Giáo án Sinh khối 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Giáo án Sinh khối 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

BÀI 39. QUẦN XÃ SINH VẬT

VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

Tiết: 43

Ngày soạn:

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

- Nêu được định nghĩavà lấy ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật

- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần thể xã, lấy ví dụ cho các đặc trưng đó.

- TRình bày được khaá niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó.

- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

II. Phương tiện dạy học

- Tranh phóng to các hình 40.1 – 4 sgk

II. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1831Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT
BÀI 39. QUẦN XÃ SINH VẬT 
VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
Tiết: 43
Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được định nghĩavà lấy ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật
Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần thể xã, lấy ví dụ cho các đặc trưng đó.
TRình bày được khaá niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh hoạ cho các mối quan hệ đó.
Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to các hình 40.1 – 4 sgk
II. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Nêu nguyên nhân của sự biến động số lượng cá thể trong quần thể
Quần thể điều chỉnh số lượngcá thể như thế nào, khi nào quần thể điều chỉnh về mức cân bằng.
Nội dung bài mới
Hoạt động Thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm quần xã sinh vật
Hãy cho biết các quần thể sống trong một ruông lúa
GV: trong cùng một không gian thường có nhiều loài khác nhau cùng tồn tại và chúng có quan hệ sinh thái với nhau. Người ta gọi tập hợp các quần thể đó là quần xã
Lấy thêm ví dụ về quần xã
Tên quần xã thường đựợc lấy bởi tên một quần thể ưu thế hoặc tên sinh cảnh
I. Khái niệm quần xã sinh vật
Khái niệm: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Ví dụ: Quần xã ruông lúa: gồm các q uần thể: lúa, quần thể cỏ, quần thể cua, quần thể tôm, quần thể bèo, quần thể chuột...
Quần xã bãi bồi:
Hoạt động 2: Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Quần xã được đặc trưng bởi những yếu tố nào?
Như vậy mỗi quần xã được đặc trưng bởi thành phần loài, số cá thể của mỗi loài, loài đặc trưng, loài ưu thế và sự phân bố các cá thể trong không gian.
Số lượng loài và số lượng cá thể trongquần xã phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giáoviên lấy ví dụ minh hoạ
Loài ưu thế là gì? Trong quần xã rừng thông, loài nào là loài ưu thế.
Trong quần xã loài như thế nào được coi là loài đặc trưng
Sự phấn bố của cá thể trong quần xã có ý nghĩa sinh thái như thế nào?
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
- Số lượng loài và số cá thể của mỗi loài:
+ Số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
VD: Quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
+ Số loài và số cá thể trong quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi và vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh
VD: Vùng nhiệt đới do nhiệt độ và lượng mưa cao và khá ổn định nên quần xã ở những vùng này thường có nhiều loài hơn các quần xã ở vùng ôn đới.
- Loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Loài ưu thế: là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh.
VD: Quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu thế.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
VD: Cá cóc Tam đảo lfa loài đặc trưng trong quần xã rừng nhiệt đới Tam đảo.
VD: Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U minh.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
- Mỗi quần xã đều có kiểu phân bố cá thể trong không gian một cách đặc trưng
+ Phân bố theo chiều thẳng đứng: 
VD: 
Sự phân bố của các cây, loài chim trong rừng nhiệt đới
Sự phân bố của các loài cá, loài tảo trong ao
+ Phân bố theo chiều ngang
- Ý nghĩa: Sự phân bố của các cá thể trong không gian có xu hướng làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài trongquần xã.
Giáo viên giới thiệu các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
Xếp các mối quan hệ giữa các loài sau
Hổ và nai
Lúa và cỏ
Thông và các cây cỏ quanh thân chúng.
Chim sáo và trâu 
Bèo bồng và hổ
Tầm gửi và thực vật
Hoa và bướm.
Giáo viên lưu ý: tuỳ trường hợp quan hệ đó có thể xếp vào các mối quan hệ khác nhau
VD: Ong hút mật hoa: trong trường hợp hoa chỉ có thể thụ phấn được nhờ ong thì đó là quan hệ cộng sinh, nếu ngoài ong ra hoa có thể được thụ phán nhờ các sinh vật khác nữa thì đó là quan hệ hợp tác, cũng có thể là động vật ăn thực vật.
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
1. Các mối quan hệ sinh thái.
- Quan hệ hỗ trợ giữa các loài là quan hệ trong đó các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhất là không bị hại.
+ Quan hệ hỗ trợ gồm: công sinh, hợp tác, hội sinh
- Quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó có ít nhất một loài bị hại.
+ Quan hệ đối kháng gồm: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn thịt và con mồi.
2. Hiện tượng khống chế sinh học.
Khái niệm: Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thẻ của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Ứng dụng trong nông nghiệp là dùng thiên địch để khống chế các sinh vật gây hại
VD: Nuôi ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 40 - quan xa sinh vat va mot so dac trung cua quan xa.doc