Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 28: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết  28: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này,học sinh cần:

-Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hóa mà không phải là loài hay cá thể.

-Giải thích được quan niệm về tiến hóa và các nhân tố tiến hóa của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

-Giải thích được các nhân tố tiến hóa như : Đột biến,di-nhập gen,các yếu tố ngẫu nhiên,giao phối không ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.

Trong tâm:

-Cần giải thích cho học sinh rõ quần thể là đơn vị tiến hóa và quan niệm về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

-Cần làm rõ cho học sinh khái niệm nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 28: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/12/08
Tiết 28
HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này,học sinh cần:
-Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hóa mà không phải là loài hay cá thể.
-Giải thích được quan niệm về tiến hóa và các nhân tố tiến hóa của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
-Giải thích được các nhân tố tiến hóa như : Đột biến,di-nhập gen,các yếu tố ngẫu nhiên,giao phối không ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.
Trong tâm:
-Cần giải thích cho học sinh rõ quần thể là đơn vị tiến hóa và quan niệm về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại 
-Cần làm rõ cho học sinh khái niệm nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Phương pháp:Vấn đáp,thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV. Chuẩn bị:
1)Giáo viên: Tranh ảnh liên quan (nếu có)
2)Học sinh: Nghiên cứu bài và chuẩn bị các lệnh trong SGK 
V. Tiến trình :
1)Ổn định 
2)Bài cũ : 5’
 Nêu những điểm khác nhau cỏ bản giứa thuyết tiến hóa của Lamac và Đacuyn ?
3)Bài mới: 1’ GV dẫn dắt vào bài mới bằng việc giới thiệu cho học sinh về việc xây dựng học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại của một số nhà khoa học vào những năm 40 của thế kỷ XX.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1
-GV: Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tiến hóa có thể chia thành 2 quá trình là: Tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn.
I. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu của tiến hóa 
1)Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:
20’
-GV: Cho biết quan niệm về quá trình tiến hóa nhỏ?
-GV: Kết quả của tiến hóa nhỏ?
- GV khái quát lại : Loài bao gồm nhiều quần thể khác nhau và tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng của quần thể. Quần thể được xem là đơn vị nhỏ nhất của tiến hóa và khi vốn gen của quần thể bị thay đổi qua các thế hệ thì ta nói quần thể đó đang tiến hóa. Tiến hóa nhỏ có thể chứng minh bằng thực nghiệm.
- GV: Cho biết quan niệm về quá trình tiến hóa lớn?
-GV: Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
-GV: Hãy cho biết nguồn nguyên liệu của tiến hóa?
-GV: Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
-GV: Hãy cho biết nguồn phát sinh các biến dị của nguồn biến dị?
- GV: Củng cố và ghi bảng
Hoạt động 2
GV cho HS nghiên cứu SGK và chia nhóm để hoàn thành phiếu học tập. Sau đó GV củng cố lại
Các nhân tố tiến hóa
 Đặc điểm
ĐB
Di nhập gen
CLTN
Các yếu tố ngẫu nhiên
Giao phối không ngẫu nhiên
-HS: Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (Biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ) dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
-HS:Xuất hiện loài mới ( Do cách ly sinh sản giữa quần thể gốc và quần thể đã biến đổi )
-HS: Diễn ra trên quy mô rộng lớn, trãi qua hàng triệu năm là xuất hiện các nhóm phân loại trên loài ( Chi, Họ, Bộ, Lớp, Ngành).
-HS: Biến dị di truyền
-HS: Phát sinh do đột biến (Biến dị sơ cấp), các alen tổ hợp qua giao phối (Biến dị thứ cấp).
Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
*Tiến hóa nhỏ (Tiến hóa vi mô) Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Kết quả là hình thành loài mới. 
* Tiến hóa lớn ( Tiến hóa vĩ mô): Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. Quá trình này diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất lâu dài.
2) Nguồn biến dị di truyền của quần thể: Mọi biến dị trong quần thể được phát sinh do đột biến sau đó nhờ quá trình giao phối tổ hợp các alen tạo nên biến dị tổ hợp.
-Sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử từ các quần thể khác vào
II. Các nhân tố tiến hóa 
Đáp án PHT
4)Củng cố: 8’ 
Câu 1:NTTH làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối các alen thuộc một gen là:
A. Di nhập gen
B .Chọn lọc tự nhiên
C.Đột biến
D. Biến động di truyền
Câu 2: Các NTTH làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. Đột biến , biến động di truyền
B. Di nhập gen, CLTN
C. Đột biến , CLTN
D. Đột biến, di nhập gen
Câu3: CLTN tác động vào sinh vật như thế nào?
A. Tác động nhanh đối với gen lặn và chậm đối với gen trội
B. Tác động trực tiếp vào alen
C. Tác động trực tiếp vào kiểu hình
D . Tác động trực tiếp vào kiẻu gen
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
5)Dặn dò: 1’ 
- Hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong trang 117 SGK.
- Chẩn bị bài: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP
Các nhân tố tiến hóa
Đặc điểm
Đột biến
 -Đột biến tự nhiên có thể được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa thông qua giao phối tạo biến dị thứ cấpvô cùng phong phú cho tiến hóa
-Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu.
Di nhập gen
-Do các quần thể thường không cách ly hoàn toàn với nhau do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc giao tử
-Di nhập gen làm phong phú vốn gen hoặc thay đổ thành phần kiểu gen và tần số các alen của quần thể.
CLTN
-CLTN phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình đó gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.
-Định hướng cho quá trình tiến hóa.
Các yếu tố ngẫu nhiên
-các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen
-Đặc điểm:
+ Thay đổi tần số các alen không theo một chiều nhất định
+ Một alen nào dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen lặn có hại cũng có tthể trở nên phổ biến trong quần thể.
Giao phối không ngẫu nhiên
Không làm thay đổi tần số các alen nhưng làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 28.doc