I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn tập và hệ thống lại kiến thức trong học kì I
- Chuẩn bị kiến thức tốt cho bài thi học kì I
2. Kỹ năng: Vận dụng tốt kiến thức đã học để làm tốt toán sinh học
3. Thái độ, tác phong: Nghiêm túc, tích cực trong học tập, yêu thích, tìm hiểu hiểu và nghiên cứu về di truyền học cũng như các lĩnh vực khác trong sinh học
4. phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
II/CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập ôn tập, kiến thức liên quan, giáo án
Dự kiến phương pháp dạy, các kĩ thuật dạy học
2. Học sinh: Vở ghi, học bài cũ và đọc bài mới
III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp : Vấn đáp kết hợp trực quan và hoạt động nhóm
2. Phương tiện: Hệ thống câu hỏi,bài tập và sơ đồ, hình ảnh có liên quan
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình dạy học bài ôn tập
3. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: Bài hôm nay chúng ta cùng hệ thống hóa lại kiến thức đã học về di truyền học.
Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 15: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh ôn tập và hệ thống lại kiến thức trong học kì I - Chuẩn bị kiến thức tốt cho bài thi học kì I 2. Kỹ năng: Vận dụng tốt kiến thức đã học để làm tốt toán sinh học 3. Thái độ, tác phong: Nghiêm túc, tích cực trong học tập, yêu thích, tìm hiểu hiểu và nghiên cứu về di truyền học cũng như các lĩnh vực khác trong sinh học 4. phát triển năng lực - Năng lực tự học - Năng lực giao tiếp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực tính toán II/CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập ôn tập, kiến thức liên quan, giáo án Dự kiến phương pháp dạy, các kĩ thuật dạy học 2. Học sinh: Vở ghi, học bài cũ và đọc bài mới III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp : Vấn đáp kết hợp trực quan và hoạt động nhóm 2. Phương tiện: Hệ thống câu hỏi,bài tập và sơ đồ, hình ảnh có liên quan IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình dạy học bài ôn tập 3. Nội dung bài mới * Đặt vấn đề: Bài hôm nay chúng ta cùng hệ thống hóa lại kiến thức đã học về di truyền học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC KỲ I GV:Dẫn dắt Yêu cầu hs hệ thống hóa kiến thức Đã học trong học kỳ 1 - Hs nghiên cứu xây dựng bản đồ khái niệm. - Hs trình bày ý kiến của mình - Hs khác nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, đánh giá bổ sung GV: Khái niệm gen, mã di truyền HS: Nhớ lại kiến thức trả lời GV:Nhận xét, đánh giá, bổ sung GV: Hãy nêu khái niệm quá trình nhân đôi DNA, phiên mã, dịch mã HS: Nhớ lại kiến thức trả lời GV: Nêu khái Niệm chung của đột biến gen HS: Nhớ lại kiến thức trả lời A. Kiến thức cơ bản học kỳ I Gen: là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm nhất định (chuỗi poolipeptit hay ARN) Mã di truyền: Là trình tự các nucleotit trong gen quy định trình tự các a.a trong pr(cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau quy định một a.a) Mã di truyền là mã bộ ba Có 64 mã bộ ba (xem bảng mã di truyền ở cuối) Gen giữ thông tin di truyền dạng mã di truyền, phiên mã sang ARN thông tin, dịch mã thành trình tự a.a trên chuỗi polipeptit Đặc điểm chung của mã di truyền - Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục. - Mã di truyền có tính đặc hiệu (một bộ ba chỉ mã hóa một a.a) - Có một bộ ba mở đầu mã hóa a.a mở đầu( AUG-Meethi onin), có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG,UGA), không mã hóa a.a. Mã di truyền mang tính thoái hóa: Nhiều bộ ba cùng xác định 1a.a (trừ AUG mã hóa met và UGG mã hóa Trp) - mã di truyền có tính phổ biến (Các loài đều dùng chung một mã di truyền) Quá trình nhân đôi DNA Phiên mã Quá trình truyền TTDT từ ADN sang ARN Dịch mã Đột biến gen Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan dến một( đột biến điểm) hay một số cặp Nu, mỗi đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự Nu tạo ra các alen khác nhau. Đa số đột biến gen tự nhiên là có hại, phải hạn chế sự xuất hiện. Một số có lợi hoặc trung tính. - tần số đột biến gen tự nhiên là rất thấp,tần số này có thể thay đổi do yếu tố môi trường, GV: Hãy cho biết phương pháp nghiên cứu di truyền học của men đen HS: Nhớ lại kiến thức trả lời GV: Thế nào là tương tác gen , tương tác cộng gộp HS: Nhớ lại kiến thức trả lời GV: Liên kết gen là gì? Lấy VD HS: Nhớ lại kiến thức trả lời GV: Hoán vị gen là gì HS: Nhớ lại kiến thức trả lời PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MEN ĐEN Phương pháp lai: - Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng. - Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3. - Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. - Bước 4: Tiến hành chứng minh cho giả thuyết của mình. - Khi biết được tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menđen chúng ta có thể tiên đoán trước được kết quả lai. - Các biến dị tổ hợp rất phong phú được hình thành trong tự nhiên. - Bằng phương pháp lai có thể tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt. Tương tác gen: Là sự tác động tác giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình. Liên kết gen: - Mỗi NST gồm 1 phân tử AND. Trên 1 phân tử chứa nhiều gen, mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên AND (lôcut), các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau (gen liên kết). * Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. + Số nhóm gen liên kết = số lượng NST trong bộ đơn bội (n). Hoán vị gen: - Gen quy định màu thân và kích thước cánh nằm trên cùng 1 NST. Trong giảm phân tạo giao tử xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn NST giữa 2 NST trong cặp tương đồng (hoán vị gen). - Tần số hoán vị gen:f(%) - Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. - Các gen càng gần nhau trên NST thì tần sô HVG càng nhỏ và ngược lại tần sô HVG càng lớn 4. Củng cố làm bài tập trắc nghiệm và tự luận Câu 1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở: a. tế bào chất. b. ribôxôm. c. ti thể. d. nhân tế bào. Câu 2. Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng làm khuân trong tổng hợp prôtêin là: a. ADN. b. mARN. c. rARN. d. tARN. Câu 3. Khi đem lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, trội là trội hoàn toàn, ở thế hệ F2, Menđen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là: a. 3:1. b. 9:3:3:1. c. 1:1. d. 1:1:1:1. Câu 4. Cơ thể có kiểu gen AaBbCCdd khi giảm phân cho số loại giao tử là: a. 4. b. 8. c. 16. d. 32. Câu 5. Hiện tượng di truyền nào giúp duy trì sự ổn định của loài? a. Liên kết gen. b. Hoán vị gen. c. Phân li độc lập. d. Tương tác gen. Câu 6. Ở một loài thực vật, khi thực hiện phép lai P: ♂AaBbCCDDEE ♀AaBbCCDDEE thu được F1. Không cần viết sơ đồ lai, hãy tính ở F1: - Số kiểu gen đồng hợp tử về cả 5 cặp gen. - Tỉ lệ cây có 5 tính trạng trội Biết năm cặp gen nêu trên phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội – lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Đáp án - Số kiểu gen đồng hợp tử về cả 5 cặp gen: 2.2.1.1.1 = 4 - Tỉ lệ cây có 5 tính trạng trội: (3/4).(3/4).1.1.1 =9/16 5. Hướng dẫn về nhà - Giáo viên nhăc lại kiến thức trọng tâm của hai chương - Về nhà học bài làm các bài tập chuẩn bị cho bài thi học kì V. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày. tháng năm 2016 Tạ Thị Thu Yến
Tài liệu đính kèm: