Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 32, 33, 34

Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 32, 33, 34

Bài 32 - Tiết 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

I/ MỤC TIÊU:

1) Kiến thức: Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức:

- Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có rthể được hình thành như thế nào khi trái đất mới được hình thành.

- Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân - Giải thích được các cơ chế nhân , phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.

- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đấu tiên.

2) Kĩ năng:

- Kỹ năng lập sơ đồ thông qua hoạt động điền sơ đồ câm.

- Kỹ năng hình thành giả thiết khoa học thông qua việc tìm hiểu về 1 số giả thiết về sự xuất hiện chất hữ cơ đầu tiên trên trái đất .

3) Thái độ: - Tăng lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu khoa học.

4) Trọng tâm: Sự hình thành hợp chất hữu cơ đơn giản, phức tạp.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4102Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 32, 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông II
Söï phaùt sinh vaø phaùt trieån cuûa söï soáng treân traùi ñaát
Bài 32 - Tiết 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I/ MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức: Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức:
-	Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có rthể được hình thành như thế nào khi trái đất mới được hình thành.
- Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân .
- Giải thích được các cơ chế nhân , phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.
- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đấu tiên.
2)	Kĩ năng:
-	Kỹ năng lập sơ đồ thông qua hoạt động điền sơ đồ câm.
- Kỹ năng hình thành giả thiết khoa học thông qua việc tìm hiểu về 1 số giả thiết về sự xuất hiện chất hữ cơ đầu tiên trên trái đất .
3)	Thái độ: - Tăng lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu khoa học.
4)	Trọng tâm: Sự hình thành hợp chất hữu cơ đơn giản, phức tạp.
II. CHUẨN BỊ:	
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung, - Tranh minh hoạ có trong SGK hoặc các tranh ảnh có liên quan đến bài học mà GV và học sinh sưu tầm được..
	- Bảng hoạt động nhóm.
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ:
- Những nghiên cứu về tiến hoá lớn cho thấy một số chiều hướng tiến hoá nào?
- Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có CT khá đơn giản?
3)	Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
- Cho học sinh điền vào sơ đồ câm về các giai đoạn tiến háo của thế giới sống (Gv tự vẽ sơ đồ câm căn cứ vào sơ đồ bên).
-Tiến hoá hoá học là gì ? Bao gồm những sự kiện nào?
- Gv yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết những nhân tố nào tác động lên giai đoạn hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ? ( Nhân tố hoá học và nhân tố vật lí: nguồn năng lượng nguyên thuỷ)
- Từ chất hữu cơ đơn giãn đã tiếp tục diễn ra quá trình gì để hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp hơn? Nêu tên một số hợp chất?
- từ những đại phân tử hữu cơ quá trình tiến hoá được tiếp diễn như tế nào?
- Gv giới thiệu thí nghiệm của Milơ và Fox ( điều kiện giống quả đất thời nguyên thuỷ)
- Cơ chế nhân đôi và cơ chế dịch mã trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã được các nhà khoa học mô tả như thế nào?
- Trong điều kiện của trái đất hiện nay, liệu các hợp chất hữu cơ có được hình thành từ chất vô cơ không? Tại sao?
HOẠT ĐỘNG 2:
- Hãy mô tả quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ xuất hiện trong nước ?
- lưu ý từ TB sơ khai -> các loài ngày nay có sự tác động của các nhân tố tiến hoá
Quá trình hình thành tiến hoá diễn ra qua 3 giai đoạn “ Tiến hoá hoá học – Tiến hoá tiền sinh học – Tiến hoá sinh học.
Các loài hiện nay
Các hợp chất H.cơ
Các TB sơ khai
Các chất vô cơ
Tiến hoá sinh học
Tiến hoá tiền sinh học
Tiến hoá hoá học
I. TIẾN HOÁ HOÁ HỌC: 
- Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
- Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
* Sơ đồ tiến hoá hoá học:
Các đại phân tử HC
( Pôlipeptit, axít nuclêic)
Chất hữu cơ đơn giản
( Aa, Nu, đường đơn, axít béo )
Các chất khí trong khí quyển nguyên thuỷ
 Các 
 nguồn
 Q tự Trùng 
 Nhiên phân
Phức hợp các phân tử hữu cơ có thể tự sao và dịch mã ( ARN và pôlipeptit được bao bọc bởi màng bán thấm )
Các loại phức hợp các phân tử hữu cơ.
 CLTN
* Thí nghiệm của Milơ và của Fox
Mạch Pôlipeptit
Axít amin
Hỗn hợp H2, CH4, NH3
 Điện 1500C -
 Cao 1800C 
 thế
- Cơ chế nhân đôi:
- Cơ chế dịch mã:
II. TIẾN HOÁ TIỀN SINH HỌC:
- Các đại phân tử xh trong nước và tập trung với nhau thì các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy các đại phân tử hữu cơ -> giọt nhỏ liti khác nhau ( Côaxecva) CLTN Các tế bào sơ khai CLTN Các tế bào sơ khai có các phân tử hữu cơ giúp chúng có khả năng Tđc và E,có khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học .
- Từ các tB sơ khai THSH các loài ngày nay
 Nhân tố TH 
3. Củng cố : 
 - Sự phát sinh và tiến hoá của sự sống trải qua những giai đoạn nào ? Đặc điểm tiến hoá của mỗi giai đoạn?
- Tại sao ngày nay sự sống không được hình thành theo phương thức hoá học được nữa?
4. HDVN: 
*Trả lời các câu hỏi cuôí bài
* Soạn bài mới :
- Hoá thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?
- Hãy chứng minh những biến đổi địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới?
- Trình bày đặc điểm địa lí khí hậu của trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và các đại địa chất ?
Bài 32 - Tiết 32:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I/ MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức: Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức:	
- Học sinh phải hiểu rõ khái niệm hóa thạch, nguồn gốc hóa thạch và ý nghĩa của việc nghiên cứu hóa thạch.
- Nắm chắc được các mốc lịch sử phát triển của sinh giới qua 5 đại 11 kỉ, đặc điểm sinh vật ở mỗi đại, kỉ.
2)	Kĩ năng:
- Phân tích được mối quan hệ giữa những biến cố của khoa học, địa chất với sự thay đổi của sinh vật để khái quát vấn đề phát triển sinh giới.
3)	Thái độ: 
-	Nhận thấy rõ về mói quan hệ lich sử hìh thành quả đất với lịch sử phát triển sinh vật, mối qua hệ nguồn gốc.
4)	Trọng tâm: Hoá thạch và vai trò hoá thạch, sự phân chia thời gian địa chất.
II. CHUẨN BỊ:	
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung, hình ảnh về hoá thạch, mẩu hoá thạch.
	- Bảng hoạt động nhóm.
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ: Thế giới sống phát triển qua những gia đoạn nào? Giải thích quá trình hình các HCHC đơn giản, phức tạp từ các chất vô cơ?
3)	Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ THẠCH
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 - Giảng giải - vấn đáp
 + Theo em, hóa thạch là gì?
 + Cơ thể sinh vật được tạo nên bởi những thành phần nào? Khi chết đi thành phần nào bị các vi sinh vật phân hủy?
 + GV trình bày sự hình thành mỗi dạng hóa thạch và thông báo sự tồn tại của chúng trong đất.
 + Minh họa bằng h/a các dạng hóa thạch còn nguyên vẹn (SGK)
 + Nghiên cứu hóa thạch có ý nghĩa gì?
Ví dụ: Phát hiện hóa thạch là bò sát --> Khí hậu khô.
 + GV giải thích các khái niệm: 
* Sự phóng xạ: Hiện tượng các ngtố bức xạ xuyên qua và ion hóa các ngtử của ngtố khác. 
* Sự phân rã không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
* Chu kỳ bán rã: TG ẵ lượng ngtố phóng xạ ban đầu bị phân rã.
 à Đồng vị: các ngtử có cùng số Proton nhưng khác số nơtron.
+ Căn cứ vào những thay đổi gì của địa chất để xác định thời gian?
+ GV lấy các ví dụ tương ứng.
+ Lần lượt giới thiệu ở bài sau. 
I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ THẠCH:
1) Định nghĩa: 
 Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, tồn tại trong các lớp đất đá của vỏ quả đất.
VD: Bộ xương khủng long, xác sinh vật trong băng.
2) Sự hình thành hóa thạch:
- Sinh vật chết đi, phần mềm bị phân hủy, phần cứng còn lại trong đất:
 + Đất bao phủ ngoài, tạo khoảng trống bên trong --> hóa thạch khuôn ngoài.
 + Các chất khoáng lấp đầy khoảng trống, hình thành sinh vật bằng đá --> hóa thạch khuôn trong.
- Sinh vật được bảo tồn nguyên vẹn trong băng, hổ phách, không khí khô ...
3) ý nghĩa :
- Xác định được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của sinh vật.
- Xác định tuổi của các lớp đất đá chứa chúng và ngược lại.
- Nghiên cứu lịch sử của vỏ quả đất.
II. Sự phân chia thời gian địa chất:
1.Phương pháp xác định tuổi đất và hóa thạch:
- Dựa vào lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ (Ur235, K40) --> chính xác đến vài triệu năm --> được sử dụng để xác định mẫu có độ tuổi hàng tỉ năm.
- Dựa vào lượng C đồng vị phóng xạ (C12, C14) --> chính xác vài trăm năm --> được sử dụng đối với mẫu có độ tuổi < 50000 năm. 
2. Căn cứ phân định thời gian địa chất:
- Dựa vào những biến cố lớn về khí hậu, địa chất để phân định mốc thời gian địa chất:
 + Mặt đất nâng lên, hạ xuống.
 + Đại lục di chuyển theo chiều ngang.
 + Sự chuyển động tạo núi.
 + Sự phát triển của băng hà.
- Dựa vào những biến cố trên và các hóa thạch điển hình--> lịch sử sự sống chia làm 5 đại: Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh , Trung sinh, Tân sinh.
4. Củng cố: 
	- Hoá thạch có ý nghĩa gì? Ví dụ minh hoạ.
	- Căn cứ vào đâu, các nhà khoa hoc đã phân chia lịch sử quả đất làm các Đại, Kỷ?
5. HDHS học ở nhà: 
	- Tham khảo l/s sự sống qua các đại Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh.
	- Mối quan hệ giữa khí hậu, địa chất với sinh vật.
Bài 34, Ttiết 34
SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
I.Mục tiêu:
	- Nêu được những đặc điểm giống nhau giữa người với vượn người ngày nay.
	- Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng cho loài người.
	- Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các giai đoạn chuyển tiếp.
	-Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa trong quá trình phát sinh, phát triển loài người.
II.Phương tiện : Tranh phóng to Bảng 34; Hình 34.1-34.2
III.Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, Quan sát tìm tòi.
IV/ Tiến trình:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
3. Bài mới: 
 Vào kỉ Đệ tam (65tr) của Đại Tân sinh, cùng với sự phân hóa các lớp thú, Chim, Côn trùng là sự xuất hiện các nhóm linh trưởng và cách đây khoảng 1.8 triệu năm, vào kỉ Đệ tứ thì loài người xuất hiện..
Sự xuất hiện loài người là một quá trình tiến hóa lâu dài về thời gian ...Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu loài người đã phát sinh ntn?
Hoạt động GV-HS
Nội dung
 Quá trình t.hóa của loài người bao gồm 2 g.đoạn: t.hóa Sh và t.hóa văn hóa.
? Cho biết con người thuộc vào nhóm phân loại nào
Giới ĐV(Animalia)- Ngành ĐVCDS (Chordata) – Lớp thú (Mammalia)- Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae)- Chi,giống người (Homo)- Loài người (Homo sapiens)
? Bằng chứng nào xếp con người vào vị trí phân loại như vậy?
Hướng dẫn học sinh tìm những điểm giống giữa người và thú, giống-khác giữa người và vượn 
(Bảng 34, Hình 34.1)
loài người có được các đặc điểm thích nghi nổi bật khác với các loài vượn ở những điểm nào?
-Kthước trung bình của bộ não tăng dần (1350 cm3)dẫn đến xuất hiện khả năng tư duy, ngôn ngữ và tiếng nói.
-Xhàm ngắn dần cùng với những biến đổi về răng, thích nghi với việc ăn tạp giúp con người sống sót tốt hơn, 
-k/năng sinh sản cao hơn do đó tránh được nạn diệt vong như 1 số loài khác, 1vợ-1chồng-> chăm sóc con tốt hơn
-Đi thẳng bằng 2 chân giải phóng đôi tay để hái lượm, sử dụng và chế tạo công cụ lao động cũng như chăm sóc con cái 
-Sự tiêu giảm lông trên bề mặt cơ thể giúp loài người giảm được nguy cơ nhiễm các sv kí sinh gây bệnh.
? Vậy cách thức các nhà khoa học n/c về quá trình PS loài người ntn?
- Giới thiệu sơ đồ :
- Parapitec: giữa kỉ thứ 3 cđ 30tr
- Vượn người cổ đại Ôxtralopitec: cuối kỉ thứ 3 (5-7tr) đi bằng 2 chân, hơi khom; 1,2-1,4m; 20-40kg, biết sử dụng cành cây... tự vệ...
? -Loài người hiện đại H.sapiens đã tiến hóa từ loài vượn người Ôxtralôpitêc qua các loài trung gian nào?
+ H.habilis (người khéo léo): não khá pt (575cm3) biết sdụng công cụ bằng đá.
+ H.erectus (người đứng thẳng) hình thành cđ 1,8tr năm; tuyệt diệt cđ khoảng 20 vạn năm, đây là loài tồn tại lâu nhất
+ H.sapiens (người thông minh) là nhánh duy nhất còn tồn tại, phát triển.
Nhánh khác như H.neanderthalensis bị cạnh tranh nên tuyệt chủng cđ 3vạn năm
? Đi thẳng bằng 2 chân đã đem lại cho loài người những ưu thế tiến hóa gì?
? Quê hương loài người?
* Bằng chứng về ADN ti thể , nst Y ® ủng hộ thuyết đơn nguồn.
Quá trình t.hóa của loài người bao gồm 2 g.đoạn: 
T/hóa hình thành người hiện đại-t/h của loài người từ khi hình thành cho đến ngày nay
I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại:.
1.Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
a) Sự giống nhau giữa người và động vật có vú (thú).
* GPSS: Người và thú giống nhau về thể thức cấu tạo:
- Bộ xương gồm các phần tương tự, nội quan ...có lông mao, răng phân hóa (cửa, nanh, hàm), đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Cơ quan thoái hóa: ruột thừa, nếp thịt ở khóe mắt....
* Bằng chứng phôi sinh học: p/triển phôi người lặp lại các g/đoạn pt của đv. Hiện tượng lại giống...
® chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc.
b.Các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay:
Vượn người ngày nay bao gồm: Vượn, đười ươi, gorila, tinh tinh.
-Vượn người có hình dạng và kích thước cơ thể gần giống với người (cao 1,7- 2m, nặng 70-200kg), không có đuôi, có thể đứng bằng 2 chân sau, có 12-13 đôi x.sườn, 5-6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
-Đều có 4 nhóm máu ( A,B,AB,O )
-Đặc tính sinh sản giống nhau: KT,HD tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh 28-30 ngày, t/gian mang thai 270-275 ngày, mẹ cho con bú đến 1 năm.
-Biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ.. biết dùng cành cây để lấy thức ăn.
-Bộ gen của người giống với tinh tinh 98%.
® chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người và gần gũi nhất với tinh tinh. Mặt khác người và vượn có nhiều điểm khác nhau® t/hóa theo 2 hướng khác nhau (vượn ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp)
Từ các bằng chứng về hình thái, giải phẩu, sinh học phân tử Þ xác định mối quan hệ họ hàng, vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người, chỉ ra được đặc điểm nào trên ct người được hình thành trước trong quá trình tiến hóa, đặc điểm nào mới xuất hiện.
=> Chứng minh loài người có nguồn gốc từ ĐVCXS: Thuộc lớp thú (Mammalia)– Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae)- Chi người (Homo)- Loài người (Homo sapiens)
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
 Vượn- đười ươi 
 Gorila-Tinh tinh
Parapitec®Propliopitec 
 (30tr) Đriopitec Oxtralopitec
 (5-7tr) 
 chi Homo 
* Chi Homo hình thành loài người qua các gđ: H. habilis ® H.erectus ® H.sapiens
- Từ loài vượn người cổ đại Ôxtralopitec có 1 nhánh t.hóa hình thành nên chi Homo để rồi sau đó tiếp tục t.hóa hình thành nên loài người H.Sapiens (người thông minh)
(H.habilis à H.erectus à H.sapiens)
*Địa điểm phát sinh loài người:
+Thuyết đơn nguồn: Loài người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác ( nhiều người ủng hộ )
+Thuyết đa vùng: Loài H.erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác rồi từ nhiều nơi khác nhau từ loài H.erectus t.hóa thành H.Sapiens
II. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa.
Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: + Bộ não lớn (TWTK của hệ thống tín hiệu thứ 2)
+ Cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói
+ Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ lao động...
Þ Có được khả năng tiến hóa văn hóa: Di truyền tín hiệu thứ 2( truyền đạt k/nghiệm...)® XH ngày càng phát triển (từ công cụ bằng đá® sử dụng lửa® tạo quần áo® chăn nuôi, trồng trọt....KH,CN
-Nhờ có t.hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự t,hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.
4. Củng cố: 	 
 - Đọc phần tổng kết 
 - Trả lời câu hỏi SGK. 
5. HDVN: 	- Trả lời các câu hỏi SGK – Đọc :Em có biết
- Chuẩn bị bài 35-Môi trường và các nhân tố sinh thái
Tiết 35	Ngày soạn: 12/1
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Nêu được các khái niệm cơ bản, các cơ chế chính trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào,cơ thể cũng như quần thể
- Nêu được các cách chọn tạo giống
-Giải thích được các cách phân loại biến dị và đặc điểm của từng loại
- Biết cách hệ thống hoá kiến thức thông qua xây dựng bản đồ khái niệm
- Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đời sống sản xuất
II. Phương tiện dạy học
Phiếu học tập, máy chiếu
Học sinh ôn tập kiến thức ở nhà
III. Tiến trình tổ chức bài học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
	Hệ thống hoá kiến thức
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhòm giao nhiệm vụ hoàn thành nội dung 1 phếu học tập sau đó lần lượt đại diện các tổ lên báo cáo ,các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung
	Phiếu học tập số 1
1. Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ cho quá trình di truyền ở mức độ phân tử
ADN → A RN → Prôtêin → Tính trạng ( hình thái ,sinh lí.. )
 ¯
ADN
2. Vẽ bản đồ khái niệm với các khái niệm dưới đây
 gen, ADN-pôlimeraza, nguyên tắc bảo toàn , nguyên tắc bổ sung, tự nhân đôi
	Phiếu học tập số 2
Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị theo sơ đồ dưới đây
	 Biến dị
	biến dị di truyền thườn biến
 	 đột biến biến dị tổ hợp
	 đột biến NST đột biến gen
	 đột biến SL đột biến cấu trúc
 đột biến đa bội đột biến lệch bội
đột biến đa bội chẵn đột biến đa bội lẻ
	 Phiếu học tập số 3
bảng tóm tắt các quy luật di truyền
Tên quy luật
Nội dung
Cơ sở tế bào học
Điều kiện nghiệm đúng
Ý nghĩa
Phân li
Tác động bổ sung
Tác động cộng gộp
Tác động đa hiệu
Di truyền độc lập
Liên kết gen
Hoán vị gen
Di truyền giới tính
Di truyền LK với giới tính
Phiếu học tập số 4
Hãy đánh dấu + ( nếu cho là đúng) vào bảng so sánh sau
	Bảng so sánh quần thể ngẫu phối và tự phối
Chỉ tiêu so sánh
Tự phối
Ngẫu phối
- Giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần thể đồng hợp qua các thế hệ
- Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
- Tần số alen không đổi qua các thế hệ
-Có cấu trúc : p2AA :2pqAa : q2aa
- Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ
- Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Phiếu học tập số 5
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau
Bảng nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống
Đối tượng
Nguồn vật liệu
Phương pháp
Vi sinh vật
Thực vật
Động vật
Đáp án phiếu học tập số 1
Đó là các cum từ : (1) Phiên mã
(2) Dịch mã
(3) Biểu hiện 
(4) Sao mã
 2.Bản đồ
 gen nguyên tắc bố sung gen
	Nguyên tắc bán bảo toàn
	Đáp án phiếu học tập số 4
Chỉ tiêu so sánh
Tự phối
Ngẫu phối
-Giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp
-Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
-Tần số alen không đổi qua các thế hệ
- Có cấu trúc p2AA :2pqAa:q2aa
-Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ
-Tạo ra nguồn biến dị tổt hợp
+
+
+
+
+
+
+
	Đáp án phiếu học tập số 5
Đối tượng
Nguồn vật liệu
Phương pháp
Vi sinh vật
Đột biến
Gây đột biến nhân tạo
Thực vật
Đột biến, biến dị tổ hợp
Gây đột biến, lai tạo
Động vật
Biến dị tổ hợp(chủ yếu)
Lai tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 32, tiet 32.doc