cho một món đồ thì lại khóc sưng mắt, bỏ cơm vài ngày, nằm lì trên giường gặm nhấm nỗi buồn? 
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in đậm. 
Câu 4 (0,5 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Rõ ràng, nếu đem so sánh nỗi buồn bị từ chối trước cơ hội được sống thì nỗi buồn bị từ chối trước một món đồ chẳng thấm vào đâu” không? Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) đưa ra những giải pháp để vượt qua nỗi buồn của bản thân. 
BÀI TẬP 3:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sống phải biết trân trọng từng phút giây
Bởi hững hờ trong chốc lát mà thôi
Sẽ để ta ân hận cả cuộc đời
Mọi hối tiếc, ân hận thời vô nghĩa
Sống phải biết quan tâm và san sẻ
Bỏ ngoài tai lời mai mỉa khinh thường
Mở tấm long cho nhận những tình thương
Và đứng lên kiên cường khi gục ngã
Sống phải biết còn bao người lận đận
Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than
Chớ so bì người khó kẻ giàu sang
Không cần cù nào ai mang ban tặng
Sống phải biết để tâm hồn bình lặng
Được ấm no là may mắn hơn người
Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi
Nghĩ giản đơn cho cuộc đời hương vị
(Nguồn: Tùng Trần 2019, 101 bài thơ hay về cuộc sống khuyên nhau sống tốt html)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
Sống phải biết còn bao người lận đận
Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than
Chớ so bì người khó kẻ giàu sang
Không cần cù nào ai mang ban tặng
Câu 4. Lời khuyên: . Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh tình thương của con người trong cuộc sống.
BÀI TẬP 4:
PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay.
Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp.
Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.
Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.
 ( Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” và “trở thành cây cứng cáp”, con tằm và hạt giống phải trải qua những thử thách gì?.
Câu 3. Theo anh/ chị vì sao tác giả lại cho rằng: Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống.
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)? Vì sao?
PHẦN II- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công.
BÀI TẬP 5:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một quy luật gọi là “quy luật mười nghìn giờ”. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong những điều kiện thông thường, một người bình thường kiên trì làm một loại công việc gì đó, sau nhiều nhất là mười nghìn giờ người ấy sẽ đạt đến trình độ thành thạo như một chuyên gia trong công việc ấy. Nếu các em đạt đến trình độ chuyên gia, các em sẽ có chỗ dùng, không phải nơi này thì là nơi khác, chắc chắn như vậy.
Còn một điều khác quan trọng hơn cả mười nghìn giờ, đó là sự yêu thích công việc của mình. Các em có bao giờ nhìn thấy một người đầu bếp nổi danh và tài hoa nào lại miễn cưỡng nấu bếp như một công việc khổ sai? Có bao giờ thấy một ông thầy lên lớp chốc chốc lại nhìn đồng hồ mong cho hết giờ để ra về lại được học trò yêu quý và nhớ mãi? Chắc chắn là không!
Các em không thể thành công thật sự trong công việc nếu các em không yêu thích công việc ấy. Có rất nhiều người không may buộc phải làm một công việc nhàm chán mà họ không hề thấy hứng thú, chỉ như một kế sinh nhai. Thật đáng tiếc vì tám giờ vàng ngọc, tức một phần ba cuộc đời của họ đã trôi qua một cách nhạt nhẽo vô vị và uổng phí.
(Cuộc đời là một sự lựa chọn, TS.Phạm Thị Ly, báo Tuổi trẻ Online, ngày 29/4/2013)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, một điều khác quan trọng hơn cả mười nghìn giờ là gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Các em có bao giờ nhìn thấy một người đầu bếp nổi danh và tài hoa nào lại miễn cưỡng nấu bếp như một công việc khổ sai? Có bao giờ thấy một ông thầy lên lớp chốc chốc lại nhìn đồng hồ mong cho hết giờ để ra về lại được học trò yêu quý và nhớ mãi?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng: buộc phải làm một công việc nhàm chán mà họ không hề thấy hứng thú, chỉ như một kế sinh nhai tức là một phần ba cuộc đời của họ đã trôi qua một cách nhạt nhẽo vô vị và uổng phí không? Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm ): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc lựa chọn đúng công việc mình yêu thích.
CÁC ĐỀ BÀI NLVH : 
ĐỀ BÀI 1:
Cho đoạn trích sau:	
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy. 
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. 
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thổi lạnh buốt: 
– A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: 
– Ở đây thì chết mất.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr. 13-14)
Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân Tây Bắc.
ĐỀ BÀI 2:
Cho đoạn trích sau:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chết chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
– Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?
– Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:
– Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”
 (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.28-29)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt.
------------- HẾT -------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ky_2_mon_ngu_van_lop_12_na.docx