Giáo án Sinh khối 12 bài 42: Hệ sinh thái

Giáo án Sinh khối 12 bài 42: Hệ sinh thái

Chương III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÀI 42. HỆ SINH THÁI

Tiết: 45

Ngày soạn:

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

- Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được các vídụ minh hoạ, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Phương tiện dạy học

- Tranh phóng to các hình 42.1 – 3 sgk

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 42: Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 42. HỆ SINH THÁI
Tiết: 45
Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được các vídụ minh hoạ, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to các hình 42.1 – 3 sgk
II. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là diến thế sinh thái. Nêu nguyên nhân của diễn thế.
Nội dung bài mới
Hoạt động Thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm hệ sinh thái
Học sinh đọc khái niệm hệ sinh thái?
Hệ sinh thái khác gì với quần xã sinh vật
TL Bao gồm cả quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
Kích thước của hệ sinh thái có đặc điểm gì?
I. Khái niệm hệ sinh thái.
Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhântố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Trong hệ sinh thái luôn diễn ra quá trình trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh.
Kích thứơc của một hệ sinh thái rất đa dạng: nhỏ như một bể cá cảnh, lớn như hệ sinh thái trái đất
Tóm lại: Cứ có một sự gắn kết giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo nên một chu trình sinh học hoàn chỉnh được coi là một hệ sinh thái.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần của hệ sinh thái.
Quan sát hình 41.1 và cho biết hệ sinh thái gồm những thành phần nào?
Giáo viên lưu ý: Sinh vật tiêu thụ được chia làm nhiều loại khác nhau (tiêu thụ bậc 1 và tiêu thụ bậc 2, tieê thụ bậc 3...)
II. Các thành phần cấu trúc trong hệ sinh thái.
Thành phần vô sinh: là sinh cảnh
Thành phần hữu sinh: là quần xã sinh vật trong đó gồm nhiều loài sinh vật.
+ Sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để sx chất hữu cơ
SVSX chủ yếu là sinh vật tự dưỡng: TV, VK quang dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ: gồm các động vật ăn thực vật và động vật động vật
+ Sinh vật phân giải: gồm chủ yếu là vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống: phaâ giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
Hạot động 3: Tìm hiểu các hệ sinh thái trên trái đất
Hệ sinh thái được phân chia như thế nào?
Kể tên một số hệ sinh thái nhân tạo? Ý nghĩa của các hệ sinh thái nhân tạo.
III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất
1. Các hệ sinh thái tự nhiên.
a) Các hệ sinh thái trên cạn:
- Gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc và đồng rêu hàn đới.
b) Các hệ sinhthái dưới nước:
- Hệ sinh thái nước mặn: hệ sinh thái ven biển và hệ sinh thái ngoài khơi
- Hệ sinh thái nứơc ngọt: hệ sinh thái nước đứng và hệ sinh thái nước chảy
2. Các hệ sinh thái nhân tạo
VD: Ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố...
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 42- hẹ sinh thai.doc