Đề thi khảo sát chất lượng môn Sinh học - Mã đề 123 - Năm học 2006-2007 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Sinh học - Mã đề 123 - Năm học 2006-2007 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

Câu 29: Kỷ thuật di truyền là kỷ thuật :

A. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử. B. Thao trên tác Gen.

C. Thao tác trên NST. D. A và B đúng.

 

doc 4 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Sinh học - Mã đề 123 - Năm học 2006-2007 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sở GD - ĐT Nghệ An Đề Thi khảo sát chất lượng Năm học 2006 - 2007:
 Môn Sinh Học : “30 Câu” Thời gian 45 phút 
Mã Đề 123
Câu 1 : Sự phát sinh đột biến Gen Phụ thuộc vào yếu tố nào :
A. Loại tác nhân, cường độ và liều lượng tác nhân. B. Thời điểm xảy ra đột biến. 
C. Đặc điểm cấu trúc của Gen. D. A, B và C đều đúng.
Câu 2 : Hội chứng đao xảy ra do : 
A. Sự kết hợp giữa Giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21. B. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35.
C. Rối loạn phân ly của cặp NST thứ 21. D. A, B và C đều đúng.
Câu 3. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là :
A. Prôtêin và Axit Nuclêic. B. Prôtêin.
C. Axit Nuclêic. D. Cácbon Hydrat.
Câu 4. Trong chọn giống người ta sử dụng Phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để :
A. Kiểm tra và đánh giá kiểu Gen của từng dòng thuần. B. Củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.
C. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới. D.A,B và C đều đúng .
Câu 5: Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa xảy ra là do :
A.Bộ NST của hai loài khác nhau gây ra trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử.
B.Sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản, bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật .
C.Chiều dài ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhụy của loài kia ở thực vật.	
D.Hạt phấn của loài này không nảy mầm trên vòi nhụy của loài kia ở thực vật hoặc tinh trùng của loài này bị chết trong đường sinh dục cái của loài kia ở động vật.
Câu 6: Để tạo được ưu thế lai, khâu quan trọng nhất :
A. Tạo ra các dòng thuần. B. Thực hiện được lai kinh tế. 
C. Thực hiện được lai khác dòng. D. Thực hiện được lai khác loài. 
Câu 7: Người đầu tiên xây dựng một học thuyết tương đối có hệ thống về quá trình tiến hoá của sinh giới là :
A. Lamac. B. Đacuyn. C. Menđen. D. Kimura. 
Câu 8: Loại biến dị nào sau đây được xem là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên :
A. Thường biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị đột biến. D. Tất cả đều đúng. 
Câu 9: Đa số các đột biến có hại vì :
A.Phá vở mối quan hệ hài hoà trong cơ thể , giữa cơ thể với môi trường. 
B. Thường làm mất đi khả năng sinh sản của Sinh vật.
C. Thường biểu hiện ngẫu nhiên không định hướng. 
D. Thường làm mất đi nhiều Gen. 
Câu 10: Quá trình giao phối có tác dụng :
A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể . B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp .
C. Tạo ra những tổ hợp Gen thích nghi, trung hoà tính có hại của đột biến. D. tất cả đều đúng. 
Câu 11: Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ :
A. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. 
B. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. 
C. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới. 
D. A, B và C đều đúng. 
Câu 12: Theo quan điểm của tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác dụng lên cấp độ sau đây của sinh giới :
A. Cấp cơ thể. B. Cấp trên cơ thể. C. Cấp dưới cơ thể. D. Cả A, B, C Đều đúng. 
Câu 13 :Loại hoá chất có tác dụng làm thay cặp A- T Thành G - X và tạo ra đột biến Gen là :
A. Cônxixin. B. 5- Brôm uraxin ( 5BU). C. Êtylmêtan sunfonat ( EMS). D. Nitrozo Metylurê ( NMU). 
Xét 2 NST không tương đồng mang các Gen lần lượt là. ABCDEG.HIK và MNOP.QR hãy sử dụng dữ kiện trên trả lời câu 14 và 15 sau :
Câu 14 : Sau đột biến đã xuất hiện NST có cấu trúc ABCDH.GEIK đây là dạng đột biến :
A. Lặp Đoạn NST. B. Đảo Đoạn NST. C. Mất Đoạn NST. D. Chuyển Đoạn NST. 
Câu15 : Sau đột biến NST đã thay đổi cấu trúc như sau : MNDEG.HIK và ABCOP.QR. đây là dạng đột biến :
A. Đảo Đoạn NST. B. Chuyển Đoạn Tương Hỗ. C. Chuyển Đoạn không tương hỗ. D. Mất Đoạn NST. 
Câu 16: Thể Mắt Dẹt xuất hiện ở loài Ruồi Dấm do hậu quả của loại đột biến nào sau đây :
A. Mất Đoạn NST. B. Lặp Đoạn NST. C. Đảo Đoạn NST. D. Chuyển Đoạn NST. 
Xét các thể đột biến sau ở người: 
I. Bệnh máu khó đông. VI. Hội Chứng Tơcnơ. 
II. Bệnh bạch tạng. VII. Hội chứng 3X. 
III. Bệnh Hồng cầu hình Liềm. VIII. Hội Chứng Claiphentơ. 
IV. Dị Tật thừa ngón tay, Tai thấp, Hàm bé. IX. Bệnh ung thư máu. 
V. Hội chứng Đao . X. Dị Tật dính ngón tay thứ 2 và 3.
( Hãy trả lời những câu hỏi 17, 18, 19, 20 )
Câu 17 : Thể đột biến được phát sinh do đột biến cấu trúc NST gồm: 
A. IX. B. II. C. III. D. IV.
Câu 18: Thể đột biến được phát sinh do đột biến dị bội :
A. I, IV, V, VI. B. IV, V, VI, VII, VIII. C. II, V, VI, VII. D. I, III, IV, V.
Câu 19 : Thể đột biến phát sinh do đột biến Gen:
A. I, II, IV, X. B. I, II, III. C. I, II, III, X. D. I, II, V, X. 
Câu 20: Thể 3 nhiễm là :
A. V, VII, VII.I B. IV, V, VII, VIII. C. IV, VII, VIII D. IV, V, IX. 
Câu 21: Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì: 
A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau .
B. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn. 
C. Số cặp Gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn .
D. Sự giao phối góp phần tạo ra những tổ hợp Gen thích nghi .
Câu 22 : Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới. 
A. Cách ly địa lý. B.Cách ly sinh sản. C. Cách ly sinh thái. D. Cách ly di truyền. 
Câu 23 : Quần thể Giao phối được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì :
A. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
B. Có sự phụ thuộc nhau về mặt sinh sản.
C. Có sự hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài. 
D. Tất cả đều đúng. 
Câu 24: Trong một quần thể có tỷ lệ phân bố các kiểu Gen là : 0.49 AA + 0.42 Aa + 0.09 aa thì tần số tương đối 
của các Alen ở thế hệ tiếp theo là :
A. A = 0.7, a= 0.3. B. A= 0.6 , a= 0.4. C. A= 0.5, a= 0.5. D. A= 0.8 , a= 0.2.
Câu 25: Đột biến thay cặp nucleotit có thể gây ra :
A. Thay thế một Axit amin này bằng một Axit amin khác. B. Cấu trúc của Prôtêin không thay đổi. 
C. Phân tử Prôtêin có thể không được tổng hợp. D. A, B và C đều đúng. 
Câu 26 : Ngày nay không còn khả năng sự sống tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học nữa vì:
A. Thiếu những Điều kiện lịch sử cần thiết. 
B. Nếu chất hữu cơ được tạo thành ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân huỷ. 
C. Chất hữu cơ hiện nay trong thiên nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống. 
D. A, B và C đúng. 
Câu 27 : Theo quan niệm hiện đại có những loại biến dị nào sau đây: 
A. Biến dị Di truyền và không di truyền. B. Biến dị tổ hợp và đột biến. 
C. Thường biến và đột biến . D. Đột biến Gen và đột biến NST .
Câu 28: Vi khuẩn E.coli thường được dùng làm tế bào nhận vì: 
A. Có khả năng sinh sản nhanh. B. không có độc tính. 
B. Có cấu trúc đơn giản, Vật liệu di truyền ít, dễ kiểm soát. D. Tất cả đều đúng .
Câu 29: Kỷ thuật di truyền là kỷ thuật :
A. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử. B. Thao trên tác Gen.
C. Thao tác trên NST. D. A và B đúng. 
Câu 30: Đột biến Gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do: 
A. Phổ biến hơn đột biến NST. 
B. ít ảnh hưởng nghiêm trọng trong sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
C. Mặc dù đa số là có hại nhưng trong điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp Gen thích nghi nó có thể có lợi. 
D. A và B đúng. 
 Đáp án : Mã 123
 1.D ; 2.A ; 3.A ; 4.D ; 5.A ; 6.A ; 7.B ; 8.B ; 9.A ; 10.D.
 11.B ; 12.D ;13.B ;14.B ;15.B ;16.B ;17.A ;18.B ;19.C ;20.B.
 21.C ;22.D ;23.D ;24.A ;25.D ;26.D ;27.A ;28.D ;29.D ;30.D.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_sinh_hoc_ma_de_123_nam_hoc_20.doc