Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần IV: Tiến hóa - Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa - Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần IV: Tiến hóa - Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa - Nguyễn Thị Ánh Tuyết

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức :

- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

- giải thích được tại sao căn cứ vào cơ quan thoái hóa lại xác định được mối quan hệ họ hàng giữa các loài SV về mặt hình thái? Tại sao các cơ quan thoái hóa hầu như không còn giữ chức năng gì mà vẫn được lưu lại , di truyền qua các đời mà không bị CLTN đào thải?

- Nêu và giải thích được các bằng chứng sinh học , địa sinh học , sinh học phân tử và tế bào chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.

 2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng sau:

 - Kĩ năng quan sát, so sánh thông qua hình 24.1, 24.2 SGK

 - Kĩ năng phân tích tổng hợp , hệ thống hóa kiến thức thông qua việc tổng hợp các loại bằng chứng tiến hóa để rút ra kết luận về mối quan hệ họ hàng giữa các loài SV với nhau.

 3. Thái độ:

 HS hiểu được thế giới sống rất đa dạng nhưng có chung nguồn gốc chung. Qúa trình tiến hóa đã hình thành nên các đặc điểm khác nnhau ở mỗi loài.

II. Chuẩn bị:

- GV:- Tranh phóng to hình 24.1 , 24.2 SGK.

 - Tranh ảnh minh họa các cơ quan thoái hóa, tương đồng các nội quan giữa người và thú.

- HS: - Các tranh ảnh sưu tầm được : sự tương đồng các nội quan giữa người và thú.

 - 1 số hình ảnh về cơ quan thoái hóa

 

doc 31 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần IV: Tiến hóa - Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa - Nguyễn Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN VI. TIẾN HÓA
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Ngày soạn: 17 / 12 / 2010
Tiết 25 - Bài 24
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức :
- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
- giải thích được tại sao căn cứ vào cơ quan thoái hóa lại xác định được mối quan hệ họ hàng giữa các loài SV về mặt hình thái? Tại sao các cơ quan thoái hóa hầu như không còn giữ chức năng gì mà vẫn được lưu lại , di truyền qua các đời mà không bị CLTN đào thải?
- Nêu và giải thích được các bằng chứng sinh học , địa sinh học , sinh học phân tử và tế bào chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài. 
	2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng sau:
	- Kĩ năng quan sát, so sánh thông qua hình 24.1, 24.2 SGK
	- Kĩ năng phân tích tổng hợp , hệ thống hóa kiến thức thông qua việc tổng hợp các loại bằng chứng tiến hóa để rút ra kết luận về mối quan hệ họ hàng giữa các loài SV với nhau.
	3. Thái độ:
	HS hiểu được thế giới sống rất đa dạng nhưng có chung nguồn gốc chung. Qúa trình tiến hóa đã hình thành nên các đặc điểm khác nnhau ở mỗi loài.
II. Chuẩn bị: 
GV:- Tranh phóng to hình 24.1 , 24.2 SGK. 
 - Tranh ảnh minh họa các cơ quan thoái hóa, tương đồng các nội quan giữa người và thú.
HS: - Các tranh ảnh sưu tầm được : sự tương đồng các nội quan giữa người và thú.
 - 1 số hình ảnh về cơ quan thoái hóa 
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.1’
2. kiểm tra bài cũ. (không) 	
 3. Tiến trình bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
12’
HĐ 1. Tìm hiểu các bằng chứng giải phẫu so sánh:
 GV yêu cầu HS quan sát hình 24.1 SGK , thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: 
- Nhóm 1,3: Nhận xét những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo xương tay của người và chi trước của mèo, cá voi, dơi.
- Nhóm 2,4: Những biến đổi xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào?
 HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh, đọc SGK à
Trả lời câu hỏi: 
- Câu hỏi 1: 
+ giống nhau: đều có các xương cánh, cổ, bàn, ngón.
+ khác nhau: Chi tiết ác xương biến đổi, hình dạng bên ngoài rất khác nhau (rất rõ ở xương bàn, xương ngón).
- Câu 2: 
+ tay người thích nghi với việc cầm nắm công cụ lao động.
+ Chi trước của mèo thích nghi với chức năng di chuyển trên cạn.
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh:
8’
 GV giới thiệu : Tay người , chi trước của các loài thú là các cơ quan tương đồng
à Thế nào là cơ quan tương đồng? cho thêm ví dụ minh họa
 GV cho HS quan sát hình ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ
- ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ có phải là cơ quan tương đồng không?
- Vậy, chức năng của ruột tịt ở động vật ăn cỏ và ruột thừa ở người là gì?
 GV yêu cầu HS đọc SGK trình bày:
- Thế nào là cơ quan thoái hóa, cho ví dụ , phân tích sự tiêu giảm chức năng của chúng?
- Qua nghiên cứu về các cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài SV?
 GV khắc sâu kiến thức
 HĐ 2. Tìm hiểu các bằng chứng về phôi sinh học:
 GV giới thiệu hình 24.2 SGK, yêu cầu HS quan sát hình , đọc SGK phần II :
- Trình bày các đặc điểm giống nhau quá trình phát triển phôi của các loài: Cá, kỳ giông, rùa, gà, lợn, bò, thỏ, người, qua đó rút ra kết luận về quan hệ giữa các loài. 
- Khắc sâu kiến thức: Tại sao các loài khác nhau lại có những đặc điểm phát triển phôi giống nhau? 
+ cá voi thích nghi với chức năng bơi dưới nước .
+ Dơi thích nghi với chức năng bay.
 HS phân tích ví dụ à khái niệm cơ quan tương đồng
 à có
 Hs có thể sẽ lúng túng ở phần chức năng của ruột thừa ở người à trả lời theo nhận thức.
 HS đọc SGK, rút ra kết luận từ ví dụ GV đã nêu à khái niệm về cơ quan thoái hóa.
è Kết luận về mối quan hệ giữa các loài SV: Các SV hiện nay đều có chung một tổ tiên.
 HS quan sát hình, đọc SGK phần II
 HS nhận xét à kết luận 
à 
- cơ quan tương đồng là những cơ quan tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc từ một cơ quan của một loài tổ tiên, ở các loài khác có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
è Kết luận: Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài SV hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
II. Bằng chứng về phôi sinh học:
- Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau phản ánh nguồn gốc chung của SV.
- Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi càng giống nhau ở giai đoạn muộn hơn và ngược lại. 
8’
HĐ3. Tìm hiểu các bằng chứng địa lý sinh vật học 
III. Bằng chứng địa lý sinh vật học. 
 Yêu cầu học sinh đọc SGK phần III trang 108:
- Khái niệm địa lý sinh học.
- Phân biệt địa lý (môn học mà HS đang học) với địa lý SV học? 
 HS đọc SGK phần III trang 108
à Khái niệm địa lý SV học.
-Địa lý SV học phân chia ra các vùng địa lý có đặc điểm hệ SV tương tự nhau, không chia theo các nước, các châu lục).
 Địa lý SV học: Là môn KH nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất.
à SV có những biến đổi để thích nghi nhưng vẫn giữ các đặc điểm của tổ tiên (dạng địa phương). Ví dụ: thú ăn thịt cỡ nhỏ do chỉ ăn bò sát là con mồi nhỏ, các loại chim, côn trùng, có cánh tiêu giảm hoặc không cánh. 
- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về 1 số đặc điểm đã được chứng minh là chúng bắt nguồn từ 1 tổ tiên , sau đó phát tán sang các vùng khác.
à Điều kiện sống ở đảo và lục địa khác nhau, tại sao SV ở đảo và lục địa lại giống nhau ? 
- kết luận gì ?
 GV cần lưu ý HS về hiện tượng đồng qui tính trạng à không thể bỏ qua vai trò của môi trường (CLTN) trong việc hình thành các đặc điểm giống nhau cuả các quần thể có nguồn gốc xa nhau trong môi trường giống nhau.
- Do chúng đều mang những đặc điểm thích nghi với đời sống dưới nước
- Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu do chúng có chung nguồn gốc hơn là chúng sống trong những môi trường giống nhau. 
8’
HĐ4 : Tìm hiểu các bằng chứng phôi sinh học 
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
(?) Dựa vào kiến thức tế bào, di truyền đã học, hãy trình bày những điểm giống nhau trong cấu tạo tế bào, vật chất DT, mã di truyền của các loài sinh vật.
- HS trả lời theo nhận thức
- Các loài SV đều sử dụng chung 1 loại mã DT, đều có cơ sở vật chất chủ yếu là axit nucleic (gồm ADN và ARN) và prôtêin:
+ ADN đều cấu tạo từ 4 loại Nucêotit là: A,T, G, X.
+ Prôtêin đều cấu tạo từ hơn 20 loại aa khác nhau
è Từ những dữ kiện đó, rút ra kết luận gì về nguồn gốc của các loài SV ?
 Tái hiện kiến thức trả lời, cả lớp bổ sung.
à Các loài SV ngày nay đều tiến hóa từ 1 tổ tiên chung.
 - Phân tích thông tin bảng 24 cho biết người có quan hệ gần gũi nhất với loài nào trong bộ linh trưởng? Tại sao ?
- Loài tinh tinh, do số aa sai khác là rất ít.
- Phân tích trình tự aa trong cùng một loại prôtêin hay trình tự các Nucleotit trong cùng 1 gen của các loài cho phép ta kết luận gì về quan hệ họ hàng giữa các loài ?
- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì cấu trúc protein và nucleotit càng giống nhau
- Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các a.a hay nucleotit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.
- Củng cố: Nhớ lại kiến thức tế bào học – SH 10 nêu những bằng chứng chứng tỏ ti thể và lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn? 
- Ti thể có nguồn gốc từ VK hiếu khí nội cộng sinh với TB nhân thực:
+ ADN, ribôxôm của ti thể giống ADN và riboxom của vi khuẩn.
+ Cơ chế tổng hợp protein của ti thể giống của vi khuẩn.
+ Ti thể có 2 lớp màng: màng ngoài giống màng tế bào nhân thực (lõm vào khi đưa tế bào vi khuẩn vào nội cộng sinh), màng trong giống màng sinh chất của vi khuẩn bị thực bào.
- Tương tự như vậy lục lạp của TBTV có nguồn gốc từ vi khuẩn lam nội cộng sinh với TBTV
4’
HĐ 5. Củng cố toàn bài: 
 GV đưa ra bài tập 
1. Hãy đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng loài người có quan hệ họ hàng với thú, đặc biệt quan hệ gần gũi với tinh tinh.
2. Trình bày lại những kiến thức cơ bản của bài học mà em đã tiếp thu được 
3.Yêu cầu HS chọn đáp án đúng: và giải thích:
- Cánh dơi là tương đồng với . . . . của hải cẩu.
a. Đuôi . 
b. Lỗ phun nước 
c. Chân chèo
d. Xương sườn
e. Đầu
 HS cử đại diện trình bày, cả lớp nhận xét à hoàn thiện.
 Đáp án đúng : c
4. Dặn dò.1’
1. Hoàn thành câu hỏi và bài tập cuối bài.
2. Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của lamac và Đacuyn.
3. Nghiên cứu trước bài “Học thuyết Lamac và Học thuyết Đacuyn”
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 2 / 1 / 2011
Tiết 26 - Bài 25 
 I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này HS phải: 
- Nêu được các luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa của Lamac và của Dacuyn.
- Nêu được những đóng góp và tồn tại của Lamac và Đacuyn.
- Trình bày được những khác biệt (tiến bộ) giữa học thuyết Đacuyn so với học thuyết Lamac.
- So sánh được chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo quan điểm Đacuyn
	2. Kĩ năng : Học sinh rèn được các kĩ năng:
- Kỹ năng phân tích, so sánh thông qua hình H25.1 SGK
- Kỹ năng phán đoán, xây dựng giả thuyết khoa học thông qua những tóm tắt của Anst Mayr về các quan sát và suy luận của Đacuyn.
- Kỹ năng hệ thống hóa, khái quát hóa khi tìm hiểu về nguồn gốc chung của các loài thông qua H25.2 sơ đồ cây phát sinh các loài cá voi
	3. Thái độ:
- Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày nay.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- GV: Tranh phóng to hình 25.1 , 25.2 SGK. 
- HS sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Lamac và Đauyn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy đưa ra các bằng chứng chứng minh các loài sinh vật ngày nay đều có chung nguồn gốc. 
- Vậy tại sao từ nguồn gốc chung nhưng ban đầu lại hình thành nên thế giới sống đa dạng phong phú như hiện nay? 
3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
14’
HĐ1 Tìm hiểu về học tuyết tiến hóa của Lamac.
I. Học tuyết tiến hóa của Lamac 
* GV yêu cầu HS quan sát tranh về quá trình hình thành loài hươu cao cổ.
(theo đáp án PHT)
(?) Nhận xét chiều cao của cổ hươu? Tại sao cổ của hươu lại có chiều dài như vậy ? 
- GV tóm tắt phần trình bày của HS bằng sơ đồ: 
Loài ban đầu (Hươu cổ ngắn)
 Môi trường thay đổi
 à thay đổi tập quán
(Hươu cổ trung bình) 
 Tích lũy những biến đổi nhỏ, truyền lại cho đời sau
Loài hiện tại (hươu cao cổ)
* GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ tóm tắt, thảo luận nhóm, thực hiện hoạt động 1 PHT
à Ban đầu, hươu có cổ ngắn, ăn các loại cỏ, cây bụi thấp, do ĐK ngoại cảnh thay đổi Thức ăn phía dưới không còn, chỉ còn thức ăn là lá trên cây à Hươu phải vươn cổ lên để lấy thức ăn. Lá cây dưới thấp ngày càng khan hiếm, chỉ còn lá trên cây cao (ĐK ngoại cảnh tiếp tục thay đổi) à Hươu cứ phải vươn cổ lên cao mãi, sự biến đổi này được di truyền cho thế hệ sau à hình thành loài hươu cao cổ. 
- Làm việt theo nhóm, thực hiện hoạt động 1 PHT
14’
HĐ2 : Tìm hiểu học thuyết tiến hóa của Đacuyn 
II. Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Yêu cầu HS giải thích các hướng tiến hóa thích nghi trong quá trình hình thành các loài rau khác nhau (CH1 PHT)
Làm việc theo nhóm, trình bày, bổ sung 
- GV hoàn thiện nhận th ... GV thống nhất nội dung
- Có phải cơ thể lai xa nào cũng đều bất thụ và không thể tạo thành loài mới không?
 GV chiếu 1 vài hình ảnh về cây tam bội , thằn lằn tam bội.
 Chiếu lên màn hình hệ thống câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành hệ thống câu hỏi dựa vào kiến thức đã biết:
- Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì?
- Tại sao sự đa bội hóa có thể khắc phục được trở ngại đó? Người ta tiến hành như thế nào?
- Có mấy dạng đa bội hóa ?
 GV chiếu sơ đồ hình 30 SGK,
Sơ đồ lai bắp cải (18B) và củ cải (18R) :
- Vì sao lai xa kèm đa bội hóa là con đường hình thành loài phổ biến ở TV bậc cao nhưng rất ít gặp ở ĐV?
HĐ 3. Củng cố: 
- Từ 1 loài SV, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích?
- Hãy chọn phương án đúng nhất 
 Từ quần thể cây 2n , người ta đã tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là 1 loài mới , vì: 
a.Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
b. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
c. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
d. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lơn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
 HS theo dõi hình ảnh.
 Kết hợp với đọc SGK, suy nghĩ trả lời:
à Trong cùng 1 khu vực địa lí vẫn hình thành 2 loài cá khác nhau. Hai loài cá có tập tính sinh sản khác nhau è không giao phối được với nhau mặc dù sống trong cùng 1 môi trường .
 HS thảo luận nhóm à kết luận.
 HS theo dõi ví dụ , đọc SGK 
à Hình thành loài bằng cách li sinh thái
 HS phân tích thí nghiệm à rút ra kết luận.
 HS nghiên cứu SGK à
 HS thảo luận nhóm để hoàn thành hệ thống câu hỏi dựa vào kiến thức đã biết
à Khái niệm lai xa.
à hầu hết cho con lai bất thụ
à do gặp trở ngại trong quá trình hình thành giao tử.
à con lai bất thụ không được gọi là loài mới.
 HS lĩnh hội kiến thức .
 HS nghiên cứu SGK à Có 2 trường hợp cơ thể lai xa có thể hình thành loài mới:
- TV sinh sản vô tính và ĐV trinh sinh.
- Cơ thể lai đa bội hóa .
 HS thảo luận nhóm để hoàn thành hệ thống câu hỏi dựa vào kiến thức đã biết
 Đại diện trình bày kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
à Đa bội hóa
à Đa bội hóa làm nhân đôi toàn bộ bộ NST của con lai → con lai giảm phân bình thường (hữu thụ).
 Có thể sử dụng các tác nhân gây ĐB khác nhau tùy thuộc vào đối tượng gây đa bội.
à Đa bội chẵn (hữu thụ ).
 HS quan sát sơ đồ , suy nghĩ 
à Vì ở TV, việc đa bội hóa không những ít ảnh hưởng đến sức sống mà nhiều khi còn tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của TV . Còn đối với ĐV , ĐB đa bội thường làm mất cân bằng gen , đặc biệt làm rối loạn cơ chế xác định giới tính → gây chết. (Trừ 1 số trường hợp như thằn lằn tam bội).
 HS vận dụng kiến thức đã học à cơ chế hình thành loài = con đường cách li tập tính, cách li sinh thái hoặc do lai xa và đa bội hóa.
 HS thảo luận à đáp án đúng : đáp án c.
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí:
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái:
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính: 
- Ví dụ : (SGK)
- Các cá thể của cùng 1 quần thể do ĐB có được kiểu gen nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau à quần thể cách li với quần thể gốc. lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tác động à cách li sinh sản và dần sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái: 
- VD1: Cỏ băng , cỏ sâu róm trên bãi bồi sông Vônga.
- VD2: (SGK)
è Hai quần thể cùng 1 loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các NTTH tác động làm phân hóa vốn gen của 2 quần thể , đến 1 lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
 Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài ĐV ít di chuyển.
2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa :
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau , hầu hết cho con lai bất thụ (Không hình thành loài mới).
 Tuy nhiên:
+ Trong trường hợp cây lai có khả năng sinh sản vô tính hoặc con lai có khả năng trinh sản lại có thể hình thành loài mới bằng con đường lai xa.
 Ví dụ: cây tam bội , thằn lằn tam bội vẫn hữu thụ và cách li sinh sản với quần thể bố , mẹ.
+ Trường hợp con lai khác loài được ĐB làm nhân đôi toàn bộ bộ NST (Đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội) cũng làm xuất hiện loài mới bằng con đường lai xa.
 Ví dụ: Qúa trình hình thành lúa mì hiện nay từ các loài lúa mì hoang dại.
- Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hóa có bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ , cách li sinh sản với 2 loai bố và mẹ.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc và nghiên cứu trước bài “ Tiến hóa lớn”.
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 26 / 1 / 2010
Tiết 33 – Bài 31: 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa .
	- Giải thích sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào.
	- Biết được tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy.
2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
	- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình , kĩ năng so sánh, khái quát tổng hợp
- Phát triển kĩ năng làm việc độc lập với SGK.
	3. Thái độ:
	Có ý thức bảo vệ sự đa dạng SH của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Màn hình máy chiếu, máy vi tính 
 + Hình 30.1 SGK : giả thuyết về sự tiến hóa của lúa mì qua con đường lai xa kèm đa bội hóa.
 + Một số hình ảnh về loài Mao lương.
 - HS: +Nghiên cứu trước bài.
 +Sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh minh họa các loài SV
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	- giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hóa? Làm bài tập số 2 SGK.
- Từ 1 loài SV không có sự cách li địa lí có hình thành nên loài mới được hay không? Giải thích
- Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng SH của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy? 
	3. Bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
(20’)
(10’)
 (6’)
HĐ 1. Tiến hóa lớn và vấn đề phân loại thế giới sống: 
- Thế nào là tiến hóa lớn?
- Thông qua khái niệm chúng ta biết thời gian diễn ra tiến hóa lớn rất lâu dài, vậy chúng ta nghiên cứu tiến hóa lớn bằng cách nào?
- Nghiên cứu tiến hóa kết hợp với phân loại có ý nghĩa như thế nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới ?
 Chiếu sơ đồ cây phân nhánh sinh giới và 1 số tranh ảnh minh họa về nguồn gốc các loài.
 Yêu cầu HS theo dõi và rút ra kết luận về đặc điểm của sinh giới trên quan điểm của tiến hóa loài.
- Tại sao sinh giới lại ngày càng đa dạng?
- Hãy kể tên các đơn vị trên loài mà em biết?
 Chiếu hình ảnh minh họa về cá phổi trước 150 triệu năm và cá phổi ngay nay. Một số hình ảnh minh họa về các ĐV trước kia và ngày nay.
 Yêu cầu HS rút ra nhận xét về tốc độ tiến hóa ở các nhóm SV khác nhau.
- Dựa vào sơ đồ phân nhánh phân loại cho biết chiều hướng tiến hóa về mặt cấu trúc cơ thể của các nhóm SV?
- Tại sao bên cạch những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản?
HĐ 2. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hóa lớn: 
 Hướng dẫn HS đọc SGK để làm sáng tỏ hơn về tiên hóa lớn
 Chiếu 1 số hình ảnh minh họa thực nghiệm về tiến hóa lớn.
- Có nhận xét gì từ TN1 về nguồn gốc và mối quan hệ giữa các loài trong quá trình tiến hóa?
- Liệu có cần những ĐB lớn hay những biến đổi đáng kể về VCDT mới có thể hình thành các đặc điểm hình thái phân biệt giữa các loài và các bậc đơn vị phân loại trên loài hay không?
HĐ 3. Củng cố: 
- Giải thích quá trình tiến hóa lớn hình thành các đơn vị phân loại trên loài bằng sơ đồ tiến hóa phân nhánh.
- Chọn đáp án đúng nhất:
Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm 1 số cơ quant hay vì tăng số lượng cơ quan . nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này:
a. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những ĐB mới.
b. Sự tiêu giảm cơ quan giúp SV thích nghi tốt hơn .
c. Có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.
d. Tất cả các nguyên nhân trên đều không đúng.
à Khái niệm tiến hóa lớn.
 HS nghiên cứu SGK , suy nghĩ à 
à xây dựng được cây phát sinh chủng loại , làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
HS theo dõi và rút ra kết luận
àdo thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau.
à các bậc phân loại : Loài – Chi – Bộ - Họ - Lớp – Nghành – giới.
 HS quan sát , rút ra nhận xét à
 Suy nghĩ à
 Phân tích, giải thích à tiến hóa theo hướng thích nghi
 HS đọc SGK, phân tích thí nghiệm à kết luận:
- TN1: à ĐV đa bào có nguồn gốc từ ĐV đơn bào.
- TN2: à Chỉ cần ĐB ở 1 gen (ĐB nhỏ) cũng có thể làm xuất hiện các biến đổi lớn về hình thái → các loài mới .
- TN3 : à Sự khác biệt dù rất nhỏ về VCDT (2%) cũng đủ hình thành các đặc điểm khác biệt rất lớn , đủ phân biệt 2 loài khác nhau.
 HS sử dụng sơ đồ tiến hóa phân nhánh để giải thích quá trình tiến hóa lớn hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
 Thảo luận nhóm à đáp án đúng: Đáp án b
I. Tiến hóa lớn và vấn đề phân loại thế giới sống:
1. Khái niệm tiến hóa lớn:
 Là quá trình biến đổi trên qui mô lớn , trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị trên loài.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Hóa thạch.
- Phân loại sinh giới thành các đơn vị dựa vào mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái , hóa sinh , sinh học phân tử.
3. Đặc điểm về sự tiến hóa của sinh giới :
- Các sinh vật đều tiến hóa từ tổ tiên chung, theo kiểu tiến hóa phân nhánh, tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng.
- Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại: Loài – Chi – Bộ - Họ - Lớp – Nghành – giới.
- Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các loài khác nhau là khác nhau.
- Một số nhóm SV đã tiến hóa tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể.
- Các nhóm SV khác nhau có thể tiến hóa theo các xu hướng khác nhau, thích nghi với các môi trường sống khác nhau à Qúa trình tiến hóa theo hướng thích nghi tạo nên thế giưới SV vô cùng đa dạng và phong phú. 
II. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hóa lớn:
- TN1: Năm 1988 , Boraas và cộng sự làm thí nghiệm nuôi tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris trong môi trường có chứa loài thiên địch chuyên ăn tảo. Sau 100 thế hệ đã hình thành các tập hợp 8 TB có cấu trúc hình cầu chiếm tuyệt đại đa số để tránh sự tiêu diệt của kẻ thù. Tập hợp này được duy trì tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào.
- TN2: Ruồi giấm : Chỉ cần ĐB ở 1 số gen điều hòa có thể dẫn đến xuất hiện các đặc điểm hình thái hoàn toàn mới: ruồi giấm có 4 cánh, ruồi giấm có chân mọc nhầm lên đầu 
- TN3 : Người và tinh tinh về mặt di truyền giống nhau khoảng 98% nhưng về mặt hình thái thì khác nhau xa.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Nghiên cứu trước bài “ Nguồn gốc sự sống”
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docChương I - Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.doc