I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm môi trường sống của SV . Các loại môi trường sống.
- Phân tích được ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường đến đời sống của SV.
- Trình bày được những qui tắc chung về giới hạn sinh thái và sự thích nghi của SV với các nhân tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ , lấy được ví dụ minh họa .
2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
- kĩ năng lập phân tích các yếu tố môi trường .
3. Thái độ:
HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên .
II. Chuẩn bị :
- GV: + tranh,
+ Hình 35.1, 2 SGK
- HS: + Nghiên cứu trước bài.
+ Hình sưu tầm được về các loại môi trường sống của SV .
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
PHẦN VII. SINH THÁI HỌC CHƯƠNG 1. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT. Ngày soạn: 22 / 2 / 2011 Tiết 38 – Bài 35: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm môi trường sống của SV . Các loại môi trường sống. - Phân tích được ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường đến đời sống của SV. - Trình bày được những qui tắc chung về giới hạn sinh thái và sự thích nghi của SV với các nhân tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ , lấy được ví dụ minh họa . 2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau: - kĩ năng lập phân tích các yếu tố môi trường . 3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên . II. Chuẩn bị : - GV: + tranh, + Hình 35.1, 2 SGK - HS: + Nghiên cứu trước bài. + Hình sưu tầm được về các loại môi trường sống của SV . III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò Nội dung (10’) (11’) (12’) 5’ HĐ 1. Môi trường và các nhân tố sinh thái: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK , liên hệ kiến thức cũ trả lời câu hỏi: - Trong thiên nhiên gồm có các loại môi trường sống nào? Môi trường sống là gì? - Trong môi trường sống có những loại nhân tố sinh thái nào? - Vì sao lại gọi đó là những nhân tố sinh thái? - có mấy loại nhân tố sinh thái cơ bản? - Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào? - Vì sao nói con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của các SV? HĐ 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái : Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 35.1 SGK để trả lời các câu hỏi: - Thế nào là giới hạn sinh thái? Cá rô phi VN có giới hạn sinh thái về nhệt độ như thế nào? - Khoảng thuận lợi là thế nào? ở cá rô phi VN? - Khoảng chống chịu là thế nào? ở cá rô phi VN? - Điểm gây chết là thế nào? ở cá rô phi VN? - Từ ví dụ giới hạn sinh thái của Cá rô phi VN, hãy vẽ dồ thị về giới hạn nhiệt độ của các rô phi nuôi tại Việt Nam. - Ứng dụng thực tiễn? - Ổ sinh thái là gì? - Ổ sinh thái khác gì so với nơi ở của SV? - Cho ví dụ về các ổ sinh thái? Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó. HĐ 2. Sự thích nghi của SV với môi trường sống: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: - Nhân tố sinh thái có đặc điểm như thế nào? - Phản ứng của TV với AS đã được biểu hiện như thế nào? - TN của ĐV với ánh sáng đã được biểu hiện như thế nào? * Ứng dụng: Hiểu được sự thích nghi của SV với ánh sáng, ta có thể ứng dụng như thế nào trong sản xuất? Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi: - SV thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường được biểu hiện như thế nào? - Sự điều hòa nhiệt độ của cơ thể được biểu hiện như thế nào? - Hãy lấy ví dụ khác để minh họa cho qui tắc về kích thước cơ thể và qui tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chicủa cơ thể. è Khả năng phân bố của ĐV hằng nhiệt? è Khả năng phân bố của ĐV biến nhiệt? - Độ ẩm của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố của TV? - TV sống trong nước có những đặc điểm gì khác TV sống trên cạn? HĐ 3. Củng cố: - Thế nào là môi trường sống và nhân tố sinh thái? Cho ví dụ minh họa. - Thế nào là là giới hạn sinh thái ? Lấy ví dụ về 1 giới hạn sinh thái của SV. - Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở. Cho ví dụ minh họa. - Hãy giải thích vì sao ĐV hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của ĐV hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các ĐV hằng nhiệt ở vùng ôn đới có tai, đuôi , chi .. nhỏ hơn tai, đuôi , chi của các ĐV hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới? Lấy ví dụ minh họa. HS nghiên cứu SGK , liên hệ kiến thức cũ trả lời câu hỏi: à liệt kê các môi tường trong tự nhiên , mỗi môi trường có 1 đại diện SV điển hình → khái niệm Môi trường sống. - Từ các VD trên → phân loại các môi trường sống. - Lấy 1 VD trong các VD trên để phân tích các nhân tố môi trường tác động đến SV (liệt kê) → khái niệm nhân tố sinh thái. - Từ bảng liệt kê các nhân tố sinh thái tác động đến SV → 2 nhóm nhân tố sinh thái. à thuộc nhân tố hữu sinh à do có sự phát triển cao về trí tuệ → con người tác động vào thế giới tự nhiên cả về mặt sinh học và xã hội, tác động của con người vào tự nhiên là tác động có ý thức và có qui mô rộng lớn → con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng có thể dễ làm cho chúng bị hủy hoại , suy thoái đi. HS quan sát sơ đồ hình 35.1 SGK để trả lời các câu hỏi: à khái niệm giới hạn sinh thái Cá rô phi VN có giới hạn sinh thái về t0: 5,6 - 420C. à vùng SV ST – PT rốt nhất - ở cá rô phi VN: t0 20-300C. à Vùng SV bị ức chế ST –PT -Ở cá rô phi VN: t0 5.6-190C và 36-410C. à Tại điểm đó SV bắt đầu chết hàng loạt khi tác nhân bắt đầu vượt qua khỏi giới hạn sinh thái - Ở cá rô phi VN: t0 ≤5,60C và ≥420C. HS dựa trên các số liệu đã phân tích à vẽ đồ thị biểu diễn giới hạn nhiệt độ của cá rô phi VN à Nắm bắt được giới hạn sinh thái của vật nuôi hoặc cây trồng về 1 nhân tố sinh thái nào đó, con người chất có thể lựa chọn giống vật nuôi hoặc cây trồng phù hợp hoặc điều khiển các nhân tố tác động đến SV nằm trong khoảng thuận lợi ð nâng cao năng suất và phẩm vật nuôi hoặc cây trồng. HS nghiên cứu SGK , dựa trên gợi ý của GV à khái niệm ổ sinh thái. à - Nơi ở: là nơi cư trú của 1 loài. - Ổ sinh thái : không chỉ là nơi ở mà còn là cách sinh sống của loài đó. HS liên hệ thực tiễn , nghiên cứu SGK à ví dụ Các ổ sinh thái trong ao nuôi nhiều loài cá: - Cá trắm cỏ: ăn TV và phân bố ở tầng mặt. - Cá mè hoa ăn ĐV nổi. - Cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố ở chủ yếu tầng đáy ao. - Cá trôi ăn CHC vụn đáy ao. - Cá chép ăn tạp à Ý nghĩa: Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt năng suất cao. HS nghiên cứu SGK để trả lời: à Phân bố không đồng đều trên trái đất về: cường độ, thời gian, gồm nhiều phổ, mỗi phổ có vai trò khác nhau. à các nhóm TV ưa sáng khác nhau, phân bố ở các tầng không gian và các khu vực địa lí khác nhau trên trái đất. à các nhóm ĐV: - Ưa hoạt động ban ngày: Định hướng di chuyển, mắt tinh. - Ưa hoạt động ban đêm: thị giác tiêu giảm, hoặc chỉ nhìn trong ban đêm, xúc giác phát triển hoặc phat quang. HS liên hệ thực tiễn à - TV: Chọn cây trồng phù hợp từng vĩ độ khác nhau. Chọn cây trồng xen canh cho phù hợp . - ĐV: Tạo chuồng nuôi để có chế độ chiếu sáng cho phù hợp; bảo vệ vật nuôi ở nơi có cường độ chiếu sáng mạnh. HS nghiên cứu SGK để trả lời: à - ĐV: Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tìm nơi có nhiệt độ phù hợp. - TV: Thay đổi hoạt động sinh lí, cấu tạo; phân bố ở môi trường phù hợp. à ĐV tăng hay giảm tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể; ĐV biến nhiệt kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng trong đời cá thể. HS liên hệ thực tế, thảo luạn nhóm à ví dụ , phân tích ý nghĩa của các đặc điểm thích nghi đó đối với đời sống của mỗi loài ĐV . à phân bố rộng. à Khả năng phân bố của ĐV biến nhiệt hẹp. HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm à HS liên hệ thực tế à -Tảo thảm: cơ thể dài tới 100m - Các loại rong trên cơ thể không có lỗ khí, trong cơ thể có các khoảng trống chứa khí. - Phần lớn các TV thủy sinh phân bố ở lớp nước bề mặt là do sự phân bố của AS đỏ ở lớp nước bề mặt. HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét à - Khái niệm môi trường sống, các nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái – ví dụ minh họa. - Ổ sinh thái là không gian sinh thái nơi diễn ra toàn bộ các hoạt động sống của SV, còn nơi ở chỉ là nơi cư chú. - Sự thích nghi của SV với nhiệt độ môi trường thể hiện qua tỉ lệ S/V I. Môi trường và các nhân tố sinh thái: 1. Môi trường sống: - Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quang SV, có tác đông trực tiếp hoặc gián tiếp tới SV, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại , sinh trưởng phát triển và những hoạt đông khác của SV. - Các loại môi trường sồng: + Vô sinh: đất, nước, không khí. + Hữu sinh: trong cơ thể SV 2. Các nhân tố sinh thái: - Nhân tố sinh thái : là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống SV. - Các loại nhân tố sinh thái: + Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi tường xung quanh SV. + Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các SV này với các SV khác sống xung quanh. Trong đó nhân tố con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của các SV. II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái : giới hạn sinh thái: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó SV có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Mỗi loài SV có giới hạn sinh thái nhất định với mỗi nhân tố sinh thái , trong đó có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu: - Khoảng thuận lợi: là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho SV thực hiện các chức năng sống tốt nhất. - Khoảng chống chịu: là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của SV. Ổ sinh thái: - Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển không hạn định. - Ổ sinh thái khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó. - Ví dụ: (SGK) II. Sự thích nghi của SV với môi trường sống: 1. TN của SV với AS: Do yếu tố ánh sáng tác động, SV đã thích nghi: - TV: + Cây ưa sáng. + Cây ưa bóng. - ĐV: + ĐV ưa hoạt động ban ngày + ĐV ưa hoạt động ban đêm Mỗi dạng thích nghi có hình dạng và cấu trúc phù hợp. 2. TN của SV với nhiệt độ: Tùy loài SV mà có những biến đổi hình thái, cấu tạo, sinh lí.. để điều hòa được thân nhiệt. * ĐV hằng nhiệt: - ĐV sống ở vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn à Tỉ số S/V nhỏ góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. - Ngược lại, ĐV hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ à tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích tỏa nhiệt của cơ thể. Sự thay đổi tỉ lệ S/V dựa trên 2 qui tắc cơ bản: - Qui tắc về kích thước cơ thể - qui tắc Becman. - Qui tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi- Qui tắc Anlen. à Khả năng phân bố của ĐV hằng nhiệt rộng. * ĐV biến nhiệt: khả năng phân bố của ĐV biến nhiệt hẹp do chúng điều chỉnh thân nhiệt thông qua sự trao đổi trực tiếp với môi trường. 3. TN của SV với độ ẩm và nước: Mỗi loài SV khác nhau có những biến đổi hình thái, cấu tạo, sinh lí.. để điều hòa được hàm lượng nước trong cơ thể duy trì sự sống * TV: - TV ưa ẩm: ưa bóng, lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng ð khả năng điều tiết nước rất kém. - TV chịu hạn: ưa sáng, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ ăn sâu hoặc lan rộng; có khả năng điều tiết nước, hạn chế hoạt động sinh lí vào những ngày khô hạn lâu dài. 4. Dặn dò(1’) - Học bài , trả lời câu hỏi SGK. - Nghiên cứu trước bài sau “ Quần thể SV và mối qua hệ giữa các cá thể trong quần thể” - Sưu tầm thêm các hình ảnh, ví dụ minh họa về các quần thể SV đặc trưng và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: Ngày soạn: 25 /2 / 2011 Tiết 39 – Bài 36: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm quần thể SV , lấy được ví dụ minh họa về quần thể SV. - Phâ ... g đứng. - Ở thềm lục địa thương có mấy tầng? à phân bố theo chiều ngang. - Sự phân bố SV trong không gian quần xã có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của QXSV? Liên hệ : Trong chăn nuôi và trồng trọt? HĐ 3. Quan hê giữa các loài trong quần xã SV: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát bảng 40, trả lời câu hỏi: - Trong quần xã, các loài SV trong quá trình sống quan hệ với nhau = những mối quan hệ đặc trưng nào? - Các kiểu quan hệ trong nhóm hỗ trợ? Đặc trưng chung của quan hệ hỗ trợ trong quần xã SV? - Các kiểu quan hệ trong nhóm đối kháng? Đặc trưng chung của quan hệ đối kháng trong quần xã SV? Gv: Mối quan hệ đối kháng giữa các SV trong quần xã, đặc biệt là mối quan hệ giữa ĐV ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào đến sự tồn tại của các loài SV trong quần xã ? Thế nào là hiện tương khống chế sinh học? Ứng dụng trong thực tễn sản xuất như thế nào? HS quan sát bức tranh à Có quần thể cá chép, quần thể cá mè, quần thể cá quả, quần thể tôm, quần thể bèo à các quần thể SV khác loài à Quan hệ khăng khít với nhau như 1 thể thống nhất: -QTTV nổi → QT ăn TV nổi - QT tôm → QT cá quả HS quan sát hình 40.1 SGK, liên hệ thực tiễn à có. Vì mỗi QT đều chịu tác động bởi các NTST và TN với đk môi trường sống. è Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. HS tự lấy các ví dụ à tên 1 số loài ở quần xã rừng nhiệt đới (Quần xã A) và quần xã sa mạc (Quần xã B). à số loài của QX A > QX B à Khái niệm độ đa dạng của quần xã. à Có 2 mức độ đa dạng. - QX A thuộc độ đa dạng cao - QXB thuộc độ đa dạng thấp à không . Vì mỗi loài có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt à Khái niệm loài ưu thế. - TV hạt kín.. HS kể 1 số đặc sản ở địa phương :.. à Khái niệm loài đặc trưng . - Loài đặc trưng cũng là loài ưu thế nhưng chỉ có ở 1 quần xã nhất định, còn loài ưu thế có thể có ở nhiều quần xã khác nhau Ví dụ : quần xã lúa, loài ưu thế là lúa nhưng lúa có thể có ở nhiều quần xã khác nhau HS liên hệ thực tiễn à3 tầng: - Tầng mặt: TV phù du, ĐV phù du, cá mè , cá trắm, - Tầng giữa: cá chép , cá trôi, cá quả, .. - Tầng đáy: tôm, cua, ốc,lươn à 3 tầng: - Gần bờ: tôm, cua, cá nhỏ, san hô - Vùng triều: Cá thu, cá mực, cá nục, - Ngoài khơi: cá voi, cá heo,.. à giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. à ví dụ: trong 1 ao nuôi cá , người ta nuôi nghép nhiều loài cá khác nhau có đặc điểm phân bố ở nhiều tầng nước ð tận dụng được không gian sống và nguồn thức ăn tự nhiên trong ao à hiệu quả kinh tế cao. HS đọc SGK, quan sát bảng 40, trả lời câu hỏi à - Quan hệ hỗ trợ Quan hệ đối kháng. à cộng sinh , hội sinh và hợp tác ð các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. à cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, SV này ăn SV khác ð Loài được lợi sẽ thắng và phát triển, loài bị hại sẽ suy thoái. HS phân tích các ví dụ trong SGK và thực tiến , thảo luận nhóm à kết luận: kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi loài luôn dao động quanh vị trí cân bằng. à Khái niệm hiện tượng khống chế sinh học. àbiện pháp sinh học BVTV. I. Khái niệm quần xã SV: Ví dụ: Quần xã SV sống trong 1 ao nước. - Quần xã là tập hợp các quần thể SV khác loài, cùng sinh sống trong 1 không gian và thời gian xác định. - Các quần thể có mối quan hệ gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất, do đó quần thể có cấu trúc tương đối ổn định. - Các SV trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã: 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: a. Đặc trưng về độ đa dạng trong quần xã: - Độ đa dạng của quần xã chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Có 2 mức độ đa dạng : + Độ đa dạng cao. + Độ đa dạng thấp. b. Đặc trưng về loài ưu thế và loài đặc trưng: - Loài ưu thế là những loài đóng vị trí quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Ví dụ: Quần xã TV ở cạn có loài TV hạt kín là loài chiếm ưu thế. - Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó (ví dụ cá cóc ở rừng Tam đảo); hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã (ví dụ cây cọ ở Phú thọ). 2. Đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã: - Các kiểu phân bố: 2 kiểu + Phân bố theo chiều thẳng đứng: Ví dụ: Sự phân tầng của SV rừng nhiệt đới, hay ao nuôi cá. + Phân bố theo chiều ngang Ví dụ: Sự phân bố của SV ở thềm lục địa từ đỉnh núi đến sườn núi. - Ý nghĩa : sự phân bố cá thể trong không gian của QX có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. III. Quan hê giữa các loài trong quần xã SV: 1. Các mối quan hệ sinh thái: (nội dung bảng 40 SGK) 2. Hiện tượng khống chế sinh học: - Khái niệm: Là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi loài luôn dao động quanh vị trí cân bằng. - Ý nghĩa: Ứng dụng trong nông nghiệp , sử dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng. (3’) HĐ 4. Củng cố: GV yêu cầu mỗi HS đưa ra 1 ví dụ về quần xã SV và phân tích các đặc trưng cấu trúc của quần thể đó: - Đặc trưng về thành phần loài. - Đặc trưng về phân bố cá thể - Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng. GV yêu cầu mỗi HS lấy thêm các ví dụ về quan hệ giữa các loài trong quần xã (ngoài SGK). HS đưa ra 1 ví dụ về quần xã SV và phân tích các đặc trưng cấu trúc của quần thể đó. HS lấy thêm các ví dụ về quan hệ giữa các loài trong quần xã 4. Dặn dò: (1’) - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Nghiên cứu trước bài “ Diễn thế sinh thái”. Sưu tầm 1 số DTST trong tự nhiên. IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: .. .. .. Ngày soạn: 01 /4 / 2010 Tiết 44 – Bài 41: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái . - Tự tìm nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. - Phân biệt được 2 loại diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. - Tự phát hiện được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. 2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau: - Kĩ năng phân tích , khả năng phát hiện các nguyên nhân gây diễn thế sinh thái - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: HS có nhận thức đúng và hành động đúng trong công tác bảo vệ các loài SV trong tự nhiên. II. Chuẩn bị : - GV: + Hình 41.1, 2, 3 SGK + PHT:Bảng 41 SGK: Các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế. - HS: + Nghiên cứu trước bài. + 1 số DTST tiêu biểu và các nguyên nhân cơ bản của diễn thế đó. + Bút và giấy để hoạt động nhóm. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 3. Bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò Nội dung (10’) (23’) HĐ 1. Khái niệm diễn thế sinh thái: GV cho HS quan sát bức tranh mô tả quá trình diễn thế sinh thái ở đầm hồ bị bồi cạn. GV thông báo: bức tranh mô tả quá trình bồi tụ của 1 cái đầm ở 5 thời điểm khác nhau. Từ khi đầm mới đào xong cho đến khi bùn và đất lấp đầy, chuyển từ môi trường nước sang môi trường cạn. - Có nhận xét gì về sự chuyển đổi của hệ SV trong đầm và môi trường sống của nó qua các giai đoạn? GV sơ đồ hóa bằng sơ đồ nhưng có tình xắp xếp sai thứ tự và yêu cầu 2 HS lên xắp lại cho đúng theo thứ tự của quá trình diễn thế. GV sửa lại theo sơ đồ gắn bảng ( ở phần chuẩn bị của GV) GV thông báo: Bạn đã thể hiện đúng sự biến đổi tuần tự của quần thể ở đầm hồ bị bồi cạn. Đây chính là quá trình diễn thế sinh thái. Vậy thế nào là diễn thế sinh thái? GV tiếp tục cho HS quan sát bức tranh và hỏi: - Hãy nhận xét đặc điểm của môi trường khởi đầu và đặc điểm giai đoạn cuối cùng của quá trình diến thế? HĐ 2. Các loại diễn thế sinh thái: GV cho HS quan sát 1 số quá trình DTST diễn ra trong tự nhiên , vừa cho xem vừa cung cấp 1 số thông tin chính. - Hãy phân biệt bức tranh nào mô tả diễn thế nguyên sinh, bức tranh nào diễn tả diễn thế sinh thái? Gv đưa PHT cho HS và hướng dẫn HS hoàn thành nội dung PHT theo phân công: - Nhóm 1 và 2: hoàn thành DTNS. - Nhóm 3 và 4: hoàn thành DTTS. GV ghi nhận sự chuẩn bị của HS nhưng chưa nhận xét gì. Sau đó GV đưa ra đáp án của mình và nhấn mạnh đặc điểm các giai đoạn của từng kiểu diễn thế - nguyên nhân dẫn đến DTTS. - Hãy phân biệt sự khác nhau giữa DTNS và DTTS? GV nhấn mạnh điểm khác nhau cơ bản của diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là ở: + đặc điểm của GĐ khởi đầu. + đặc điểm của GĐ giữa. Đặc biệt là xu hướng của diễn thế thứ sinh. Gv đưa ra đáp án chính xác và đầy đủ cùng bảng điểm cho GV lắng nghe, nhận xét và cho điểm các nhóm. - Nguyên nhân gây ra DTST là gì? GV nhấn mạnh: Trong tự nhiên, các QXSV luôn diễn ra DTST chỉ khác nhau ở mức độ do tính chất đặc trưng của từng quần xã và do nhân tố bên ngoài tác động, đặc biệt là vai trò của con người . - Hãy kể 1 số DTST trong tự nhiên mà em biết, diễn biến từng kiểu diễn thế, phân loại DTST đó - Vậy khi nghiên cứu về DTST có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn? HS quan sát bức tranh mô tả quá trình diễn thế sinh thái ở đầm hồ bị bồi cạn. à (SGK) 2 HS lên xắp lại cho đúng theo thứ tự của quá trình diễn thế. HS quan sat đáp án à khái niệm DTST. HS tiếp tục quan sát bức tranh à Quá trình diến thể trên có môi trường khởi đầu là môi trường trống trơn và quần xã cuối cùng là quần xã ổn định. HS quan sát 1 số quá trình DTST diễn ra trong tự nhiên, phân biệt đặc điểm mỗi kiểu sinh thái ở mỗi bức tranh à phân biệt 2 kiểu DTST. HS nhận PHT , thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung PHT trong 5’. (viết nội dung PHT trên bảng phụ) Cử đại lên trình bày Lĩnh hội kiến thức. à (dựa vào nội dung đáp án PHT) HS tự chấm điểm kết quả làm việc của nhóm mình và chấm điểm nhóm bạn, chỉ ra được điểm sai và điểm đúng của nhóm bạn. Từ quá trình phân biệt 2 kiểu DTST à 2 nhóm nguyên nhân : - nguyên nhân bên ngoài. - nguyên nhân bên trong. HS có thể kể 1 số DTST, phân loại DTST đó. à Tầm quan trọng của việc nghiên cứu DTST. I. Khái niệm diễn thế sinh thái: 1. VD: Qúa trình diễn thế bị bồi cạn. 2. Khái niệm diễn thế sinh thái: DTST là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn , tương ứng với sự biến đổi của môi trường. II. Các loại diễn thế sinh thái: Có 2 loại DTST 1. Diễn thế nguyên sinh: 2. Diễn thế thứ sinh ( nội dung đáp án PHT) III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái: 1. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh đến QXSV , đặc biệt là vai trò của con người trong quá trinh tác động vào thế giới tự nhiên (DTTS) . 2. Nguyên nhân bên trong: - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài SV trong quần xã SV. - Tác động khai thác tài nguyên của con người. IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu DTST: - Biết các qui luật phát triển của QXSV, dự đoán được các QX trước đó và QX trong tương lai, để từ đó : - Khai thác hợp lí tài nguyên – Bảo vệ môi trường. - Qui hoạch sản xuất. (5’) HĐ 3. Củng cố: GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm HS làm bài tập trắc nghiệm Thống nhất đáp án đúng 4. Dặn dò: (1’) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK . - Nghiên cứu trước bài “Hệ sinh thái” - Sưu tầm thêm 1 số ví dụ về các hệ sinh thái. IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: .. .. .. .. .. ..
Tài liệu đính kèm: