Giáo án Làm vườn

Giáo án Làm vườn

Tiết 01 Tuần

Ngày dạy

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

* Học sinh phải biết vai trò, ví trí quan trọng của nghề Làm vườn trong đời sống và kinh tế.

* Hiểu được nội dung và cách học.

* Biết các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống và phân tích.

3. Thái độ:

* Yêu thích Nghề làm vườn và thiên nhiên. Biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh

II. Trọng tâm bài giảng

* Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề làm vườn.

* Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm

 

doc 108 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5315Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Làm vườn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 01 
Tuần 
Ngày dạy
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
* Học sinh phải biết vai trò, ví trí quan trọng của nghề Làm vườn trong đời sống và kinh tế.
* Hiểu được nội dung và cách học.
* Biết các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống và phân tích.
Thái độ:
* Yêu thích Nghề làm vườn và thiên nhiên. Biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh
Trọng tâm bài giảng
* Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề làm vườn.
* Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
Phương pháp:
* Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp
Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của giáo viên: các tư liệu liên quan
* Chuẩn bị của học sinh: đọc SGK và trả lời câu hỏi
Tiến trình bài giảng
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
* Trong lĩnh vực Nông nghiệp, nghề Làm vườn đóng một vai trò quan trọng.Vậy nó có tầm quan trọng như thế nào?
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: VỊ TRÍ NGHỀ LÀM VƯỜN:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 3’ trả lời câu hỏi:
? Vườn cây có vai trò như thế nào đối với đời sống kinh tế?
* Nhận xét bổ sung và tóm tắt kiến thức
* Thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm.
Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
Là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp.
Tạo nên môi trường sống trong lành cho con người.
Hoạt động2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGHỀ LÀM VƯỜN:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 8’ trả lời câu hỏi:
? Nghề Làm vườn đòi hỏi người lao động phải hiểu các vấn đề gì? Và phải làm những điều gì?
? Em có nhận xét gì về nội dung môn học?
? Để học tốt môn này thì phải làm gì?
* Nhận xét bổ sung và tóm tắt Kiến thức
* Thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Hiểu đặc điểm, yêu cầu và triển vọng phát triển của nghề 
- Biết nội dung thiết kế và cấu trúc một số mô hình vườn
- Biết nội dung và quy trình kĩ thuật của vườn ươm giống
- Hiểu quy trình chăm sóc một số cây.
- Biết một số quy trình và kĩ thuật hiện đại
* Kĩ năng:
- Thiết kế mô hình vườn, lập kế hoạch cải tạo và tu bổ vườn.
- Thực hiện được các yêu cầu kĩ thuật trong Làm vườn.
- Ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật.
* Thái độ: Ham thích lao động và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kĩ thuật trong nghề Làm vườn.
2. Nội dung: (SGK)
3. Phương pháp học tập:
* Tìm hiểu kĩ các đặc điểm, yêu cầu, điều kiện sống từng loài và liên hệ với các biện pháp kĩ thuật.
* Liên hệ và phối hợp các kiến thức các môn học có liên quan.
* Liên hệ kiến thức với thực tiễn sản xuất.
* Rèn các kĩ năng thực hành.
Hoạt động3: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 10’ trả lời câu hỏi:
? Khi làm vườn ta cần chú ý điều gì?
? Để góp phần bảo vệ môi trường, thì nghề Làm vườn phải làm gì trong quá trình hoạt động?
? Các sản phẩm nông sản dể gây ngộ độc theo em phải làm sao?
* Nhận xét bổ sung và tóm tắt kiến thức
* Thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1 .Biện pháp đảm bảo an toàn lao động:
* Cẩn thận và không đùa nghịch trong khi cầm các dụng cụ lao động.
* Cần có mũ nón, áo mưa và nước sạch để vệ sinh khi tiến hành công việc.
* Cần trang bị đồ bảo hộ ( áo, kính , khẩu trang .. ) khi tiếp xúc với phân và thuốc trừ sâu.
2. Biện pháp bảo vệ môi trường:
* Hạn chế sử dụng phân bón và thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
* Nên tăng cường sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai, phân vi sinh và các chế phẩm sinh học.
* Nếu sử dụng phân hoá học và thuốc hoá học phải sử dụng đúng liều, đúng lượng.
3. Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm:
* Hạn chế sử dụng phân bón, thuốc hoá học bảo vệ thực vật và tăng cường sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai cũng như các chế phẩm sinh học.
* Phải đảm bảo thời gian cách li sau khi dùng phân hoá học hay thuốc hoá học.
Cũng cố
Câu 1: Nêu mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề Làm vườn?
Câu 2: Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi truờng và đảm bảo an toàn thực phẩm ?
Dặn dò:
* Học bài và trả lời câu hỏi SGK/ 11
* Chuẩn bị bài THIẾT KẾ VUỜN VÀ MÔ SỐ MÔ HÌNH VƯỜN
Tiết 02 
Tuần 
Ngày dạy
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
* Học sinh phải biết những yêu cầu và nội dung thiết kế vườn
* Biết một số mô hình vườn ở nứơc ta
Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống và phân tích.
Thái độ: Thấy được mối liện hệ giữa sinh vật với môi trường LaØm vườn và tầm quan trọng của viêïc thiết kế vườn.
Trọng tâm bài giảng
* Thiết kế vườn và một số mô hình vườn
Phương pháp:
* Phương pháp: thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp
Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của giáo viên: tranh một số mô hình vườn điển hình
* Chuẩn bị của học sinh: tìm hiểu mô hình vườn ở địa phương.
Tiến trình bài giảng
 Ổn định lớp: (2’)
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề Làm vườn?
Câu 2: Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi truờng và đảm bảo an toàn thực phẩm?
Giới thiệu bài mới: Làm thế nào để có một mô hình vườn đem lại lợi ích nhiều cho nghề làm vườn? 
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: THIẾT KÊ VƯỜN:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 8’trả lời câu hỏi:
? Thiết kế vườn là gì?
? Yêu cầu của thiết kế vườn như thế nào?
? Thiết kế vườn gồm những nội dung nào?
* Nhận xét bổ sung và tóm tắt kiến thức
* Thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1. Khái niệm: 
* Thiết kế vườn là công việc đầu tiên nhằm xây dựng mô hình vườn dựa vào các thông tin có sẵn. Thiết kế vườn hướng vào mục tiêu đặt ra của nhà vườn, đảm bảo tính khoá học, bền vững và tính khả thi cao.
2. Yêu cầu:
* Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn cây.	* Sản xuất trên một cấu trúc nhiều tầng.
* Đảm bảo và tăng cường hoạt động sống của vi sinh vật trong đất.
3. Nội dung thiết kế vườn:
a. Thiết kế tổng quát vườn sản xuất:
- Xác định vị trí các khu vực, bao gồm:
+ Khu trung tâm gồm nhà ở và khu sinh hoạt của chủ vườn. 	+ Khu I: có vườn cây, kho, chuồng trại 
+ Khu II: trồng cây ăn quả 	+ Khu III: sản xuất hàng hoá chủ yếu. 
+ Khu IV: trồng cây lấy gỗ và cây chắn gió. 	+ Khu V: khu tái sinh rừng tự nhiên.
b. Thiết kế các khu vườn:
- Tuỳ mỗi khu gắn với mục đích sử dụng có yêu cầu và thiết kế riêng.
VD: khu I có thể chia ra khu trồng rau, khu trồng hoa và cây cảnh, khu chuồng nuôi, ao cá .
Hoạt động2: MỘT SỐ MÔ HÌNH VƯỜN SẢN XUẤT Ở CÁC VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 10’ trả lời câu hỏi:
? Nêu đặc điểm của vườn sản xuất vùng đồng bằng Bắc Bộ?
? Mô hình vườn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như thế nào?
? Nêu đặc điểm của vườn sản xuất vùng đồng bằng Nam Bộ?
? Mô hình vườn ở vùng đồng bằng Nam Bộ như thế nào?
? Nêu đặc điểm của vườn sản xuất vùng trung du và miền núi?
? Mô hình vườn ở vùng trung du và miền núi như thế nào?
? Nêu đặc điểm của vườn sản xuất vùng ven biển?
? Mô hình vườn ở vùng ven biển như thế nào?
* Nhận xét bổ sung và tóm tắt kiến thức
* Thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1. Vườn sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ:
a. Đặc điểm: đất hẹp, tận dụng diện tích, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí. Mực nước thấp cần có biện pháp chống hạn. Thời tiết khắc nghiệt cần có biện pháp hạn chế tác động xấu của thời tiết.
b. Mô hình vườn: bố trí trên đất thổ cư liền kề nhà ở. Trong vườn trồng cây ăn quả xen kẽ với các cây có điều kiện sống khác nhau. Trong vườn có ao cá, gần ao trồng cây thuốc và cây gia vị, chuồng nuôi phải bố trí xa khu vực nhà ở. Ngoài cùng là rào có thể trồng cây chắn gió à mô hình VAC
2. Vườn sản xuất ở vùng đồng bằng Nam Bộ:
a. Đặc điểm: đất thấp, tầng đất mỏng, tầng dưới thường nhiễm mặn, nhiễm phèn. Mực nước cao, mùa mưa dễ ngập úng. Khí hậu có 2mùa rõ rệt:mùa mưa dễ ngập úng, mùa khô nắng hạn.
b. Mô hình vườn: 
- Vườn: đào mương, lên luống, tạo các bao đê để bảo vệ vườn và trồng cây chắn gió. Cơ cấu cây trồng tuỳ điều kiện đất đai, nguồn nước và thị trường tiêu thụ.
- Ao: mương giữ vai trò của ao, không đào mương quá sâu.
- Chuồng: nuôi lợn bố trí gần nhà, nước rửa chuồng chảy xuống mương. Chuồng gà có thể đặt ngang mương.
3. Vườn sản xuất ở vùng trung du và miền núi: 
a. Đặc điểm: đất rộng nhưng dốc nên dễ bị rửûa trôi, nghèo chất dinh dưỡng, chua. Cần chú ý chống xói mòn rửa trôi. Ít có bão nhưng rét và có sương muối. Nguồn nước tưới khó khăn.
b. Mô hình vườn: 
- Vườn nhà: bố trí ở chân đồi, đất bằng và ẩm, quanh nhà, trồng cây ăn quả và bố trí vườn rau cạnh ao.
- Vườn đồi:xây dựng trên đất thoải ít dốc, trồng cây ăn quả lâu năm. cây công nghiệp, có thể xen cây ngắn ngày.
- Vườn rừng: trồng theo nhiều tầng, nhiều lớp, có nhiều loại cây xen nhau trên các loại đất có độ dốc cao.
4. Vườn sản xuất ở vùng ven biển:
a. Đặc điểm: đất cát thường bị nhiễm mặn và nước tưới ngấm nhanh. Mực nước ngầm cao. Thường có bão, gió mạnh làm di chuyển cát.
b. Mô hình vườn: 
- Vườn: chia làm các ô có bờ cát bao quanh, trên bờ trồng cây phi lao kết hợp trồng mây để bảo vệ và phòng hộ. Trong vườn trồng các cây ăn quả chịu được gió bão, tán cây thấp, xen vào đó trồng các cây họ Đậu, khoa ... nh thí nghiệm
Hoạt động 3: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà và báo cáo nhận xét đánh giá
* Đánh giá sự chuẩn bị củatừng nhóm 
* Trình bày kết quả và nhận xét
Tổng kết: Nêu các bước tiến hành.
Dặn dò: Coi bài ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU, TRIỄN VỌNG CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN
Tiết 99 - 101 
Tuần 
Ngày dạy
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
* Biết được vai trò,vị trí của nghề làm vườn.
* Biết được các đặc điểm,yêu cầu và nơi đào tạo nghề làm vườn.
Kĩ năng:
* Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống và phân tích.
Thái độ:
*Hiểu được ý nghĩa ,vị trí của nghề làm vườn.
Trọng tâm bài giảng
* Vai trò,vị trí của nghề làm vườn.
Phương pháp:
* Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp
IV. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của giáo viên: các thông tin liên quan
* Chuẩn bị của học sinh: : ôn tập lại kiên thức.
V. Tiến trình bài giảng
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Giới thiệu bài mới: Vậy nghề làm vườn hiện nay có triển vọng như thế nào?
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: VAI TRÒ,VỊ TRÍ CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 4’ trả lời câu hỏi:
? Nghề làm vườn có vai trò,vị trí như thế nào ?
* Nhận xét và bổ sung.
* Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung
 Nghề làm vườn nước ta đã có từ lâu,ông cha ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu.
 Nghề làm vườn góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày của nhân dân bằng những sản phẩm của vườn,cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến,thủ công nghiệp,làm thuốc chữa bệnh.Đồng thời còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
 Làm vườn giỏi là biết khai thác tổng hợp,đầu tư đúng mức và tận dụng mọi tiềm năng về đất đai,thời tiết,lao động và thời gian để làm ra nhiều sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao,tăng thu nhập.
Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 7’ trả lời câu hỏi:
? Đối tượng lao động của nghề làm vườn ?
? Mục đích lao động ?
? Hãy nêu các dụng cụ làm vườn mà em biết ?
* Nhận xét và bổ sung.
* Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1. Đối tượng lao động
- Đối tượng lao động của nghề Làm vườn là các cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
2. Mục đích lao động
- Làm vườn nhằm tận dụng hợp lí đất đai,điều kiện tự nhiên,lao động để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng,nguyên liệu cho công nghệ chế biến,tăng thêm thu nhập. 
3. Nội dung lao động : Làm vườn gồm các công việc chính sau :
-Lai tạo,giâm,chiết cành,ghép cành.
-Cày,bừa,đập đất.
-Làm cỏ,vun xới,tưới nước,bón phân,tỉa cây,cắt cành tạo hình,
-Phòng trừ sâu,bệnh ;sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
-Nhổ ,hái rau,hái quả,cắt hoa,đào củ,chặt và đốn cây.
-Cất giữ sản phẩm trong kho lạnh. 
4. Công cụ lao động
Nghề Làm vườn là moat trong những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp nên các công cụ lao động trong nông nghiệp nói chung cũng là công cụ trong làm vườn như : cuốc,xẻng,dao,kéo,xe bơm nước,
5. Điều kiện lao động 
Hoạt động 3: NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 10’ trả lời câu hỏi:
? nghề làm vườn cần có những yêu cầu cơ bản nào ?
* Nhận xét và bổ sung.
* Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1. Về kiến thức
- Có hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ thuật trồng trọt như các nguyên lí chung và quy trình kĩ thuật của các cây trồng trong nghề làm vườn.
2. Về kĩ năng
- Có kĩ năng chọn,nhân giống,gieo trồng,chăm sóc,thu hoạch,bảo quản cây trồng trong vườn.
3. Về thái độ
-Yêu thích nghề làm vườn,làm việc can cù,ham học hỏi,nhẹ nhàng,có khả năng quan sát,phân tích tổng hợp.Có ý thức bảo vệ môi trường. 
4. Về sức khoẻ
Có sức khoẻ tốt,dẻo dai,chịu đựng được những thay đổi của môi trường.
Hoạt động 4: TRIỂN VỌNG VÀ NƠI ĐÀO TẠO,LÀM VIỆC CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 7’ trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu 1 vài điển hình về làm vườn có hiệu quả ở địa phương em ?
* Nhận xét và bổ sung.
* Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Nội dung:
1. Triển vọng
- Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay,nghế làm vườn ngày càng được khuyến khích phát triển để sản xuất ra nhiều sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng,nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề vườn,cần thực hiện tốt một số công việc sau :
+ Xây dựng và cải tạo vườn theo hướng chuyên canh,xây dựng các mô hình vườn phù hợp với từng địa phương.
+ Khuyến khích phát triển vườn đồi,vườn rừng,trang trại ở vùng trung du,miền núi.
+ Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như : trồng các giống cây có năng suất cao,chất lượng tốt,sử dụng PP nhân giống mới,sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng,phân vi sinh,thuốc trừ sâu sinh học,áp dụng công nghệ bảo quản,chế biến tiên tiến.
+ Mở rộng mạng lưới hội làm vườn để hướng dẫn,trao đổi kinh nghiệm,chuyển giao kĩ thuật và công nghệ về làm vườn cho nhân dân.
+ Xây dựng các chính sách phù hợp,nay mạnh đào tạo,huấn luyện cán bộ kĩ thuật.
2. Nơi đào tạo
- Khoa Trồng trọt của Trường dạy nghề,Trường Trung cấp,Cao đẳng và Đại học Nông nghiệp. 
- Các Trung tâm dạy nghề cấp huyện và tư nhân.
- Các Trung tâm kĩ thuật tổng hợp-hướng nghiệp.
3. Nơi hoạt động nghề
- Hoạt động trên mảnh vườn của gia đình,tập thể.
- Các cơ quan của nhà nước (trạm,trại,trung tâm,viện nghiên cứu,)
Củng cố:
Câu hỏi: Nghề làm vườn có vai trò đối với đời sống và kinh tế như thế nào ?
Dặn dò:
* Học bài và trả lời câu hỏi SGK/214
* ÔN TẬP TOÀN BỘ KIẾN THỨC ĐỂ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Tiết 102 – 103 
Tuần 
Ngày dạy
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
* Tổng hợp các kiếân thức về Nghề Làm vườn
Kĩ năng:
* Phân tích khái quát và so sánh.
Thái độ:
* Thấy đựơc niềm vui trong trồng trọt
Trọng tâm bài giảng
* Các quy trình kĩ thuật trồng nghề làm vườn
Phương pháp:
* Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp
IV. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của giáo viên: hệ thống câu hỏi
* Chuẩn bị của học sinh: ôn lại toàn bộ kiến thức.
V. Tiến trình bài giảng
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Giới thiệu bài mới: Vậy sau khi tìm hiểu các kiến thức về nghề làm vườn em thấy được điều gì trồng trồng trọt?
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: THIẾT KẾ VƯỜN: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 5’ trả lời câu hỏi:
? Nêu những yêu cầu kĩ thuật của thiết kế vườn?
? Trình bày nội dung thiết kế vườn?
? Trình bày nguyên nhân của vườn tạp ?
? Làm thế nào để cải tạo và tu bổ vườn tạp?
* Liên hệ kiên thức cũ thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện nhóm trả lời và các nhóm khác bổ sung, rút ra nhận xét
Trong nộâi dung bài 1 và 2 của chương I 
Hoạt động 2: VƯƠN ƯƠM VÀ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 10’ trả lời câu hỏi:
? Nêu yêu câu khi chọn vườn ươm? Cấu trúc của một vườn ươm như thế nào?
? Khi nhân giống cây trồng có những phương pháp nào? Yêu cầu khi sử dụng để nhân giống của từng phương pháp đó như thế nào?
? Mỗi phương pháp nhân giống có những ưu nhược điểm gì? Quy trình của từng phương pháp?
* Liên hệ kiên thức cũ thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện nhóm trả lời và các nhóm khác bổ sung, rút ra nhận xét
Trong nộâi dung bài 5 à 11 của chương II
Hoạt động 3: KĨ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY ĐIỂN HÌNH TRONG VƯỜN:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Khi trồng cây cần chú ý đến yêu cầu gì?
? Trình bày kĩ thuật trồng và chăm sóc các loại cây điển hình đã học?
* Liên hệ kiên thức cũ ø trả lời câu hỏi.
* Đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung, rút ra nhận xét
Trong nội dung bài 18 – 32 của chương III
Hoạt động 4: ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS thảo luận 5’ trả lời câu hỏi:
? Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và chế phẩm sinh học có ý nghĩa như thế nào?
? Trình bày kĩ thuật sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và chế phẩm sinh học?
* Liên hệ kiên thức cũ thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đại diện nhóm trả lời và các nhóm khác bổ sung, rút ra nhận xét
Trong nội dung bài 35 của chương IV
Hoạt động 5: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN SẢN PHẨM RAU QUẢ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Cơ sở khoa học của chế biến rau quả?
? Trình bày kĩ thuật chế biến râu quả?
* Liên hệ kiên thức cũ ø trả lời câu hỏi.
* Đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung, rút ra nhận xét
Trong bài 38 của chương V
Cũng cố: ( trong tiết)
Dặn dò:
+ ÔN TẬP TOÀN BỘ KIẾN THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM
Tiết 104 - 105 
Tuần 
Ngày dạy
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
* Hệ thống lại các kiến thức đã học
Kĩ năng
* Rèn luyện một số kĩ năng như tư duy hệ thống, khái quát hoá kiến thức.
Thái độ:
* Hình thành thái độ nghiêm túc cẩn thận
Trọng tâm bài giảng 
* Các kiến thức đã học 
Phương pháp:
* Phương pháp: kiểm tra tự luận
IV. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của giáo viên: hệ thống câu hỏi và đáp án
* Chuẩn bị của học sinh: ôn lại toàn bộ kiến thức.
V. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định:
2. Ma trận đề kiểm tra: tự luận 100% 
Chương
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Số câu
Điểm
Số câu
Điểm
Số câu
Điểm
Tổng cộng
3. Đề và đáp án :
4. Thống kê điểm:
Lớp
Giỏi
> TB
< TB
Kém

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án làm vườn 2009.doc
  • docbao cao thuc hanh.doc