Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Sinh học - Trường THPT số 1 Nghĩa Hành - Chuyên đề: Sinh học tế bào

Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Sinh học - Trường THPT số 1 Nghĩa Hành - Chuyên đề: Sinh học tế bào

- Có độ dày khoảng 60 – 120 A0, gồm 2 thành phần hóa học là lipit và prôtêin xếp xen kẽ với nhau. Trên màng sinh chất có nhiều lỗ nhỏ có thể cho các chất di chuyển qua lại màng.

- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có lớp màng xenlulô cứng tạo ra tính cứng chắc tương đối cho cơ thể thực vật.

 

doc 11 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Sinh học - Trường THPT số 1 Nghĩa Hành - Chuyên đề: Sinh học tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: SINH HỌC TẾ BÀO
* Yêu cầu hs: + Các thành phần cấu tạo tế bào và chức năng của chúng.
	 	 + Các cơ chế phân bào: nguyên phân, giảm phân
	 + Vận dụng kiến thức nguyên phân, giảm phân để giải bài tập.
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của màng sinh chất, tế bào chất và nhân của tế bào ở cơ thể đa bào.
1. Màng sinh chất :
a. Cấu tạo :
- Có độ dày khoảng 60 – 120 A0, gồm 2 thành phần hóa học là lipit và prôtêin xếp xen kẽ với nhau. Trên màng sinh chất có nhiều lỗ nhỏ có thể cho các chất di chuyển qua lại màng.
- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có lớp màng xenlulô cứng tạo ra tính cứng chắc tương đối cho cơ thể thực vật.
b. Chức năng : Màng sinh chất có các chức năng cơ bản sau :
- Giúp sự trao đổi chất giữa tế bào chất và môi trường ngoài nhờ các khe hở trên màng và tính thấm chọn lọc của màng.
- Bảo vệ khối sinh chất và các bào quan bên trong tế bào. Tham gia vào quá trình phân bào.
2.Tế bào chất :
a.Cấu tạo : Là một chất dịch keo trong suốt nằm giữa màng sinh chất và màng của nhân, được phân chia thành 2 lớp : lớp ngoại chất gần màng sinh chất và lớp nội chất gần nhân.
- Ở tế bào thực vật còn non cũng như trong các tế bào động vật, tế bào chất chứa đầy khoang của tế bào. Riêng ở tế bào thực vật lúc trưởng thành, trong tế bào xuất hiện một số không bào lớn chứa nước và chất hòa tan.
b. Chức năng :Tế bào chất được xem là trung tâm diễn ra các hoạt động sống của tế bào do có nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau của tế bào và cơ thể.
3. Nhân tế bào : Là một khối cô đặc có dạng cầu hay bầu dục thường nằm giữa tế bào. Nhân gồm 3 thành phần : màng nhân, nhân con và chất nhiễm sắc.
a. Màng nhân :
-Là lớp màng kép với thành phần hóa học giống với màng sinh chất. Trên màng nhân cũng có những khe hở tạo điều kiện cho một số chất di chuyển qua lại.
- Màng nhân có chức năng giúp cho sự trao đổi chất giữa tế bào chất và nhân.
b. Nhân con :
-Có cấu trúc dạng hạt thường có số lượng từ 1 đến 2 trong mỗi tế bào. Nhân con có thành phần cơ bản là ADN, ARN và prôtêin. Khi tế bào bước vào phân chia thì nhân con biến mất.
-Nhân con là nơi tổng hợp ARN ribôxôm (rARN) giúp cho việc hình thành ribôxôm của tb chất.
Câu 2 : Nêu cấu tạo và chức năng của các bào quan ở cơ thể đa bào.
1.Ti thể :
a.Cấu tạo :Là những thể có kích thước thay đổi từ 0,2 – 0,5 micrômet với hình dạng khác nhau : hình sợi, hình que, hình hạt ...
-Ti thể được bao bọc bởi màng kép, màng trong của ti thể có những rãnh ăn sâu vào bên trong ti thể hình thành những vách ngăn không hoàn toàn. Bên trong màng chứa đầy chất dịch của ti thể. Trên bề mặt của màng và dịch ti thể có chứa hệ thống men tham gia vào quá trình oxi hóa. Trong dịch ti thể còn có một số phân tử ADN, ARN.
b. Chức năng :
- Ti thể có vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp của tế bào, là nơi xảy ra sự oxi hóa các chất, nhờ hệ thống các men chứa trong ti thể. Phần lớn năng lượng tạo ra từ quá trình này được tích lũy lại dưới dạng ATP (Ađênôzin triphotphat) để dùng vào các hoạt động sống của tế bào.
2. Thể Gôngi : Là tập hợp các túi nhỏ và dẹt xếp chồng lên nhau.
- Thể Gôngi là nơi tập trung các sản phẩm bài tiết của tế bào cũng như các chất độc hay các chất bã để đưa ra khỏi tế bào.
3.Trung thể :Chỉ tồn tại ở tế bào động vật (trừ tế bào thần kinh) và tế bào thực vật bậc thấp, không có ở tế bào thực vật bậc cao. Là một thể dạng cầu nằm gần nhân. Có thành phần chủ yếu là lipit và prôtêin.
- Trung thể có vai trò trong quá trình phân bào. Khi tế bào bước vào phân chia, trung thể tách đôi thành 2 trung tử di chuyển về 2 cực của tế bào. Từ 2 trung tử sau đó có một thoi vô sắc hình thành.
4. Ribôxôm :
- Mỗi ribôxôm được tập hợp từ hai thể hình quạt. Hai hạt này liên kết lại với nhau lúc ribôxôm tổng hợp prôtêin. Thành phần chủ yếu của ribôxôm là prôtêin và rARN.
- Trong tế bào ribôxôm thường tồn tại dưới 2 dạng : một số ribôxôm bám trên lưới nội chất và một số ribôxôm liên kết tạo chuỗi pôlixôm trong tế bào chất.
- Ribôxôm có chức năng là nơi xảy ra quá trình tổng hợp prôtêin của tế bào.
5. Lưới nội chất :
-Là một hệ thống ống và túi phân nhánh thông với nhau nối từ màng sinh chất đến màng nhân, có thành phần chủ yếu là lipit và prôtêin.
-Có hai loại lươi nội chất là : lưới nội chất có hạt (trên lưới có nhiều hạt ribôxôm bám vào) và lưới nội chất không có hạt (không có các hạt ribôxôm bám vào).
-Lưới nội chất có các chức năng :
• Tham gia vận chuyển các chất trong tế bào và ra khỏi tế bào.
• Giúp hoàn thiện cấu trúc của phân tử prôtêin và vận chuyển prôtêin sau khi được tổng hợp từ ribôxôm.
6. Lạp thể :Chỉ có ở tế bào thực vật, bao gồm lục lạp, sắc lạp và bột lạp. Có cấu tạo dạng hình cầu được màng kép bao bọc và bên trong có chứa chất nền.
- Chức năng của các thành phần của lạp thể :
•Lục lạp : có chứa chất diệp lục, tạo màu xanh cho lá cây và có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây.
•Sắc lạp : tạo màu cho hoa, quả, hạt.
• Bột lạp : không có màu và là cơ quan dự trữ tinh bột của tế bào.
7.Lizôxôm (thể hòa tan) :
-Có cấu tạo dạng túi, được bao bọc bởi lớp màng, bên trong có chứa các men thủy phân.
-Có chức năng tiêu hóa nội bào, tiêu hủy các vật chất lạ và các chất độc xâm nhập vào tế bào.
Câu 3 : Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của sự sống.
1.Tế bào là đơn vị cấu tạo của sự sống :
- Ngoại trừ một số dạng sinh vật như virut, thể thực khuẩn có cấu tạo cơ thể là dạng tế bào chưa hoàn chỉnh, còn hầu hết ở các dạng sinh vật còn lại đều có cấu trúc cơ thể dựa trên cơ sở của tế bào.
- Ở một số sinh vật bậc thấp như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, thì cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào.
- Ở các loài sinh vật, tuy có khác nhau về hình dạng, kích thước, phương thức dinh dưỡng nhưng đều có cấu trúc của 1 tế bào điển hình giống nhau với các thành phần như màng tế bào, tế bào chất cùng các bào quan và nhân.
2. Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của sự sống : Các hoạt động đặc trưng cơ bản của sự sống như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng, di truyền đều xảy ra ở tb của cơ thể.
a. Tế bào là đơn vị trao đổi chất :
- Ở các cơ thể đơn bào, các hoạt động trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đều được thực hiện qua màng tế bào. Các phản ứng sinh hóa của 2 quá trình đồng hóa và dị hóa đều được tiến hành tại các bào quan như hô hấp xảy ra ở ti thể, tổng hợp prôtêin xảy ra ở ribôxôm ...
- Cơ thể đa bào tuy do nhiều tế bào hợp lại và phân hóa thành các bộ phận, các cơ quan chuyên trách các chức năng khác nhau nhưng tất cả đều dựa trên kết quả hoạt động trao đổi chất của tế bào. Thí dụ ti thể vẫn là nơi cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, thể Gôngi đóng vai trò bài tiết, ribôxôm tổng hợp prôtêin cho tế bào và cơ thể.
b. Tế bào là đơn vị sinh trưởng và sinh sản :
- Sự phân chia tế bào là cơ sở của quá trình sinh trưởng và sinh sản của cơ thể sống.
- Trên các cơ thể đa bào, sự nguyên phân của tế bào là cơ sở của sự lớn lên của toàn cơ thể. Ngoài ra cơ chế nguyên phân còn giúp tái tạo và phục hồi các mô, cơ quan của cơ thể bị tổn thương.
- Phân chia tế bào còn là cơ chế giúp duy trì khả năng sinh sản của cơ thể và loài.
• Ở các loài sinh sản vô tính, thông qua cơ chế nguyên phân giúp tạo ra cơ thể mới từ một hay một nhóm tế bào sinh dưỡng.
• Ở các loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ sự kết hợp giữa các cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
c. Tế bào là đơn vị cảm ứng của cơ thể :
- Cơ thể có khả năng phản ứng trước những thay đổi của môi trường sống, qua đó cơ thể tạo ra những biến đổi để thích nghi với môi trường. Các hoạt động mang tính cảm ứng của cơ thể đều dựa trên cơ sở hoạt động của tế bào. Gen trên ADN trong tế bào điều khiển tổng hợp prôtêin để hình thành các hoocmôn và enzim, vừa điều hòa vừa xúc tác các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
d. Tế bào là đơn vị di truyền của cơ thể :
- Thông tin di truyền của cơ thể được lưu trữ trong ADN của nhiễm sắc thể ở nhân tế bào, một số ADN được bảo quản trong một số bào quan của tế bào chất.
- Thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ tế bào khác nhau và qua các thế hệ cơ thể khác nhau thông qua sự kết hợp giữa các cơ chế nhân đôi, phân li, tái tổ hợp của ADN trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Các hoạt động trên đều diễn ra trong tế bào.
- Các tính trạng của cơ thể được biểu hiện thông qua sự tương tác giữa prôtêin với môi trường. Prôtêin được điều khiển tổng hợp bởi gen trên ADN thông qua các cơ chế sao mã, giải mã diễn ra trong tế bào.
Câu 4 : Nhiễm sắc thể? Tính đặc trưng và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể.
* Nhiễm sắc thể: (khái niệm, biến đổi hình thái, cấu trúc) - Xem nội dung SGK 12 trang 25
1.Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể : Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và cấu trúc.
a. Về số lượng :
Ở mỗi loài sinh vật, số lượng của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có tính đặc trưng.
Thí dụ : 	Người : 2n = 46	Ruồi giấm : 2n = 8 
	Đậu Hà Lan : 2n = 14	Gà : 2n = 78	Lợn : 2n = 38
b. Về hình dạng :
Trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các NST xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng. Hình dạng của các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào ở mỗi loài cũng mang tính đặc trưng.
Thí dụ : Ở ruồi giấm, trong tế bào sinh dưỡng có 4 cặp nhiễm sắc thể gồm 3 cặp nhiễm sắc thể thường (2 cặp có hình chữ V, 1 cặp có hình hạt) và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở cá thể cái có 2 chiếc hình que, ở cá thể đực có 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc).
c. Về cấu trúc :
Cấu trúc của nhiễm sắc thể thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự của các gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài cũng mang tính đặc trưng.
2. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể :
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được ổn định về số lượng, hình dạng và cấu trúc qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể và qua các thế hệ cơ thể khác nhau của loài.
3. Cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể :
a. Ở các loài sinh sản vô tính :Sự nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều của nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào trong quá trình nguyên phân là cơ chế giúp bộ nhiễm sắc đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
b.Ở các loài sinh sản hữu tính :Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế : nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Qua giảm phân : bộ nhiễm sắc thể phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
- Trong thụ tinh : sự kết hợp giữa các giao tử khác giới cùng loài dẫn đến tái tổ hợp nhiễm sắc thể và hình thành bộ nhiễm sắc thể 2n trong các hợp tử.
- Qua nguyên phân : hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong nguyên phân có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể sắc về 2 cực tế bào giúp cho bộ nhiễm sắc thể 2n được duy trì ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cơ thể.
Câu 5 : Trình bày cơ chế của quá trình nguyên phân.
Nguyên phân là hình thức phân bào xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, ngoại trừ các tế bào sinh dục ở vùng chín (tế bào sinh giao tử).
Cơ chế của nguyên phân  ... ổng số tb con thu được.
b. Số đợt np của mỗi tb, biết rằng: Số tb con thu được từ tb 1, biết rằng: số tb con thu được từ tb1 nhiều gấp đôi số tb con thu được từ tb2.
c. Số crômatit lần np cuối của tb 1 và tb2.
Bài 4. Nuôi 50 tb sinh dưỡng của 1 loài, các tb trải qua một số đợt np liên tiếp bằng nhau tạo được tất cả 6400 tb con. Tính: 
a. Số đợt np của mỗi tb?
b. Ở lần np cuối cùng, đếm được 499200 cromatit. Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội?
c. Trong quá trình np ở trên: số nguyên liệu tương đương số NST đơn mtcc?ố NST đơn mới hình thành?
Bài 5. Có 3 tb sinh dưỡng của loài, kí hiệu Tb1, Tb2, Tb3. Các tế bào này đều cùng nguyên phân trong 30 giờ. Số tb con sinh ra từ Tb1 = số NST đơn trong NST lưỡng bội của 1 tb. Các tb thuộc TB3 có 16 NST đơn. Tổng số các tb con được tạo ra từ 3 tb trên 112 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định:
Bộ NST lưỡng bội của loài? Tên loài?
 So sánh tốc độ phân bào của 3 tb?
Thời gian cần thiết cho 1 chu kì phân bào đối với mỗi tb?
Bài 6. Có 4 tb sinh dưỡng cùng loài A, B, C, D:
TBA: Nguyên phân một số đợt liên tiếp cho các tb con số tb con nầy = 1/4 NSTcó trong 1tb sinh dưỡng khi nó chưa nguyên phân.
TBB: Nguyên phân cho ra các tb con với tổng số NST đơn nhiều gấp 4 lần NST đơn của 1 tb con.
TBC: Nguên phân cho ra cacs tb con cần nguyên liệu tương đương 480 NST đơn.
TBD: Nguyên phân tạo thành các tb con chứa 960 NST đơn cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường cung cấp trong quần thể này. Tất các tb con được hình thành nói trên chứa 1920 NST đơn ở trong trạng thái chưa nhân đôi. Tìm:
Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
Số đợt nguyên phân của tb A, B, C,D?
Bài 7. Ba tb sinh dưỡng A, B, C có 2 cơ thể nguyên phân 1số đợt không bằng nhau.
Tb con của tbA có số NST gấp 16 lần NST chứa trong tb mẹ khi chưa nguyên phân.
Tb B tạo một số tb con = 2/3 số NST đơn chứa trong mỗi tb con.
TbC tạo ra các tb chứa 288 NST mới hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường.
Tổng số NST đơn chứa trong tất cả các tb con là: 2688. Tìm:
a. Bộ NST lưỡng bội của loài?
Số lần nguyên phân của môi trường cung cấp cho mỗi tb thực hiện?
Số NST môi trường cung cấp cho mỗi tb thực hiện nguyên phân và số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong tất cả tb con tạo ra từ 3 tb A, B, C?
Bài 8. Bốn hợp tử A, B, C, D thuộc cùng một loài nguyên phân trong thời gian bằng nhau là 30 phút. Tổng số tb con tạo ra từ bốn hợp tủ là 60 tb chứa 2392 NST đơn mới hoàn toàn. Số tb con được tạo ra từ mỗi tb A, B, C, D lần lượt có tỉ lệ 1:2:4:8. Tìm:
 a. Số lần nguyên phân của mỗi tb?
b. Cho rằng mỗi hợp tử có tốc độ phân bào không đổi. Xđ thời gian một chu kì NP?
Bài 9. Trong cùng thời gian 30 phút ba hợp tử thuộc cùng một loài nguyên phân liên tiếp tạo ra kết quả sau: 
- Hợp tử 1 nhận được từ môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 210 NST đơn.
- Hợp tử 2 đã tạo ra số tb con chứa 84 NST mới hoàn toàn.
- Hợp tử 3 tạo 32 tb con.
Tổng số NST đơn chứa trong tát cả tb con tạo ra từ 3 hợp tử là 784. Tìm: 
Bộ NST lưỡng bội của loài?
Nếu cho ra tốc độ nguyên phân của mỗi hợp tử đều không đỏi qua các lần nguyên phân. Hỏi thời gian của chu kì nguyên phân mỗi hợp tử là bao nhiêu?
Giả sử tốc độ nguyên phân ở các hợp tử giảm dần đều thời gian cho các lần nguyên phân đầu tiên của mỗi hợp tử là 5,25 phút. Xác định thời gian của mỗi lần nguyên phân ở từng hợp tử?
Bài 10. Xét 3 hợp tử A,B, C của cùng một loài nguyên phân một số lần liên tiếp đã sử dụng nguyên liệu tương đương với 3358 NST đơn.
Số lần nguyên phân của hợp tử A bằng 2 lần của hợp tử B, bằng 3 lần nguyên phân của hợp tử C. Số NST đơn chứa trong tất cả các tb con tạo ra từ các hợp tử khi chưa nhân đôi là 3496. Tìm:
a. Tên loài?
b. Số lần nguyên phân của 3 hợp tử A, B, C?
c. Số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong tất cả các tb con được tạo ra từ 3 hợp tử A, B, C?
Bài 11. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Theo dõi sự phân chia của 3 tb A, B, C nhận thấy
- Số lần nguyên phân của tb A gấp đôi số lần nguyên phân của tb B.
- Tb B và tb C có số lần nguyên phân bằng nhau.
- Tổng số NST đơn trong các tb con sinh ra từ 3 tb trên là 192. Tìm:
a. Số lần nguyên phân của mỗi tb A, B, C
b. Số NST đơn mới được hình thành trong quá trình phân định mỗi tb?
BÀI 12: Có 3 tế bào A, B, C thực hiện tổng số đợt nguyên phân liên tiếp là 10; kết quả tạo 36 tế bào. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tìm số lần nguyên phân của mỗi tế bào ?
BÀI 13: Ba hợp tử cùng loài lúc chưa tự nhân đôi, số NST đơn trong mỗi tế bào là 24, cả 3 đều thực hiện nguyên phân. Số tế bào con do hợp tử 1 tạo ra bằng 25% số tế bào con do hợp tử 2 tạo ra. Tổng số tế bào bắt nguồn từ hợp tử 3 chứa tất cả 384 NST đơn. Trong quá trình nguyên phân cả 3 hợp tử trên đã tạo ra số tế bào con với tổng NST đơn là 624. Xác định:
1. Số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra?
2. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
BÀI 14: Một tế bào 2n của ruồi giấm nguyên phân 6 lần liên tiếp tạo các tế bào con. Số tế bào con này chia thành 2 nhóm bằng nhau; các tế bào con của nhóm 1 có số lần nguyên phân gấp đôi các tế bào con nhóm 2. Toàn bộ quá trình đã huy động của m.trường 17920 NST đơn. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc mỗi nhóm?
BÀI 15: Bốn hợp tử cùng loài ( A,B,C,D ) đều nguyên phân với số đợt nhỏ dần từ A à D. Tổng số tế bào con tạo ra ở cuối quá trình là 108.
1. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
2. Nếu bộ NST của loài 2n=24. Xác định tổng số NST m.trường c.cấp cho quá trình?
BÀI 16: Bộ NST của ruồi giấm 2n=8. Có 4 tế bào A,B,C,D của cơ thể thực hiện nguyên phân với số đợt tăng dần từ A à D, môi trường đã cung cấp cho quá trình 2720 NST đơn. Xác định số tế bào sinh ra và số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
BÀI 17: Bộ NST của ruồi giấm 2n=8.
1. Một hợp tử nguyên phân 6 lần. Tính :
 a. Số tế bào sinh ra và tổng số tế bào tạo ra qua các lần phân bào? 
 b. Số NST m.trường c.cấp cho quá trình?
2. Một tế bào sinh dục sơ khai qua k lần phân bào, 1/32 số tế bào tạo ra giảm phân tạo giao tử có tổng NST đơn là 256
Tính số lần phân bào ở tế bào sinh dục sơ khai đầu tiên, trong trường hợp: con đực ; con cái.
3. Từ một tế bào sinh dục sơ khai ở cơ thể cái qua k lần phân bào; 1/16 số tế bào tạo ra giảm phân tạo trứng, số NST ở các trứng là 64. Tính số NST cần c.cấp cho q.trình?
4. Một tế bào mầm sinh dục phân bào nguyên phân tạo tế bào sinh dục sơ khai; 1/8 số tế bào mới sinh này giảm phân cho tinh trùng. Biết tổng NST đơn ở các tinh trùng là 1024. Tính:
 a. Số tinh trùng tạo ra ?
 b. Số lần phân bào của tế bào mầm sinh dục ?
5. Có 3 tế bào : A,B,C thực hiện phân chia ở vùng sinh sản. Tế bào A có số lần nguyên phân gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào B. Số lần nguyên phân của tế bào B, C bằng nhau. Tổng NST trong các tế bào ở cuối quá trình là 192.
Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
BÀI 18: Trong tinh hoàn của gà trống (2n=78) có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt bằng nhau tạo các tế bào sinh tinh. Các tế bào này đều trải qua giảm phân, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 39936 NST đơn để tạo các tinh trùng. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%, của trứng là 25%.
1. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai? Biết rằng tất cả tế bào sinh trứng đều hình thành từ 1 tế bào sinh dục sơ khai cái.
2. Tính số hợp tử hình thành ?
3. Số NST m.trường c.cấp cho tế bào sinh dục sơ khai cái tạo tế bào sinh trứng và tạo trứng ?
BÀI 19: Trong 1 lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ, người ta thu được 8.000 hợp tử về sau nở 8.000 cá con.
1. Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh? Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%, của trứng là 50%.
2. (Với giả thuyết câu 1). Hãy xác định số lượng tế bào sinh dục đực và số lượng tế bào sinh dục cái sơ khai mỗi loại? Nếu mỗi tế bào sinh dục sơ khai đực đều nguyên phân 3 đợt liên tiếp, mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân 4 đợt liên tiếp?
BÀI 20: Một gà mái đẻ 18 trứng, nhưng khi ấp chỉ có 12 trứng nở thành gà con. Các hợp tử nở thành gà con có 936 NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Số trứng còn lại không nở. Số tinh trùng sinh ra phục vụ cho gà trống giao phối với gà mái có tổng NST đơn là 624.000. Biết số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với trứng chiếm tỉ lệ 1 / 1.000 so với số tinh trùng sinh ra.
1. Xác định bộ NST của hợp tử, trứng, tinh trùng.
2. Số trứng không nở được thụ tinh và không được thụ tinh?
BÀI 21: Ở ngô (2n=20), người ta đếm được 2.000 hạt chắc.
1. Xác định số lượng giao tử, số lượng tế bào sinh dục sơ khai tham gia vào quá trình tạo số hạt ngô nói trên?. Biết hiệu suất thụ tinh của hạt phấn và noãn đều đạt 80%.
2. Xác định số lượng NST chứa trong toàn bộ hợp tử của 2.000 hạt ngô nói trên?
BÀI 22: Ở gà : khi quan sát 1 tế bào sinh dục đực đang ở kì giữa nguyên phân người ta đếm được 78 NST kép. 
1. Tế bào đó nguyên phân 5 đợt liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu NST đơn?
2. Giả thiết có 1.000 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1 / 1.000, của trứng là 20%.Xác định số tế bào sinh trứng tạo ra ?
BÀI 23: Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai chứa 720 NST đơn, các tế bào này nguyên phân với số đợt bằng nhau, số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số NST đơn bội của loài. Các tế bào tạo ra đều giảm phân cho tinh trùng với hiệu suất thụ tinh 10%.
Khi giao phối với cơ thể cái tạo các hợp tử với tổng NST 4068, hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.
1. Tìm bộ NST 2n của loài? Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực và số tế bào sinh tinh? 
2. Để hoàn tất quá trình thụ tinh cần bao nhiêu tế bào sinh trứng? Bao nhiêu tế bào sinh dục sơ khai cái?
NGUYEÂN PHAÂN – GIAÛM PHAÂN:
Soá teá baøo con hình thaønh: a.2x
Soá teá baøo con xuaát hieän trong quaù trình nguyeân phaân: 2x + 1 – 2 
Soá NST moâi tröôøng cung caáp: a(2x – 1)2n
Soá NST mang hoaøn toaøn nguyeân lieäu môùi: a(2x – 2)2n
Soá thoi voâ saéc hình thaønh vaø tieâu bieán trong x laàn nguyeân phaân töông öùng: 2x – 1 
Soá thoi voâ saéc hình thaønh vaø tieâu bieán trong quaù trình nguyeân phaân: 2x -1 
Soá tinh truøng: soá teá baøo sinh tinh . Soá tröùng: soá teá baøo sinh tröùng.
Soá theå cöïc: soá teá baøo sinh tröùng.3
Soá giao töû:
Neáu giao töû khoâng trao ñoåi cheùo: 2n (n: soá NST ñôn boäi)
Neáu giao töû trao ñoåi cheùo: 2n + m (m: soá ñieåm trao ñoåi cheùo)
NST moâi tröôøng cung caáp cho:
Teá baøo sinh duïc sô khai teá baøo sinh giao töû: a.2x.2n
Teá baøo sinh giao töû giao töû: a(2x – 1)2n
Teá baøo sinh duïc sô khai giao töû: a(2x + 1 – 1)2n
Tæ leä thuï tinh: 
H% = (soá tinh truøng thuï tinh) : (soá tinh truøng taïo ra)
H% = (soá tröùng thuï tinh) : (soá tröùng taïo ra)

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hsg_mon_sinh_hoc_truong_thpt_so_1_nghia_h.doc