CẢM XÚC MÙA THU
(THU HỨNG)
ĐỖ PHỦ
A) Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng chính là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li. Nỗi âu lo việc nước, nỗi buồn nhớ quê hương, và nỗi xót xa cho thân phận mình.
- Bổ sung kiến thức về thi pháp thơ Đường và cách tiếp cận thơ Đường cho học sinh.
B) Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài giảng
Giáo án tập giảng Sinh viên: Hoàng Thị Trà Hương Lớp sp Ngữ văn k07 CẢM XÚC MÙA THU (THU HỨNG) ĐỖ PHỦ Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng chính là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li. Nỗi âu lo việc nước, nỗi buồn nhớ quê hương, và nỗi xót xa cho thân phận mình. Bổ sung kiến thức về thi pháp thơ Đường và cách tiếp cận thơ Đường cho học sinh. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa, sách giáo viên - Thiết kế bài giảng Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc, sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với trả lời câu hỏi. D)Tiến trình lên lớp 1) Kiểm tra bài cũ 2) Giới thiệu bài mới Quảng đời của Đỗ Phủ như bản lề nối giữa hai thời kì cực thịnh và suy vong của nhà Đường. Phải chăng vì thế mà thơ ông như từng đợt sóng lòng trăn trở một nỗi niềm vì dân, vì nước và lắng đọng một tình quê sâu nặng. Với một tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên và với thời cuộc, nên thiên nhiên cũng chở nặng tâm tình của nhà thơ. “ Thu hứng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ bi tráng mà trầm uất của ông. Bài thơ sâu lắng một tình quê, chở nặng một chữ sầu, và là bài gợi hứng cho bảy bài thơ còn lại trong chùm thơ thu của ông. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đọc- tìm hiểu 1; Tiểu dẫn (Học sinh đọc phần tiểu dẫn) Phần tiểu dẫn trong SGK trình bày nội dung gì? Về cuộc đời nhà thơ Nội dung thơ Đỗ Phủ II. Đọc- Hiểu văn bản 1)GV đọc mẫu Gọi 1-2 học sinh đọc bài 2) Hoàn cảnh ra đời của bài thơ 3) Bố cục Em hãy cho biết bài thơ được chia làm mấy phần và nêu khái lược nội dung của từng phần? 4) Phân tích 4.1; cảnh thu điêu thương đượm tình Em thấy cảnh thu được miêu tả trong bốn câu thơ trên như thế nào? Em thấy sự thay đổi tầm nhìn của thi nhân trong 4 câu thơ trên như thế nào? Ø Tiểu kết 4.2; Tình thu như bão lòng trăn trở của thi nhân Nhà thơ đã dùng hình ảnh gì để diễn tả tâm trạng của mình? Em có nhận xét gì về hình ảnh con thuyền lẻ loi trong bài thơ? Em hãy cho biết âm thanh xuất hiện trong hai câu thơ cuối như thế nào? (vui hay buồn và nó gợi nên điều gì) Tiểu kết Đỗ Phủ (712-770) tự là Tự Mĩ, người huyện Củng, Tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong gia đình nho học mấy đời làm quan nhưng đến đời ông thì sa sút. Cuộc đời ông là bản lề nối liền giữa hai thời kì cực thịnh và suy vong của nhà Đường , biết bao thăng trầm, và cuộc sống của ông là những chuyến viễn du dài, có lúc sung sướng nhưng phần lớn là khổ đau. Loạn An Sử nổ ra ông đưa vợ con chạy loạn, nhưng trên đường đi ông bị bắt giải về Trường An, sau khi Trường An được khôi phục ông ở lại trong triều ra vào giúp vua, chưa đầy một năm nhân vụ Phùng Quán ông bị vua nỗi giận giáng làm Tử công tham quận ở Hoa Châu. Từ đây ông càng rơi vào cuộc sống đầy đọa. - 759 ông từ quan về ở nhà - 776 ông đến Quì Châu và ở lại đó 2 năm - 768 ông rời Quì Châu và quanh quẩn ở hồ Động Đình. - 770 vì đó và bệnh tật ông mất trên con thuyền rách nát ở sông Tương. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất Trung Quốc. Thơ ông hiện còn 1500 bài có nội dung phong phú và sâu sắc. Thơ ông là nhưng tấm gương phản ánh chân thực đời sống xã hội đời Đường, đó cũng là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, thơ ông chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo. Giọng thơ bi tráng mà trầm uất, ngẹn ngào. Ông sành rất nhiều loại thơ nhưng thành công nhất trong thể luật thi. Với nhân cách cao thượng cộng với tài năng nghệ thuật trác việt. Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là thi thánh. HS chú ý nghe và đọc thầm. Lưu lạc và chiến tranh, năm 766 ông đến Quì Châu ( Tứ Xuyên) đây là chốn núi non hiểm trở, xa cách quê hương. Ơû đây Đỗ Phủ đã sáng tác nên chùm thơ thu gồm 8 bài. “Thu hứng” là bài thơ mở đầu và cũng là bài thơ gợi hứng cho 7 bài còn lại. Bài thơ có thể chia làm hai phần + 4 câu đầu à Cảnh thu điêu thương đượm tình + 4 câu còn lạià Tình thu như bão lòng trăn trở. ð Kết cấu hai phần cân đối, hài hòa, từ cảnh mà có tình, tình như mỗi lúc một thấm sâu vào cảnh Đã có nhiều bức tranh thu đi vào huyền thoại, đã có những cảnh thu êm đềm, tươi mát, cũng có khi đượm nỗi sầu của thi nhân. Nhưng cảnh thu trong thơ Đỗ Phủ không phải là cảnh đẹp bình yên, mà mang màu sắc ảm đạm, điêu linh, dường như cảnh cũng khắc khoải cũng trăn trở cùng thi nhân: “ Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (Lác đác rừng phong hạt móc sa Ngàn non hiu hắt khí thu lòa Chân trời sóng dợn lòng sông thẳm Mặt đất mây đùn cửa ải xa) Thu về trên vùng đất núi non hùng vĩ này làm cho cảnh sắc ở đây trở lên ảm đạm, buồn đến rợn người. Nguyễn Công Trứ đã dịch rất hay và khá sáng tạo ở hai câu thơ đầu song vẫn chưa diễn tả được hết cái thần thái của câu thơ. Dich giả đã đánh mất đi chữ “điêu thương” làm khước giảm đi vẻ tiêu điều, hắt hiu của cảnh vật. Ơû đây không có cái trong xanh của nước hồ thu không có bầu trời thu cao vút cũng chẳng có lác đác lá vàng rơi mà tất cả cảnh vật ở đây chìm trong một không khí hiu hắt ảm đạm nhạt nhòa trong sương thu. Sương thu như chứa đựng trong lòng nó một sức mạnh vô hình len lỏi vào cảnh vật làm cho những nhánh cây khô gầy như run lên lạnh lẽo, nó dập vùi hung bạo đến nỗi rừng thu cũng phải “điêu thương” héo tàn. Chỉ mới tả đến màu sương ấy thôi cũng làm cho bức tranh thu thấm lạnh. Tầm nhìn mở rộng ra xung quanh làm cho không gian rộng và xa hơn gồm: Vu Sơn Vu Giáp, lưng trời, mặt đất, dòng sông ,mây, sóng Tầm nhìn của nhà thơ chuyển từ cảnh tĩnh sang cảnh động, từ rừng phong đã đổi màu vì sương móc trắng, núi Vu,núi Kẻm hiu hắt hơi thu đến dòng sông nước lũ sóng vọt đến tận lưng trời, còn trên cửa ải mây sa sầm xuống mặt đất. Cảnh vật không một chút bình yên, sóng ở đây không gợn tí, mây không lững lờ trôi mà là sống dợn lên tận lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất, sự mạnh mẽ dữ dằn của cảnh vật cũng chính là sự trăn trở dữ dội trong lòng thi nhân lúc bấy giờ. Cảnh thu điêu thương hay phải chăng chính là cảnh thật của đất nước Trung Quốc trong buổi loạn li tang tóc. Qua bốn câu thơ đầu cảnh vật hiện lên không một chút bình yên. Cảnh tượng bất an ấy là hình bóng, là dáng dấp của một xã hội Trung Quốc loạn li, với bao sóng gió, tang thương, gợi nên biết bao nỗi niềm, biết bao xúc cảm cho kẻ tha hương. Trời đất bao la như mỗi lúc một dồn nén lại, thu hẹp lại, và một cách tự nhiên nhãn giới của con người bị dồn về, thu mình về với cảnh vật trước mắt, chỉ thấy: “ Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch đế thành cao cấp mộ châm” (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà Vội vàng giục kẻ tay giao thước Thành bạch chày vang bóng ác tà) Hai câu thơ 4,5 rất hàm xúc và chứa nhiều tầng nghĩa Khóm cúc hai lần nở hoa và cũng chính là khoảng thời gian hai năm tác giả xa quê nhà, và sống trong cảnh li loạn buồn thương. Cái hay ở đây là nhà thơ không nói đến cúc nở ra những bông hoa nhỏ xinh mà là nở ra nhưng giọt lệ, bởi lúc này đây thi nhân cũng đang nhỏ lệ trong tim. Nước mắt hoa hay phải chăng là nước mắt của người lữ thứ tha hương. Nhà thơ tìm được ở hoa sự đồng cảm, sự quen thuộc. Cúc nơi đất khách gợi về trong tâm trí nhà thơ vườn xưa nơi quê nhà. Và cúc cũng đã bao lần chứng kiến bao nỗi cô đơn, lẻ loi, sầu tủi của thi nhân. Dòng nước mắt đâu chỉ tuôn ngày hôm nay mà đã từng có từ ngày trước và sẽ còn ước đẫm tới mai sau. Ø thời gian lưu lạc được tình bằng mùa cúc nở, tình cảm đau thương bằng số lần lệ rơi. Cúc thì nhỏ lệ, con thuyền cũng đơn chiếc, đã thế lại còn bị bó buộc; “ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà” Con thuyền bị buộc chặt ở đây vì cảnh loạn li không thể đi đâu được, con thuyền lẻ loi ở đây phải chăng là thân phận nỗi nênh, lẻ loi đơn độc của thi nhân. Con thuyền bị bó buộc không thể trôi tự do nơi dòng nươc và và tấm lòng thương quê nhớ nhà của thi nhân cũng đang bị bó buộc nơi vùng núi non hiểm trở này.. Nhãn tự ở hai câu này là hai động từ “khai”( nở), “hệ” (buộc)- nở ra nước mắt và buộc vào trái tim. Đó là tình quê đậm sâu luôn thường trực trong tâm hồn của thi nhân và nỗi lòng đau đáu hướng về quê nhà. Hai câu thơ mở ra thời gian hai chiều ( quá khứ-hiện tại), không gian mở rộng ( quê cũ, vườn xưa- đất khách quê người). Hình ảnh chập chờn giữa caí hữu hình của hoa hôm nay với cái ảo ảnh vô hình của hoa và nước mắt ngày trước, cái lẻ loi của con thuyền và sự cô đơn của lòng ngươi tạo nên hàm xúc cho câu thơ. “ Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch đế thành cao cấp mộ châm” Không khí mọi người may và giặt áo để đón mùa đông khắc nghiệt sắp đến, những âm thanh của cuộc sống thường nhật. Nếu những câu thơ đầu hướng về tả cảnh và tâm trạng của thi nhân thì hai câu thơ cuối hướng về cuộc sống của người dân với những tình cảm chan hòa và mang ý nghĩa hiện thực tích cực. Ta tưởng chừng như âm thanh rộn rã ấy sẽ sưởi ấm cõi lòng nhà thơ, nhưng không, nó càng làm cho nhà thơ thêm day dứt và trĩu nặng một niềm đau. Đó là một âm thanh có sức gợi cảm rất lớn, khi gió thu tràn về mọi người vừa đem áo ra phơi vừa rộn ràng may áo mới, tiếng chày đập áo không chỉ là âm thanh của cuộc sống mà còn là điểm nhấn vào chỗ thẳm sâu của lòng người; đó là nỗi khao khát về một mái ấm gia đình, là niềm thương, nỗi lo lắng về người thân nơi xa đã có áo rét hay chưa? Tiếng chày càng dồn dập bao nhiêu thì càng gợi nên nỗi xót xa cô lẻ cho người lữ khách tha hương bấy nhiêu. Aâm thanh ấy còn là nỗi thấp thỏm lo âu và chiến tranh chưa dứt, bao nhiêu người còn đang ở biên cương, để cho người hậu phương phải hối hả may áo rét gưỉ ra miền quan ải. Vì thế mặc dù là hai câu kết mà lại mở ra nỗi lo âu, sầu nhớ mênh mông và nỗi lo ấy bắt nhịp cầu sang thu hứng bài sau. Tứ thơ vận hành một cách tự nhiên và điêu nghệ của cả không gian và thời gian. Từ rừng núi, trời đất ngoài xa, thu về trên khóm cúc rồi lặn vào trong tâm tư. Thời gian biến chuyển, đi từ ánh sáng vào bóng tối để rồi chỉ còn nghe âm thanh vang vọng trong bóng tối bao trùm. Từ bức tranh phong cảnh chuyển dần vào bức tranh tâm cảnh. III; Tổng Kết Các em dựa vào nội dung bại học tự rút ra tổng kết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. The end
Tài liệu đính kèm: