Giáo án Sinh học bài 31: Tiến hoá lớn

Giáo án Sinh học bài 31: Tiến hoá lớn

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại.

 - Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí).

 2. Kĩ năng:

- Giải thích tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản.

- Sưu tầm các tư liệu về sự thích nghi của sinh vật.

 3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.

II. Phương tiện:

 Hình 31.1 và 31.2 sách giáo khoa.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học bài 31: Tiến hoá lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17 Bài 31:
TIẾN HÓA LỚN
Tiết:31 
Ngày soạn: 28.11.10
Ngày dạy:30.11.10
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại.
 - Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí). 
 2. Kĩ năng: 
- Giải thích tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản.
- Sưu tầm các tư liệu về sự thích nghi của sinh vật.
 3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 
II. Phương tiện:
 Hình 31.1 và 31.2 sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp.
 - Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
2. Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Giải thích cơ chế hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá?
 CH2: Từ một loài SV không có sự cách li địa lí có hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích? 
3. Bài mới: Ở các bài trước chúng ta đã nghiên cứu kĩ về tiến hoá nhỏ. Trong thuyết tiến hoá còn 1 vấn đề nữa mà hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến để làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên trái đất đó chính là “TIẾN HOÁ LỚN”
 I. Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thế nào là tiến hoá lớn?
- Quan sát hình 31.1 SGK: Quá trình tiến hoá lớn diễn ra như thế nào. Tại sao sinh giới lại ngày càng đa dạng ?
(trong quá trình tiến hóa, có rất nhiều loài bị đào thải, đôi khi nhiều hơn các loài đang tồn tại. chứng tỏ mặt chủ yếu của CLTN là đào thải)
- Hãy kể tên các đơn vị phân loại trên loài mà em biết?
- Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật có giống nhau không?
- Nghiên cứu tiến hoá lớn cho thấy chiếu hướng tiến hoá như thế nào? Gợi ý:
 + Quan sát hình 31.1: cho biết nguồn gốc tiến hoá và kết qủa của quá trình này?
+ Thực chất của sự đa dạng sinh vật là do đâu?
+ Có phải tất cả sinh vật ngày nay đều có mức độ tổ chức rất phức tạp không? 
- Vì sao ngày nay vẫn có sự song song tồn tại những nhóm SV có tổ chức thấp bên cạnh sinh vật có tổ chức cao?
- Lưu ý: - Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.
Nhớ lại kiến thức đã học trả lời.
- Từ một loài ban đầu hình thành nên các loài mới, từ các loài này lại tiếp tục hình thành nên các loài con cháu à Theo con đường phân li tính trạng
- Loài –chi - họ - bộ - lớp- ngành.
-VD: ếch nhái, bò sát rất ít thay đổi (tiến hoá chậm), Chim, thú tiến hoá nhanh tạo nên nhiều loài.
- HS quan sát hình SGK để trả lời.
- Đọc SGK trang 134, thảo luận để trả lời cáccâu hỏi gợi ý à Nêu chiều hướng tiến hoá của sinh giới
- Do sinh vật đã thích nghi được với các điều kiện sống ở các mức độ khác nhau
 1. Khái niệm tiến hoá lớn:
- Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
 - Tiến hoá lớn diễn ra theo con đường phân li tính trạng : Từ một loài gốc ban đầu hình thành nên nhiều loài mới, từ các loài này lại tiếp tục hình thành nên các loài con cháu.
- Phân tích được sơ đồ phân li tính trạng (SGK).
2 .Chiều hướng tiến hoá
 - Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. Trong đó thích nghi ngày càng hợp lí là hướng cơ bản nhất.
 -Sự phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể theo nhiều hướng khác nhau : Tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học.
 II. Một số nghiên cứu thực nghiêm về tiến hoá lớn:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK trang 134, 135 mục II à tóm tắt các thí nghiệm, từ đó nêu mục đích và kết qủa của tí nghiệm.
- GV giới thiệu về hai giải thuyết về nhịp điệu tiến hóa: Một là thuyết tiến hóa từ từ cho rằng quá trình tiến hóa xảy ra bắt đầu từ sự biến đổi từ từ về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Hai là thuyết cân bằng ngắt quãng: chop rằng trong suốt quá trình tồn tại của mình, loài rất ít biến đổi. 
- HS làm việc với SGK nêu được:
+ Thí nghiệm ở tảo lục đơn bào với thiên địch ăn tảo.
+ Thí nghiệm ở ruồi giấm do gen điều hoà bị đột biến mở nhầm thời điểm.
+ Nghiên cứu sự phát triển bài thai ở một số loài.
- HS lắng nghe.
* TN1: Nuôi tảo lục đơn bào trong môi trường có thiên địch , sau một vài thế hệ xuất hiện các tập hợp 8 tế bào hình cầu. Sau 100 thế hệ tập hợp tế bào này chiếm đại đa số.
KQ: từ dạng đơn bào -> hình dạng tập hợp đa bào (tiền đề hình thành cơ thể đa bào)
* TN2: Các gen điều hoà qúa trình phát triển phôi ở ruồi giấm.
- Gen điều hoà bị đột biến mở nhầm thời điểm, nhầm vị trí tạo nên ruồi có hình thái bất thường.
-Chỉ cần đột biến nhỏ ở gen điều hoà không cần tích lũy dàn các đột biến nhỏ đã dẫn đến đặc điểm khác biệt giữa các loài cũng như các đơn vị trên loài.
4. Củng cố : 
- Trả lời câu hỏi và bài tập cuối SGK.
5. Dặn dò : 
 - Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
 -Soạn bài 32 “NGUỒN GỐC SỰ SỐNG”
 - Ôn tập theo đề cương chuẩn bị thi học kì I, trắc nghiệm 100%.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 31TIENHOALON.doc