BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm CSDL, hệ QTCSDL và hệ CSDL
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
4. phát triển năng lực học sinh:
- Xác định được một CSDL thực tế lưu trữ những đối tượng nào
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. GV: Giáo án, SGK , Sách GV , bảng phụ;
2. HS: SGK , vở ghi.
III. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp (2’):
2. Kiểm tra bài cũ (7’):
- Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết?
- Trong CSDL đó có những thông tin gì?
- CSDL phục vụ cho những đối tượng nào, về vấn đề gì?
VD: Học sinh có thể trả lời như sau:
Trường ta có ứng dụng CSDl, CSDL của trường chứa thông tin về học sinh và phục vụ quản lí học sinh như điểm, thông tin về học sinh, .
3. Nội dung bài mới:
P Ngày soạn:24/08/2019 Tiết PPCT:01 CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (t1: mục 1 và 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm CSDL. - Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. - Biết các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức nào đó 2. Kĩ năng: - Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày. 4. phát triển năng lực học sinh: - Tự xây dựng được một csdl đơn giản II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. GV: Giáo án, SGK , Sách GV, bảng phụ; 2. HS: SGK, vở ghi. III. Tiến trình dạy - học:: 1. Ổn định lớp( 2’): 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài toán quản lý (20’) Hoạt động của GV – HS Kiến thức – kĩ năng cơ bản GV: Em hãy kể tên các đơn vị, tổ chức .. có nhu cầu quản lý thông tin? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Theo em để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột nào? HS: Suy nghĩa và trả lời câu hỏi. GV: Để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp ta cần cột Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, tổ, điểm toán, điểm văn, điểm tin... GV: Giới thiệu hình 1(SGK-4): mỗi cột tương ứng với một mục thông tin, mỗi hàng ta ghi thông tin về một học sinh. Một bảng như vậy được gọi là một hồ sơ lớp GV: Dựa vào bảng, yêu cầu HS xác định các câu hỏi có thể gặp trong bài toán quản lý đó? HS: Trả lời GV: Lợi ích của việc lập các bảng đó là gì? HS: - Tìm thông tin về một HS nào đó nhanh chóng - Xếp loại HS trong lớp dễ dàng GV: Kết luận: + Trong thực tế có rất nhiều bài toán quản lí + Do có nhiều người cùng khai thác dữ liệu và mỗi người có nhu cầu khai thác thông tin khác nhau nên các câu hỏi đặt ra rất đa dạng. § 1. Một số khái niệm cơ bản 1. Bài toán quản lí: Bài toán quản lí là bài toán phổ biến trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Một xã hội ngày càng văn minh thì trình độ quản lí các tổ chức hoạt động trong xã hội đó ngày càng cao. Công tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng dụng của tin học. Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý. VD: Bài toán quản lý học sinh trong nhà trường Stt Họ tên Ngày sinh Giới tính Điểm Văn Điểm Toán Điểm Lí Điểm Hóa Điểm Văn Điểm Tin 1 Nguyển An 12/8/91 Nam C 7.8 8.2 9.2 7.38.5 2 Trần Văn Giang 21/3/90 Nam K 5.6 6.7 7.7 7.8 8.3 3 Lê Minh Châu 3/5/91 Nữ C 9.3 8.5 8.4 6.7 9.1 4 Doãn Thu Cúc 14/2/90 Nữ K 6.5 7.0 9.1 6.7 8.6 --- 50 Hồ Minh hải 30/7/91 Nam C 7.0 6.6 6,5 6.5 7.8 Dựa vào bảng có thể rút ra được các thông tin: + Học sinh nào là đoàn viên, có điểm TB môn Tin trên 8.0 + Tìm những học sinh nam có điểm văn từ 8.0 trở lên + Danh sách học sinh các tổ + Số lượng học sinh nam, học sinh nữ ... HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức (15’) Hoạt động của GV – HS Kiến thức – kĩ năng cơ bản GV: Công việc quản lý tại mỗi nơi, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng về đối tượng quản lý cũng như về phương thức khai thác thông tin. Các bài toán quản lý có đặc điểm chung: khối lượng hồ sơ cần xử lý rất lớn GV: Lấy bài toán quản lý học sinh trong nhà trường GV: Yêu cầu làm bước tạo lập hồ sơ? HS: Thực hiện - Chủ thể: học sinh - Thông tin cần quản lý: Họ và tên, ngày sinh, giới tính, đoàn viên, điểm các môn... GV: Yêu cầu thực hiện bước cập nhật hồ sơ? HS: Thực hiện - Sửa chữa: ví dụ như sai ngày sinh thì phải tiến hành sửa lại cho đúng,... - Bổ sung: như có học sinh mới chuyển vào lớp - Xóa: như có học sinh chuyển trường khác GV: Yêu cầu thực hiện bước khai thác hồ sơ? HS: Thực hiện - Sắp xếp: họ và tên theo a, b,c - Tìm kiếm: Tìm học sinh nào đó có điểm văn, toán từ 8.0 trở lên - Thống kê: Số lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu trong một lớp - Lập báo cáo: GVCN lập báo cáo thành tích của lớp cho nhà trường 2. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức: Công việc quản lý rất khác nhau về lĩnh vực, đối tượng và phương thức khai thác nhưng có chung đặc điểm là lượng hồ sơ xử lý rất lớn. Công việc xử lý bao gồm: a. Tạo lập hồ sơ: - Xác định chủ thể cần quản lý - Dựa vào yêu cầu cần quản lý thông tin của chủ thể để xác định hồ sơ - Thu thập, tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc xác định b. Cập nhật hồ sơ: - Sửa chữa hồ sơ là thay đổi một vài thông tin trong hồ sơ không còn đúng nữa - Bổ sung hồ sơ cho cá thể mới tham gia vào tổ chức - Xóa hồ sơ của cá thể mà tổ chức không còn quản lý nữa. c. Khai thác hồ sơ: - Sắp xếp - Tìm kiếm - Thống kê - Lập báo cáo V. Củng cố (5’): - Bài toán quản lý là bài toán phổ biến trong các hoạt động kinh tế - xã hội, chiếm phần lớn các ứng dụng của Tin học - Công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức nào đó gồm: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ VI. Hướng dẫn tự học ở nhà (3’): - Nêu một vài bài toán quản lý trong cuộc sống mà em biết - Chọn một bài toán và thực hiện công việc khi xử lý thông tin của một tổ chức như bài toán quản lý học sinh - Trong các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức, công việc nào quan trong nhất. Ngày soạn:24/08/2019 Tiết PPCT:02 BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm CSDL, hệ QTCSDL và hệ CSDL - Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày. 4. phát triển năng lực học sinh: - Xác định được một CSDL thực tế lưu trữ những đối tượng nào II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. GV: Giáo án, SGK , Sách GV , bảng phụ; 2. HS: SGK , vở ghi. III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định lớp (2’): 2. Kiểm tra bài cũ (7’): - Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết? - Trong CSDL đó có những thông tin gì? - CSDL phục vụ cho những đối tượng nào, về vấn đề gì? VD: Học sinh có thể trả lời như sau: Trường ta có ứng dụng CSDl, CSDL của trường chứa thông tin về học sinh và phục vụ quản lí học sinh như điểm, thông tin về học sinh, ... 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu(20’) Hoạt động của GV – HS Kiến thức – kĩ năng cơ bản GV: Hình 1(SGK-4). Qua thông tin trong bảng đó: Tổ trưởng cần quan tâm thông tin gì? Lớp trưởng và bí thư muốn biết điều gì? GVBM cần những thông tin gì? GVCN cần biết những thông tin nào? .... HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Kết luận: Có nhiều người cùng khai thác thông tin từ hồ sơ lớp và mỗi người có yêu cầu, nhiệm vụ riêng GV: Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy? HS: Dữ liệu lưu trên máy tính được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài có khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, tốc độ truy xuất và xử lí dữ liệu nhanh chóng và chính xác. GV: Nhằm đáp ứng được nhu cầu trên, cần thiết phải tạo lập được các phương thức mô tả, các cấu trúc dữ liệu để có thể sử dụng máy tính trợ giúp đắc lực cho con người trong việc lưu trữ và khai thác thông tin. GV: Thế nào là cơ sở dữ liệu? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSDL, nhưng các định nghĩa đều phải chứa 3 yếu tố cơ bản: - Dữ liệu về hoạt động của một tổ chức; - Được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài; - Nhiều người khai thác. GV: Yêu cầu HS cho ví dụ về CSDL mà em biết HS: Trả lời GV: Phần mềm giúp người sử dụng có thể tạo CSDL trên máy tính gọi là gì? HS: hệ quản trị, ... GV: Để tạo lập, lưu trữ và cho phép nhiều người có thể khai thác được CSDL, cần có hệ thống các chương trình cho phép người dùng giao tiếp với CSDL. GV: Hiện nay có bao nhiêu hệ quản trị CSDL? HS: Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là MySQL, SQL, Microsoft Access, Oracle, ... GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 SGK GV: Hình 3 trong SGK đơn thuần chỉ để minh họa hệ CSDL bao gồm CSDL và hệ QTCSDL, ngoài ra phải có các chương trình ứng dụng để việc khai thác CSDL thuận lợi hơn. 3. Hệ cơ sở dữ liệu: a. Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL: - Khái niệm CSDL: Một CSDL (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau,chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ti, một nhà máy, ...), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau. - Khái niệm hệ QTCSDL: Là phần mềm cung cấp mi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị CSDL (Database Management System). Chú ý: - Người ta thường dùng thuật ngữ hệ cơ sở dữ liệu để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL và khai thác CSDL đó. - Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có: + Cơ sở dữ liệu; + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu; + Các thiết bị vật lí (máy tính, đĩa cứng, mạng, ...). HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu một số ứng dụng cở sở dữ liệu (10’) Hoạt động của GV – HS Kiến thức – kĩ năng cơ bản GV: Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, ... Em hãy nêu một số ứng dụng có sử dụng CSDL mà em biết? HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. - Cơ sở giáo dục; - Cơ sở kinh doanh; - Tổ chức tài chính; - Tổ chức ngân hàng; ... b. Một số ứng dụng: - Cơ sở giáo dục và đào tạo cần quản lí thông tin người học, môn học, kết quả học tập, - Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về thông tin khách hàng, sản phẩm, việc mua bán, - Cơ sở sản xuất cần quản lí dây chuyền thiết bị và theo dõi việc sản xuất các sản phẩm trong các nhà máy, hàng tồn trong kho hay trong cửa hàng và các đơn đặt hàng. - Tổ chức tài chính cần lưu thông tin về cổ phần, tình hình kinh doanh mua bán tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, - Các giao dịch qua thể tín dụng cần quản lí việc bán hàng bằng thẻ tín dụng và xuất ra báo cáo tài chính định kì. - Hãng hàng không cần quản lí các chuyến bay, việc đăng kí vé và lịch bay, - Tổ chức viễn thông cần ghi nhận các cuộc gọi, hóa đơn hàng tháng, tính toán số dư cho các thể gọi trả trước, - Vui chơi giải trí, IV. Củng cố (5’): Câu 1: Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL Cần thể hiện rõ 2 điểm sau: 1. CSDL là tập hợp các DL có liên quan với nhau được lưu trữ ở thíêt bị nhớ của máy tính; 2. Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Câu 2: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư. Gợi ý: - Để QL sách cần thông tin gì? - Để quản lí người mượn cần thông tin gì? - Để biết về những ai đang mượn sách và những sách nào đang cho mượn, cần những thông tin gì? - Để phục vụ bạn đọc: người thủ thư có cần kiểm tra để biết người đó có phải là bạn đọc của thư viện hay không? Có tra cứu xem sách mà bạn đọc cần có còn hay không? Có phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc không?... V. Hướng dẫn tự học ở nhà(1’): Các e ... Hiểu thêm khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật cơ sở dữ liệu - Biết một số cách thông dụng bảo mật cơ sở dữ liệu - Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo mật cở sở dữ liệu 2. Kĩ năng: - Không yêu cầu kĩ năng cụ thể nào 3. Thái độ: - Ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về bảo mật thông tin II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. GV: Giáo án, SGK , Sách GV , bảng phụ, phòng thực hành..; 2. HS: SGK , vở ghi, ... III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Bảo mật bằng phương pháp lưu biên bản có tác dụng như thế nào? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu bài 1 Hoạt động của GV – HS Kiến thức – kĩ năng cơ bản GV: Yêu cầu HS đọc SGK HS: Thực hiện GV: Trong thực tế, hoạt động kinh doanh của một cửa hàng rất phức tạp. Ví dụ như: - Nhập hàng vào cửa hàng: + Nhập từ nhà cung cấp + Nhập từ cửa hàng khác + Nhập hàng do khách hàng trả lại - Bán hàng: + Bán thu tiền mặt + Bán ghi công nợ - Thu tiền mặt: + Thu tiền của khách hàng + Các khoản thu khác .................... GV: Để đơn giản bài toán kinh doanh trong thực tế, đề bài nêu ra tình huống cửa hàng này bán buôn, xuất và nhập ngay tại cửa hàng. Như vậy, số lần bán và mua giảm bớt, không diễn ra hằng ngày mà chỉ theo từng lần có phiếu xuất và phiếu nhập kho. Hóa đơn bán hàng cũng đồng thời là phiếu xuất kho. Người thủ kho đồng thời là người giao hàng nên không có sự phân biệt giữa phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng Bài 1: Cửa hàng đã xây dựng một CSDL BAN_HANG gồm các bảng sau - Bảng MATHANG: MaHang, Tenhang, Donvi, GiaMua, HangSX, GiaBan - Bảng KHACHHANG: MaKhach, Hoten, DiaChi, TaiKhoanKH - Bảng CONG_TY: MaCT, TenCT, DiaChiCT, DienthoaiCT, TaikhoanCT - Bảng PHIEUNHAP: SoPhieuNhap, MaCT, MaHang, SoLuong, NgayNhap - Bảng PHIEUXUAT: SoPhieuXuat, NgayNhap, MaKhach, MaHang, SoLuong, GiaBan Các đối tượng sử dụng chương trình CSDL BAN_HANG là: - Khách hàng - Thủ kho (Kiêm người giao hàng) - Kế toán - Người quản lí cửa hàng HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu bài 2 GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK để tìm hiểu bảng phân quyền theo đối tượng tương ứng với chức năng như SGK HS: Tìm hiểu GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK thực hiện bảng phân quyền đối tượng theo chức năng đã thảo luận ở bài 1 HS: Thực hiện GV: Hướng dẫn Bài 2: Giả sử chương trình có các chức năng: - Khách hàng được biết tên, số lượng các mặt hàng còn trong cửa hàng, một số thông tin cần thiết về mặt hàng - Thủ kho: biết được tình hình hàng nhập, xuất và tồn kho - Kế toán biết được tình hình thu, chi - Người quản lí cửa hàng biết được mọi thông tin, đặc biệt quan tâm về tình hình xuất/ nhập từng loại mặt hàng, tình hình kinh doanh của từng mặt hàng * Bảo mật CSDL HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu bài 3 GV: Yêu cầu HS xem bài 3/107 HS: Thực hiện GV: Theo em, vì sao người ta làm vậy? HS: Trả lời Bài 3: Người ta làm vậy vì: - thực hiện bảo mật thông tin cho CSDL - để nhận dạng người dùng → đưa ra chức năng tương ứng được hệ thống phân cấp cho người dùng IV. Củng cố - Tầm quan trọng của bảo mật thông tin trong CSDL cụ thể - Cách bảo mật thông dụng: sử dụng bảng phân quyền - Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo mật CSDL V. Hướng dẫn tự học ở nhà - Xem lại nội dung đã thực hiện về bảo mật sử dụng bảng phân quyền - Cách thức xác định quyền của mỗi đối tượng tham gia vào khai thác CSDL - Nắm được lí do vì sao phải thực hiện bảng phân quyền. Tiết 50 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 11 Ngày soạn: BẢO MẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU Ngày giảng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Qua bài toán quản lý một cơ sở kinh doanh, HS cần đạt được các yêu cầu sau: - Hiểu thêm khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật cơ sở dữ liệu - Biết một số cách thông dụng bảo mật cơ sở dữ liệu - Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo mật cở sở dữ liệu 2. Kĩ năng: - Không yêu cầu kĩ năng cụ thể nào 3. Thái độ: - Ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về bảo mật thông tin II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. GV: Giáo án, SGK , Sách GV , bảng phụ, phòng thực hành..; 2. HS: SGK , vở ghi, ... III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Bảo mật bằng bảng phân quyền và lý do phải sử dụng bảng phân quyền? 3. Nội dung bài mới: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiến thức – kĩ năng cơ bản Qua bài toán quản lý một cơ sở kinh doanh, HS cần đạt được các yêu cầu sau: Bài 1: Các giải pháp bảo mật chủ yếu là: - Chính sách và ý thức - Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng - Mã hóa thông tin và nén dữ liệu - Lưu biên bản - Hiểu thêm khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật cơ sở dữ liệu - Biết một số cách thông dụng bảo mật cơ sở dữ liệu Bài 2: + Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định bảo mật hệ thống và vận động người khác cùng thực hiện + Tuân thủ các quy định bảo mật như: không lấy cắp mật khẩu, không phát tán virus, định kì thay đổi mật khẩu.... - Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo mật cở sở dữ liệu 2. Kĩ năng: Bài 3: - Ghi lại số lần truy cập vào hệ thống - Ghi lại thông tin về một số lần truy cập cuối cùng - Mục đích nhằm truy lại khi cần thiết - Không yêu cầu kĩ năng cụ thể nào 3. Thái độ: Bài 4: - Nếu không thay đổi tham số bảo vệ thì sớm hay muộn các thông tin của CSDL cũng sẽ thành phổ biến và không còn tác dụng bảo vệ. Chẳng hạn, khi người quản trị hệ thống chuyển qua đơn vị khác thì phải thay đổi toàn bộ mật khẩu của hệ thống. - Các chương trình tin tặc cũng có thể dò tìm mật khẩu bảo vệ. Việc thay đổi định kì sẽ làm cho việc dò tìm trở nên khó khăn IV. Củng cố - Tầm quan trọng của bảo mật thông tin trong CSDL cụ thể - Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo mật CSDL - Lý do cần phải thường xuyên thay đổi các tham số bảo vệ V. Hướng dẫn tự học ở nhà - Ý thức cá nhân khi tham gia khai thác CSDL: nghiêm chỉnh chấp hành các qui định bảo mật hệ thống và thường xuyên thay đổi các tham số bảo vệ cá nhân Tiết 52 Ngày soạn: KIỂM TRA HỌC KỲ II Ngày giảng: I. MỤC ĐÍCH: - Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh trong trong chương trình học kỳ II - Lấy điểm kiểm tra học kỳ II để tổng kết năm học II. MA TRẬN ĐỀ: NỘI DUNG – CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ TỔNG ĐIỂM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (1) Vận dụng (2) TL/TN TL/TN TL/TN TL/TN Chương 3: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ Câu 1 2đ Câu 4 2đ 2 câu 4đ Bài 11: Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ Câu 2 3đ 1 câu 3đ Chương 4: Kiến trúc và bảo mật cơ sở dữ liệu Bài 13: Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu Câu 3 2đ Câu 3 1đ 1 câu 3đ Tổng số 2 câu 5đ 1 câu 2đ 1 câu 2đ 1 câu 1đ 10đ III. NỘI DUNG: Câu 1: Trong mô hình dữ liệu quan hệ, khóa là gì? Tại sao cần phải có khóa? Câu 2: Hãy nêu các công việc cần thiết khi tạo một bảng trong CSDL quan hệ Câu 3: Kể tên các giải pháp bảo mật thông tin trong hệ CSDL. Trong khả năng của mình, em phải làm gì để bảo mật thông tin trong CSDL? Câu 4: Với bảng dưới đây, em chọn trường nào làm Ngày khóa? Giải thích cho sự lựa chọn đó Mã số nhập Ngày xuất XM 02/02/2012 06/03/2012 ST 03/03/2012 09/30/2012 NG 03/03/2012 06/30/2012 GA 02/02/2012 09/03/2012 IV. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Câu Nội dung Điểm 1 - nêu được khái niệm khóa - nêu được lý do cần phải có khóa 1đ 1đ 2 - Nêu được các bước tạo bảng một bảng 3đ 3 - kể đầy đủ các giải pháp bảo mật - nêu được việc làm để bảo mật thông tin trong CSDL 2đ 1đ 4 - xác định được đúng khóa cho bảng - Giải thích sự lựa chọn 1đ 1đ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn lại các kiến thức về tạo cấu trúc bảng, biểu mẫu - Ôn lại các thao tác tạo liên kết giữa các bảng - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 2. Kĩ năng: - Khởi động Access và tạo 1 CSDL mới - Trong CSDL mới vừa khởi tạo: tạo được cấu trúc bảng, chỉ định khóa chính; tạo biểu mẫu đế nhập dữ liệu; thiết lập liên kết giữa các bảng vừa tạo 3. Thái độ: - Rèn luyện học sinh có ý thức trong thực hành và học tập nghiêm túc II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. GV: Giáo án, SGK , Sách GV , bảng phụ, phòng thực hành..; 2. HS: SGK , vở ghi, ... III. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG :Tìm hiểu bài T2.10/38 (SBT) Hoạt động của GV – HS Kiến thức – kĩ năng cơ bản GV: Yêu cầu HS khởi tạo một CSDL có tên như sau BAOCHI_tenhocsinh_lop trong ổ đĩa D: HS: Thực hiện GV: Quan sát GV: Trong CSDL vừa khởi tạo, yêu cầu HS tạo 3 bảng có cấu trúc như bên, với kiểu dữ liệu tự chọn phù hợp HS: Thực hiện GV: Quan sát GV: Sau khi HS tạo cấu trúc xong, yêu cầu HS tạo 3 biểu mẫu cho 3 bảng tương ứng, rồi tiến hành nhập dữ liệu cho 3 bảng đó khoảng 5 bản ghi HS: Thực hiện GV: Quan sát GV: Yêu cầu HS tiến hành thiết lập liên kết giữa 3 bảng HS: Thực hiện GV: Quan sát và chỉnh sửa Bài T2.10: Một cơ sở phát hành báo chí cần quản lí các khách hàng của mình cũng như các báo cần chuyển cho khách hàng. Hãy giúp cở sở này lập CSDL với các bảng như sau: KHACH_HANG: Ma_KH, Ten_KH, Dia_chi, DT BAO: Ma_bao, Ten_bao, Gia_tien CHUYEN_BAO: Ma_bao, Ma_KH, SL, Ngay HOẠT ĐỘNG :Tìm hiểu bài T2.10/38 (SBT) GV: Yêu cầu HS khởi tạo một CSDL có tên như sau QL_SACH_tenhocsinh_lop trong ổ đĩa D: HS: Thực hiện GV: Quan sát GV: Trong CSDL vừa khởi tạo, yêu cầu HS tạo 3 bảng có cấu trúc như bên, với kiểu dữ liệu tự chọn phù hợp HS: Thực hiện GV: Quan sát GV: Sau khi HS tạo cấu trúc xong, yêu cầu HS tạo 3 biểu mẫu cho 3 bảng tương ứng, rồi tiến hành nhập dữ liệu cho 3 bảng đó khoảng 5 bản ghi HS: Thực hiện GV: Quan sát GV: Yêu cầu HS tiến hành thiết lập liên kết giữa 3 bảng HS: Thực hiện GV: Quan sát và chỉnh sửa Bài T 2.11: Lập CSDL QL_SACH có các bảng được mô tả như sau: TAC_GIA: Ma_TG, Ten_TG, Dan_toc, Ngay_sinh, Ngay_mat, Linh_vuc SACH: Ma_sach, Ten_sach, So_trang, NXB, NamXB, Noidung, Gia_tien TG_SACH: Ma_so, Ma_TG, Ma_sach Hãy xác định và lập liên kết giữa các bảng IV. Củng cố: - Các thao tác mở 1 file CSDL mới với tên theo yêu cầu - Các thao tác tạo cấu trúc bảng, chỉ định khóa chính, nhập dữ liệu ở chế độ trang dữ liệu - Các thao tác tạo biểu mẫu, nhập dữ liệu ở chế độ biểu mẫu - Các thao tác thiết lập liên kết giữa các bảng V. Hướng dẫn tự học ở nhà Học sinh tự ôn luyện ở nhà các kiến thức đã học thật kỹ. Tiết sau kiểm tra 1 tiết thực hành VI. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: