Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kì II - Đinh Thị Thanh Lam

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kì II - Đinh Thị Thanh Lam

- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.

- Đề xuất cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

- Dự đoán được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.

 

doc 113 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kì II - Đinh Thị Thanh Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
TIẾT 19
 BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức:
- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.
- Đề xuất cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Dự đoán được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
b. Kĩ năng: Kĩ năng vận dụng kiến thức giải bài tập
c. Thái độ:
- Trung thực trong nghiên cứu khoa học
- Nghiêm túc với môn học 
- Yêu thích môn học yêu thích khoa học 
d. Nội dung tích hợp
- Mỗi một quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng, đảm bảo sự ổn định lâu dài trong tự nhiên.
- Củng cố những tính trạng mong muốn, ổn định loài
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước ; Nhân ái ; Trung thực 
 - Chăm chỉ, chăm học, chăm làm
- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ	
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống	
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức
2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực	
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
I. Đặc trưng di truyền quần thể
Nêu khái niệm quần thể
Nhận định sau đúng hay sai
Đề xuât biện pháp duy trì cấu trúc quần thể cân bằng
II.1. Quần thể tự thụ phấn
Phân biệt pha quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
Phân tích thành phần alen quần thể
II.2. Quần thể giao phối gần
Vận dụng kiến thức để giải bài tập quần thể
Đề xuất phương pháp tính P, Q
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ SGK.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
- Bài cũ: Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ	
c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d. Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc trưng di truyền quần thể	
a. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm QH cây xanh
b. Nội dung: Phân tích hình ảnh cây hấp thụ ánh sáng, nước ra hoa kết trái
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở
d. Cách tổ chức:	
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp 
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
GV Cho học sinh quan sát tranh về một số quần thể.
Yêu cầu học sinh cho biết quần thể là gì?
HS nhớ lại kiến thức lớp 9 kết hợp với quan sát tranh nhắc lại kiến thức.
GV dẫn dắt: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng.
GV đưa ra khái niệm về vốn gen: Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
(?) Vậy làm thế nào để xác định được vốn gen của một quần thể? HS Đọc thông tin SGK để trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Xác định được tần số alen
+ Xác định thành phần kiểu gen của quần thể.
=> Vốn gen được thể hiện qua tần số alen và tỉ số KG của quần thể.
GV cho HS áp dụng tính tần số alen của quần thể sau:
Quần thể đậu Hà lan gen quy định màu hoa đỏ có 2 loại alen: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng.
Cây hoa đỏ có KG AA chứa 2 alen A
Cây hoa đỏ có KG Aa chứa 1 alen A và 1 alen a.
Cây hoa trắng có KG aa chứa 2 alen a.
Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có KG Aa, và 300 cây có KG aa.
(?) Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao nhiêu?
GV yêu cầu HS tính tần số alen a?
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1. Định nghĩa quần thể
 Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.
2. Đặc trưng di truyền của quần thể
* vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen
* Tần số alen:
 - tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Tổng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200.
Tổng số alen A và a là: 1000 x 2 = 2000.
Vậy tần số alen A trong quần thể là: 1200 / 2000 = 0.6
* Tần số kiểu gen của quần thể:
Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
Tần số KG AA trong quần thể là 500 / 1000 = 0.5
Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau
Hoạt động 2: tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể
a. Mục tiêu: Phân biệt quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phấn
b. Nội dung: Phân tích cấu trúc di truyền quần thể
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở
d. Cách tổ chức:	
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
GV cho HS quan sát một số tranh về hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn.
Gv vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận: 
P: Aa x Aa 
F1: 50% đồng hợp ( AA + aa) : 50% dị hợp (Aa) 
F2: 75% đồng hợp : 25% dị hợp 
F3 : 87,5% đồng hợp : 12,5% dị hợp
 .
Fn : Cơ thể dị hợp: ( ½)n 
 Cơ thể đồng hợp : 1 – ( ½)
GV cho HS nghiên cứu bảng 16 SGK yêu cầu HS điền tiếp số liệu vào bảng?
GV đưa đáp án: Thế hệ thứ n có Kiểu gen AA = { () /2 }. 4n
Kiểu gen Aa = 
Kiểu gen aa = { () /2 }. 4n
GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về tần số kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn?
?) Giao phối gần là gì?
(?) Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần thay đổi như thế nào?
(?) Tại sao luật hôn nhân gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau?
GV: Liên hệ quần thể người: hôn phối gần à sinh con bị chết non, khuyết tật di truyền 20- 30% --> cấm kết hôn trong vòng 3 đời.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. Quần thể tự thụ phấn.
* Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:
Tần sốKG AA=()/2
Tần số KG Aa = 
Tần sốKG aa = ()/2
* 
2. Quần thể giao phối gần
3. Hoạt động Luyện tập
a. Mục đích: 
- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
b. Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau
C1. Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A. Hiện tượng thoái hoá. B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. Tạo ưu thế lai. D. Tạo ra dòng thuần.
E. Các gen lăn đột biến có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp.
 C2. Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: “cấm kết hôn trong họ hàng gần” là:
 A. ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.
 B. gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp. 
 C. ở thế hệ sau xuất hiện các biển hiện bất thường về trí tuệ.
 D. gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình. 
C3. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để:
A. củng cố các đặc tính quý. B. tạo dòng thuần.	
C. kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.
D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới.
E. tất cả đều đúng. 
C4. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
A. AA = aa= (1-(1/2)n-1)/2 ; Aa = (1/2)n-1 B. AA = aa = (1/2)n ; Aa = 1-2(1/2)n 
C. AA = aa = (1/2)n+1 ; Aa = 1 - 2(1/2)n+1 D. AA = aa = (1-(1/2)n+1)/2 ; Aa = (1/2)n+1
E. AA=aa=(1-(1/2)n)/2 ; Aa=(1/2)n
Đáp án: Câu 1. C Câu 3: E Câu 2. D Câi 4: E
 Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục đích:
-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.
b. Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
* RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
TIẾT 20
 BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Mô tả cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối
- Trình bày được nội dung , ý nghĩa lí luận của định luật Hacđi Van bec
- Vận dụng kiến thức tính bài tập trạng thái cân bằng quần thể	
b. Kĩ năng	
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK
- Kỹ n ... hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức hình thành
Hoạt động 1: Tìm hiểu về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
 GV: tổ chức hoạt động nhóm. Yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu hình 35.1 và cho ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật.
- Thế nào là giới hạn sinh thái? 
- Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái như thế nào? Nhiệt độ thuận lợi? Điểm gây chết?
- Từ ví dụ trên hãy rút ra kết luận về giới hạn sinh thái của mỗi sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 151, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
GV: Thế nào là ổ sinh thái? Nêu một số ví dụ về ổ sinh thái.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 152 và trả lời.
GV: Hướng dẫn học sinh về nhà đọc thêm mục III: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
I. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI.
1. Giới hạn sinh thái.
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
2. Ổ sinh thái:
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường qui định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài.
- VD: SGK.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức hình thành
Hoạt động 2: Tìm hiểu về trao đổi vật chất trong quần xã sinh.
GV tổ chức HS hoạt động các nhân.
GV: Cho VD HS quan sát tranh chuỗi thức ăn -> Hãy co biết đặc điểm của mỗi loài trong chuỗi thức ăn? Quan hệ của các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn?
® Chuỗi thức ăn là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và liên hệ thực tế để trả lời.
GV: Có mấy loại chuỗi thức ăn? VD minh họa? Thành phần loài trong mỗi loại chuỗi thức ăn? Tại sao chuỗi TĂ không quá dài?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
GV: Yêu cầu học sinh viết các chuỗi thức ăn có trong quần xã ở hình 43.1-trang 192.?
- Xác định các loài sinh vật có mặt trong nhiều chuỗi TĂ? - Thế nào là lưới thức ăn?
HS: Quan sát hình và thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời.
GV: - Thế nào là bậc dinh dưỡng?
- Phân biệt các bậc dinh dưỡng trong lưới TĂ? 
- HS:Nghiên cứu hình 43.2, thảo luận trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tháp sinh thái.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời hệ thống câu hỏi:
- So sánh độ lớn của các bậc dinh dưỡng? 
- Tại sao độ lớn các bậc dinh dưỡng lại không bằng nhau?
- Nguyên tắc và ý nghĩa của việc xây dựng các tháp sinh thái?
- Có mấy loại tháp sinh thái? Phân biệt các loại tháp sinh thái?
HS thảo luận nhóm và trả lời
GV nhận xét và hoàn thiện nội dung
II. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT.
1. Chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài là một mắt xích sử dụng mắt xích phía trước làm thức ăn và là thức ăn của mắt xích phía sau.
VD:
+ Lúa ® Sâu ăn lá ® Nhái ® Rắn ® Diều hâu
+ Chất mùn bã ® Giun đất ® Gà ® Cáo
- Các loại chuỗi thức ăn 
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SVSX: Sinh vật tự dưỡng ® động vật ăn sinh vật tự dưỡng ® động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ ® ĐV ăn sinh vật phân giải ® ĐV ăn động vật.
2. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
- QXSV càng đa dạng về thành phần loài ® lưới thức ăn càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng: Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng trong lưới TĂ.
- Trong lưới thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng:
Cấp 1 (SVSX) ® cấp 2 (SV tiêu thụ bậc 1) ® cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2) ® ... ® cấp n. 
III. THÁP SINH THÁI.
- Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số cá thể, sinh khối hoặc năng lượng.
- Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng), các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều rộng khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, sinh khối và năng lượng (SGK).
3. Hoạt động luyện tập
- Kể tên các loài sinh vật trên đồng ruộng? Thiết lập chuỗi, lưới thức ăn từ VD? 
- Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 hệ sinh thái tự nhiên và 1 hệ sinh thái nhân tạo?
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu1:Chochuỗithứcăn:TảolụcđơnbàoàTômàCárôàChimbóicá.Trongchuỗithứcăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 4.	B. cấp 2.	C. cấp 1.	D.cấp 3.
Câu2:Tronghệsinhthái,sinhvậtnàosauđâyđóngvaitròtruyềnnănglượngtừmôitrườngvô sinh vào chu trình dinh dưỡng?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc2.	B. Sinh vật phân huỷ.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc1.	D.Sinh vật tự dưỡng.
Câu 3: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều 
A. chuyển cho các sinh vật phân giải. 	B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật. 
C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. 	D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng. 
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái? 
A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không. 
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. 
C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. 
D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng. 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái? 
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng. 
Câu 6: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là 
A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. 
B. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết. 
C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được. 
D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. 
BÀI TẬP HIỆU SUẤT SINH THÁI
- Cây xanh sử dụng năng lượng cho quang hợp chủ yếu thuộc dải sóng nào và chiếm bao nhiêu % của tổng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất?
- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau thường là bao nhiêu so với bậc dinh dưỡng liền kề?
- Những nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
Câu 1: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? 
A.10%	B.50%	C.70%	D.90%
Câu 2: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua: 
A.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B.quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D.quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 3: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) 
A.0,57%	B.0,92%	C.0,0052%	D.45,5%
Câu 4: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường 
A.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật	
B.động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
D.sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất
Câu 5: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là 
A.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường
B.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường
C.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường
D.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường
Câu 6: Trong một vùng bình nguyên, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất là 3.106 KCalo/m2/ngày. thực vật đồng hoá được 0,35% tổng năng lượng đó đưa vào lưới thức ăn. Động vật ăn cỏ và tích luỹ được 25%; còn động vật ăn thịt bậc 1 tích luỹ được 1,5% năng lượng của thức ăn. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng ở động vật ăn thịt bậc 1 so với nguồn năng lượng từ thực vật là:
A. 0,375%. 	B. 0,0013125% 	C. 0,4%. 	D. 0,145%.
Câu 7: Hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 109/m2/ngày . Năng suất sinh học sơ cấp chiếm 2% .Năng lượng mất đi khi chuyển sang sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 80%. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 4.105kcal , hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 15% .
1>Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được là :
A.106 kcal	B.4.105 kcal	C.3.105 kcal	D. 6.103 kcal
2> Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là :
 A.90%	B.20%	C.10%	D.15%
3>Nguồn năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được bằng bao nhiêu :
A.4. 106 kcal	B.4. 105kcal	C.2. 107kcal	D.6.104kcal
Câu 8:	Một hệ sinh thái được năng lượng mặt trời cung cấp 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dung trong quang hợp. Số năng lượng bị mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 sử dụng được 25 kcal; Sinh vật tiêu thụ cấp 2 sử dụng được 2,5 kcal; Sinh vật tiêu thụ cấp 3 sử dụng được 0,5 kcal.
	a/ Xác định sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật.
	b/ Xác định sản lượng sinh vật tinh (thực tế) ở thực vật.
	c/ Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng.
	d/ Tính hiệu suất sinh thái của các SVTT cấp 1,2,3.
Câu 9:	Lập sơ đồ hình tháp sinh thái năng lượng với số liệu như sau:
Sản lượng sinh vật thực SVTT bậc 1: 0,49 x 106 = kcal/ha/năm
Hiệu suất sinh thái SVTT bậc 1 là 3,5%
Hiệu suất sinh thái SVTT bậc 2 là 9,2%
Câu 10:Ở một hệ sinh thái (đơn vị: Kcal/m2/ngày)
Sức sản xuất sơ cấp thô: 625 ; Số năng lượng bị mất đi do hô hấp ở SVSX:60% ;Sản lượng sinh khối SVTT bậc 1 tạo ra:100 ;Sản lượng sinh vật thực ở SVTT bậc 1 là: 20 ; Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 3 là 10%. Năng lượng bị mất đi do hô hấp ở SVTT bậc 2 là: 90%.Tính:
a/ Sản lượng sinh vật thực ở SVTT bậc 2 ?
b/ Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng
Xác định tỉ lê kiểu gen sau ở đời con : AabbCC, AABBCC, aabbcc, AaBbCC, AaBbCc
Xác định tỉ lệ kiểu hình :đỏ- cao- tròn. đỏ – thấp-tròn.trắng-cao-tròn.trắng-thấp-dài
-----------------------------------------------
Tự luận 
Câu 1: AabbCC= 0 AABBCC= 0
AaBbCC= 1/2*1/2*1/2 AaBbCc=1/2*1/2*1/2
Đỏ cao tròn =1/2*1*1 , Đỏ thấp tròn = ½*0*1
Trắng cao tròn=1/2*1*1 ,Trắng thấp tròn =0
* Rút kinh nghiệm 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_chuong_trinh_hoc_ki_ii_dinh_thi_than.doc