Giáo án Sinh học 12 bài 8 đến 21

Giáo án Sinh học 12 bài 8 đến 21

BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN VÀ QUY LUẬT PHÂN LI

I. Mục tiêu

 Sau khi học xong bài này học sinh phải:

* Kiến thức:

- Mô tả được phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen.

- Giải thích được tại sao chỉ bằng việc phân tích kết quả của phép lai, Menđen lại có thể biết được bên trong TB cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền.

- Trình bày được nội dung quy luật phân li của Menđen và cơ sở hình thành học thuyết khoa học.

- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li.

- Phân biệt được các khái niệm: gen, alen, cặp alen, locut, kiểu gen, kiểu hình.

- Nêu được nội dung của phép lai phân tích và hiện tượng trội không hoàn toàn.

- Vận dụng kiến thức làm được bài tập về qui luật phân li.

 

doc 19 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1635Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 8 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 10 tháng 9 năm 200 
 Tiết: 01
 Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Bài 8: quy luật menđen và quy luật phân li
I. Mục tiêu
 Sau khi học xong bài này học sinh phải:
* Kiến thức:
- Mô tả được phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen.
- Giải thích được tại sao chỉ bằng việc phân tích kết quả của phép lai, Menđen lại có thể biết được bên trong TB cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền.
- Trình bày được nội dung quy luật phân li của Menđen và cơ sở hình thành học thuyết khoa học.
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
- Phân biệt được các khái niệm: gen, alen, cặp alen, locut, kiểu gen, kiểu hình. 
- Nêu được nội dung của phép lai phân tích và hiện tượng trội không hoàn toàn.
- Vận dụng kiến thức làm được bài tập về qui luật phân li.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng: Tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề.
- Rèn được phương pháp tự học.
* Thái độ:
- yêu thích môn học
II. Phương tiện dạy học
Tranh phóng to H8.2 SGK: Sự phân li của các NST trong cặp tương đồng.
Máy tính, máy chiếu projector (nếu có).
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, vấn đáp.
Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng phương tiện trực quan.
Phương pháp quy nạp, diễn dịch.
IV. Chuẩn bị
Giáo viên: + Xác định mục tiêu quy trình dạy học.
 + Phương tiện dạy học.
- Học sinh: + Đọc trước bài mới.
 + Ôn tập kiến thức quy luật di truyền Menđen Sinh học 9.
V. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp.
2. GV giới thiệu chương II:
- Quy luật di truyền Menđen: Quy luật phân li; quy luật phân li độc lập
- Phát hiện bổ sung cho quy luật di truyền Menđen: tương tác gen và tác động đa hiệu của gen, quy luật di truyền trung gian.
 - Di truyền học Mocgan: liên kết gen; hoán vị gen; di truyền liên kết giới tính.
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: 
Hoạt động dạy - học
Nội dung dạy học
Hoạt động 1: Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
Gv: + Giới thiệu qua tiểu sử Menđen và cống hiến của ông, đặt nền móng cho di truyền học.
 + Phương pháp nghiên cứu di truyền Menđen.
Gv hỏi: Cho biết sự độc đáo và sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen?
Hs: Tạo dòng thuần, lai và theo dõi riêng rẽ từng cặp tính trạng, thống kê và phân tích bằng toán xác xuất.
Gv hỏi: Nêu thí nghiệm cụ thể của Menđen áp dụng phương pháp nghiên cứu di truyền trên?
Hs: Trả lời
Hoạt động 2: Hình thành học thuyết khoa học
Gv hỏi: Tại sao F1 lại chỉ thu được toàn tính trạng hoa đỏ?
Hs: 
Gv: Tính trạng thu được F1 gọi là tính trạng trội, tính trạng không biểu hiện là lặn.
Gv hỏi: Nếu bố mẹ chứa cặp nhân tố di truyền quy định màu đỏ được quy định bởi cặp gen – alen Aa sẽ cho con những loại giao tử nào? tỉ lệ là bao nhiêu?
Hs: 1/2A và 1/2a. 
Gv hỏi: Nếu bố mẹ cho các giao tử A, a qua thụ tinh sẽ tạo nên những hợp tử nào? Tỉ lệ hợp tử?
Hs:
Gv hướng dẫn cho Hs cách viết tỉ lệ phân li giao tử và lập bảng Punnét.
Gv: cây hoa đỏ – trội do 2 kiểu gen quy định AA và Aa, vậy làm thế nào kiểm tra được kiểu gen của cây hoa đỏ?
Hs: Dùng phép lai phân tích. 
Gv hỏi: nội dung của quy luật phân li?
Hs:
GV mở rộng: Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội- lặn hoàn toàn thì quy luật phân li của Men đen còn đúng hay không? Tại sao?
Hs: không, hiện tượng trội không hoàn toàn.
Gv bổ sung: quy luật phân li hay còn gọi là giao tử thuần khiết được hiểu là các alen tách nhau ra khi tạo thành giao tử, nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau khi tạo thành giao tử – giao tử thuần khiết.
Gv đặt vấn đề: Những lí giải của Menđen về học thuyết của mình khi chưa hề biết đến khái niệm về gen cũng như NST. Ngày nay, khi biết các nhân tố di truyền quy định các tính trạng là các gen – nằm trên NST thì học thuyết này được giải thích như thế nào?
Hoạt động 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
Gv hỏi: Giả sử di truyền màu sắc hoa đậu Hà Lan. Trong 2 NST tương đồng của mẹ đều chứa alen A quy định hoa đỏ; trong 2 NST tương đồng của bố đều chứa alen a. 
Vậy: P sẽ cho con những loại giao tử nào? 
 khi thụ tinh cho hợp tủ có cặp NST?
 F1, khi hình thành giao tử sẽ cho những loại giao tử nào?
 F2 có những hợp tử nào?
Hs: Trả lời
Gv hỏi: Vậy cơ sở TB của quy luật?
Hs:
Gv phân biệt cho Hs: khái niệm gen, alen, cặp alen, locut.
GV mở rộng: Sự may mắn trong nghiên cứu trên 7 cặp tính trạng của đậu Hà Lan, trước kia người ta cho rằng 7 cặp tính trạng nằm trên 7 NST riêng rẽ nhưng ngày nay, người ta đã xác định 7 tính trạng chỉ nằm trên 4 cặp NST. Các tính trạng nằm trên cặp NST do nằm quá xa nhau nên chúng vẫn phân li độc lập.
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền của menđen.
- Phương pháp nghiên cứu:
 1. Tạo dòng thuần chủng về từng cặp tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
2. Lai các dòng thuần khác nhau bởi một hoặc một số cặp tính trạng tương phản, phân tích đời lai ở F1, F2.
3. Sử dụng toán xác xuất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả lai.
4. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng minh cho giả thuyết của mình.
- Thí nghiệm:
1. Tạo dòng thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng hoa đỏ và hoa trắng thuần chủng.
2. Tiến hành cho lai:
Pt/c: Cây hoa đỏ x cây hoa trắng
3. F1: 100% cây hoa đỏ
F1xF1 "F2: 705 đỏ: 224 trắng
 1 3 đỏ: 1 trắng.
4. Thí nghiệm kiểm chứng:
Cho F2 tự thụ phấn và phân tích sự phân li ở đời con cho thấy
+ 2/3 cây đỏ tự thụ phấn: đỏ: trắng.
+ 1/3 đỏ tự thụ phấn : toàn đỏ.
+ hoa trắng tự thụ phấn : hoa trắng
Kết luận: 
F2: 1 đỏ thuần chủng: 2 đỏ không thuần chủng: 1 trắng thuần chủng.
II. Hình thành học thuyết khoa học
- Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (cặp gen – cặp alen qui định), các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau (di truyền gián đoạn).
- Bố mẹ chỉ truyền cho con qua giao tử 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền với tỉ lệ ngang nhau.
- Qua thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử. F2 KG: 1 AA: 2Aa: 1aa.
 KH: 3 trội: 1 lặn.
- Phép lai phân tích: là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội và cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
VD: P: AA x aa F1 : 100% Aa cơ thể đem lai là thuần chủng.
 P: Aa x aa F1 : 1 Aa : 1 aa cơ thể đem lai là dị hợp tử.
- Quy luật phân li: mỗi tính trạng do một cặp alen qui định, 1 có nguồn gốc từ bố và 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viện của 1 cặp alen phân li đồng đề về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
- Trong Tb sinh dưỡng các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp.
- Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng cũng phân li đồng đều về các giao tử.
- Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên NST " lôcut.( ngày nay người ta có thể xác định được vị trí của các gen trên NST).
4. Củng cố
- Gv hệ thống hoá kiến thức:
+ Lai một cặp tính trạng- quy luật phân li
+ Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen.
- Câu hỏi:
1. Nêu phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen? Nét độc đáo, sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen?
2. Phép lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi cuối bài SGK.
- Đọc trước bài mới.
 Ngày 12 tháng 9 năm 200 
 Tiết: 09
Bài 9: quy luật menđen và quy luật phân li
I. Mục tiêu
 Sau khi học xong bài này học sinh phải:
* Kiến thức:
- Phân biệt được phép lai một cặp tính trạng, hai tính trạng và khái niệm biến dị tổ hợp.
- Mô tả được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng Menđen
- Nêu được nội dung của quy luật phân li độc lập. 
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
- Trình bày được ý nghĩa của các quy luật Menđen.
- Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới và các bài tập về quy luật di truyền.
* Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển được kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức vào giải bài tập cụ thể.
* Thái độ:
- yêu thích môn học
II. Phương tiện dạy học
Tranh phóng to H9.1 SGK: Sự phân li của các NST trong giảm phân dẫn đến sự phân li độc lập của các alen về các giao tử.
Bảng 9: Công thức tổng quát cho các phép lai nhiều tính trạng.
Máy tính, máy chiếu projector (nếu có).
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, vấn đáp.
Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng phương tiện trực quan.
Phương pháp quy nạp, diễn dịch.
IV. Chuẩn bị
Giáo viên: + Xác định mục tiêu quy trình dạy học.
 + Phương tiện dạy học.
- Học sinh: + Đọc trước bài mới.
 + Ôn tập kiến thức qui luật phân li độc lập, giảm phân, sinh học 9
V. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 1. Nêu phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen? Nét độc đáo và sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu di truyền Menđen?
 2. Trong phép lai một tính trạng để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội:1 lặn thì cần phải có điều kiện gì?
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã nghiên cứu về phép lai một cặp tính trạng- quy luật phân li, vậy khi Menđen đồng thời cho lai 2 cặp tính trạng thì kết quả như thế nào? ông rút ra được quy luật gì?
Hoạt động dạy - học
Nội dung dạy học
Hoạt động 1: Thí nghiệm lai hai tính trạng.
Gv: Cho học sinh quan sát thí nghiệm Menđen trên 2 tính trạng đậu Hà Lan. Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm?
Hs: Mô tả thí nghiệm.
Gv yêu cầu HS: 
+ Xác định tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng, xác định tính trội lăn?
+ Xác định mối tương quan giữa tỉ lệ của mỗi kiểu hình ở F2 với tỉ lệ phân li của cả 2 tính trạng?
Hs: + Vàng/xanh = 3:1 " vàng trội so với xanh; 
 Trơn/ nhăn = 3:1 " trơn trội so với nhăn.
 + (3: 1)(3:1) = 9: 3: 3: 1
Gv: Nhận xét sự phân li của 2 tính trạng?
Hs: Các tính trạng phân li độc lập nhau trong quá trình phát sinh giao tử, hay nói cách khác sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng kia.
GV hỏi: Nội dung của quy luật phân li độc lập?
Hs: Trả lời
Gv hỏi: Dựa vào đâu mà Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm trên lại phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo giao tử?
Gv hướng dẫn cho Hs trả lời bằng các câu hỏi:
+ F1phân li độc lập của các tính trạng cho mấy loại giao tử?
+ Tỉ lệ mỗi loại giao tử là bao nhiêu? Tại sao?
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử cho tỉ lệ mỗi loại hợp tự bằng bao nhiêu?
Hs: 
+ 4 loại giao tử = 1/4
+ Tỉ lệ 1/4 theo quy luật xác xuất:
P(SY) = P(S).P(Y) = 1/2.1/2= 1/4
P(Sy) = P(S).P(y) = 1/2.1/2= 1/4
P(sY) = P(s).P(Y) = 1/2.1/2= 1/4
P(sy) = P(s).P(y) = 1/2.1/2= 1/4
Gv hỏi: Viết sơ đồ lai?
HS: viết sơ đồ lai
GV lưu ý: Cách viết các loại giao tử.
GV hỏi: Nhận xét về kiểu hình của thế hệ F2 so với thế hệ P?
Hs: Xuất hiện tổ hợp kiểu hình mới.
Gv giới thiệu: Sự tổ hợp lại tính trạng của bố, mẹ ở đời con do lai giống gọi là biến dị tổ hợp.
GV đặt vấn đề: Vậy dưới ánh sáng của tế bào học, quy luật phân li độc lập dựa trên cơ sở nào?
Hoạt động 2: Cơ sở tế bào học
GV yêu cầu: Quan sát H.9 và cho biết cơ ... hân dẫn đến sự khác biệt về sự di truyền của các gen nằm trên NST thường và gen nằm trên NST giới tính.
- Trình bày được bản chất của sự di truyền liên kết với giới tính: sự di truyền của gen trên NST X và NST Y.
- Nêu được ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.
- Liệt kê được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay trong nhân.
- Vận dụng kiến thức giải được các bài tập về sự di truyền liên kết với giới tính.
* Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển được kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
* Thái độ:
II. Phương tiện dạy học
Tranh phóng to H12.1 SGK: Cặp NST giới tính XY ở người.
 H12.2 SGK: Sơ đồ tế bào học mô tả sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm.
Máy tính, máy chiếu projector (nếu có).
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, vấn đáp, phát huy tính tích cực của học sinh.
Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng phương tiện trực quan.
IV. Chuẩn bị
Giáo viên: + Xác định mục tiêu quy trình dạy học.
 + Phương tiện dạy học.
- Học sinh: + Đọc trước bài mới.
 + Ôn tập kiến thức di truyền liên kết với giới tính (sinh học 9)
V. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
2. ở một loài thực vật, quả tròn và quả ngọt là hai tính trội hoàn toàn so với quả dài và quả chua. Cho F1 có quả tròn ngọt lai phân tích, F2 có: 40% quả tròn, chua: 40% quả dài, ngọt
 10% quả tròn, ngọt: 10% quả dài, chua.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai của F1 nói trên.
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: Có những tính trạng chỉ di truyền ở giới này mà không thấy xuất hiện ở giới khác, ví dụ như ở nam giới có tính tật dính 2- 3 ngón tay hay lông mọc ở vành tai mà nữ giới không có. Tại sao vậy?
Hoạt động dạy - học
Nội dung dạy học
Hoạt động 1: Di truyền liên kết với giới tính
Gv thuyết trình:
- Lưu ý: cách tạo giao tử
Gv hỏi: Thế nào là NST giới tính:
Hs: Trả lời
Gv treo tranh H12.1: yêu cầu HS quan sát và mô tả cấu tạo của NST giới tính?
Hs: Quan sát và trả lời
Gv đặt vấn đề: Vậy các gen cùng nằm trên NST giới tính thì di truyền theo quy luật nào?
GV hỏi: Mô tả thí nghiệm Morgan và nhận xét kết quả F1, F2 ở phép lai thuận và nghịch?
Hs: Trả lời
- Phép lai thuận: kết quả không khác nhiều so với quy luật di truyền Menđen; kiểu hình phân li không đồng đều ở hai giới, mắt trắng chỉ xuất hiện giới đực.
- ở phép lai nghịch: khác quy luật di truyền Menđen; F1 phân tính; F2 cho 4 loại kiểu hình đồng đều ở hai giới.
Gv hỏi: nhận xét sự di truyền màu mắt trắng?
Hs: di truyền chéo.
Gv hệ thống kiến thức:
Gv hỏi: Tại sao lại có sự khác biệt giữa kết quả lai thuận và lai nghịch?
Hs: trả lời
Gv thuyết trình: ruồi đực chỉ cần mang một gen lặn w là biểu hiện mắt trắng, mang một gen trội W biểu hiện mắt đỏ.
- Ngoài tính trạng màu mắt ở ruồi giấm; ở người bệnh mù màu nằm trên NST giới tính.
Gv hỏi: 
 P : bình thường x tật dính ngón tay số 2 và 3.
 F1: tật dính ngón tay : bình thường
Nhận xét về sự di truyền tật dính ngón tay?
Hs: Chỉ xuất hiện đực, di ttuyền thẳng.
Gv hỏi: Tại sao lại di truyền thẳng?
Hs: Gen nằm trên NST Y.
Gv hỏi: ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính?
Hs: 
 Hoạt động 3: Di truyền ngoài nhân.
 Gv thuyết trình:
Gv hỏi: Nhận xét về sự di truyền màu sắc của lá?
Hs: Luôn có kiểu hình theo mẹ
Gv hỏi: Tại sao màu sắc của lá luôn di truyền theo dòng mẹ?
Hs: Gen nằm ngoài nhân (ti thể, lạp thể).
Gv nhấn mạnh: 
+ Có 2 hệ thống di truyền là ngoài nhân và TBC
+ Di truyền ngoài nhân là phức tạp vì mỗi TB chứa nhiều ti thể (mADN) hoặc lạp thể (cADN) ADN mạch kép, trần, vòng; không tuân theo các quy luật di truyền trên NST.
+ Lai ngựa cái x lừa đực " La dai sức, leo núi giỏi; Lừa cái x ngựa đực " Bác đo thấp hơn con la, móng bé giống lừa (Bất thụ).
I. Di truyền liên kết với giới tính
1. Nhiễm săc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.
- Giới tính của mỗi cá thể tuỳ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính trong TB.
- Ví dụ: ở người, động vật có vú, ruồi giấmgiống cái XX, đực XY; chim, ếch nhái, bò sát, bướmgiống đực XX, cái XY; châu chấu giống cái XX, đực XO
- NST giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính (đực và cái) và các gen quy định các tính trạng khác.
- Sự di truyền của các gen này gọi là sự di truyền liên kết với giới tính
- ở người, cặp NST XY : 
+ Vùng không tương đồng (chứa gen đặc trưng cho từng NST).
+ Vùng tương đồng.
2. Di truyền liên kết với giới tính
a. Gen trên NST X
- Thí nghiệm: tính trạng màu mắt của ruồi giấm.
+ Phép lai thuận:
Pt/c : Mắt đỏ x Mắt trắng
F1 : , Mắt đỏ
F2 : 100% mắt đỏ : 50% mắt đỏ:
 50% mắt trắng # 3:1
+ Phép lai nghịch:
Pt/c : Mắt trắng x Mắt đỏ
F1 : 100% mắt trắng: 100%mắt đỏ 
F2 : 50% mắt đỏ : 50% mắt trắng
 50%mắt đỏ: 50% mắt trắng
- Nhận xét:
+ Phép lai thuận: Pt/c; F1 đồng tính, F2 phân tính 3: 1 " mỗi gen quy định một tính trạng; mắt đỏ W trội hoàn toàn so với mắt trắng w; tỉ lệ phân li kiểu hình không đồng đều ở hai giới (mắt trắng chỉ có ở con đực). các gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính.
+ Phép lai nghịch: tỉ lệ phân li kiểu hình đồng đều ở hai giới; tính trạng của mẹ truyền cho con đực, bố cho con cái" Di truyền chéo 
- Kết quả lai thuận và nghịch khác nhau là do NST giới tính X có những gen mà trên Y không có.
- Cơ sở TB học: sự phân li và tổ hợp tự di của các cặp NST giới tính trong giảm phân qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt.
b) gen nằm trên NST Y
- Di truyền thẳng, tính trạng chỉ được truyền cho một giới mang NST Y.
- ở người : tính trạng có túm lông trên vành tai, tật dính ngón tay 2-3
c) ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Sớm phân biệt được giới đực cái và điều chỉnh tỉ kệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.
- Ví dụ: Tính trạng lông vằn ở gà; màu trứng ở tằm.
II. Di truyền ngoài nhân.
- Thí nghiệm Coren 1909 ở hoa phấn Mirabilis jalapa.lai thuận và nghịch:
P : cây lá đốm x cây lá xanh
F1: 100% cây lá đốm.
P: cây lá xanh x cây lá đốm
F1: 100% cây lá xanh
- Kết quả lai thuận nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ do gen nằm ngoài nhân (ti thể, lạp thể).
- Nguyên nhân: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TB chất, do vậy các gen nằm trong TBC chỉ được mẹ truyền cho con qua TBC của trứng.
4. Củng cố
- Gv hệ thống hoá kiến thức:
+ NST giới tính, đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính X và Y.
+ Đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân.
- Câu hỏi:
1. Làm thế nào để biết một tính trạng nào đó là do gen trên NST thường hay NST giới tính quy đinh? Nếu trên NST giới tính thì X hay Y?
2. Cách nhận biết một tính trạng di truyền ngoài nhân hay di truyền trong nhân?
3. Viết sơ đồ lai phép thuận nghịch tính trạng màu mắt của ruồi giấm?
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi cuối bài SGK.
- Đọc trước bài mới: ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
 Ngày 10 tháng 1 năm 200
 Tiết: 
Chương v: Di truyền học người
Bài 21: Di truyền y học
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
* Kiến thức:
- Nêu được khái niệm chung về di truyền y học
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của các bệnh phêninkêtô, hội chứng đao và bệnh ung thư.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng: Tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề.
* Thái độ:
- yêu thích môn học
II. Phương tiện dạy học
Tranh phóng to H21.1 SGK: Các điểm đặc trưng của hội chứng Đao
 H21.2 SGK: Quá trình hình thành ung thư vú ở người
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, vấn đáp.
Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng phương tiện trực quan.
IV. Chuẩn bị
Giáo viên: + Xác định mục tiêu quy trình dạy học.
 + Phương tiện dạy học.
- Học sinh: + Đọc trước bài mới.
V. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
1/ Hệ gen của sinh vật có thể được biến đổi bằng những cách nào?
2/ Trình bày phương pháp tạo động vật chuyển gen và những thành tựu tạo giống động vật biến đổi gen?
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: 
Bệnh, tật di truyền hiện nay chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong các bệnh, tật được gặp của trẻ em và người lớn. Vậy làm thế nào để phòng được những bệnh tật di truyền này?
Hoạt động dạy - học
Nội dung dạy học
Hoạt động 1: Bệnh di truyền phân tử
Gv giới thiệu:
Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr87 và cho biết: khái niệm, nguyên nhân, cơ chế gây nên các bệnh di truyền phân tử?
Hs nghiên cứu thông tin trả lời.
Gv giới thiệu một số bệnh: Phêninkêtô; bạch tạng; bệnh tiểu đường
Hoạt động 2: Hội chứng liên quan đến đột biến NST
Gv giới thiệu:
Gv hỏi: Đặc điểm người mắc hội chứng Đao?
HS:
Gv hỏi: Nguyên nhân gây hội chứng bệnh?
Gv hỏi: Tại sao hội chứng Đao lại phổi biến?
HS: Do NST số 21 nhỏ, chứa ít gen
Gv hỏi: Tại sao không phát hiện được những bệnh nhân có thừa NST số 1 và 2?
Hoạt động 3: Bệnh ung thư
Gv hỏi: Bệnh ung thư là gì?
HS:
Gv hỏi: Nguyên nhân gây bệnh ung thư?
- Di truyền y học là một phận của di truyền học người.
- Mục đích của di truyền y học: Chuyên nghiên cứu phát hiện đựoc các nguyên nhân, cơ chế gây bênh và đề xuất biện pháp phòng ngừa và chữa trị các bệnh.
- Bệnh di truyền được chia ra làm 2 nhóm:
+ Bênh di truyền phân tử.
+ Hội chứng di truyền liên quan đến đột biến NST.
I. Bệnh di truyền phân tử
- Khái niệm: Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu có chế gây bệnh ở mức độ phân tử.
- Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh: phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên. Mức độ nặng nhẹ bệnh phụ thuộc vào chức năng của các loại prôtêin do gen đột biến quy định trong tế bào.
- Ví dụ: bệnh phêninkêtô là bệnh do đột biến ở gen mã hoá enzim xúc tác phản ứng chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. Cơ chế gây bệnh: alen đột biến không tạo được enzim có chức năng chuyển hoá phêninalanin thành tirozin " tirozin bị ứ đọng trong máu dẫn lên não " đầu độc tế bào thần kinh nên người bị mất trí.
II. Hội chứng liên quan đến đột biến NST
- Đột biến cấu trúc hoặc số lượng NST thường liên quan đến nhiều gen và gây hàng loạt tổn thương đến cơ quan của cơ thể " Hội chứng bệnh.
- Ví dụ hội chứng đao:
+ Biểu hiện: Thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và thay thè ra, dị tật tim
+ Nguyên nhân: Do thừa 1 NST số 21 trong tế bào.
III. Bệnh ung thư
- Là một nhóm lớn các bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể " các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
- Khối u là ác tính nếu TB khối u có khả năng tách khỏi mô đi vào máu "khối u ở nhiều nơi " gây chết cho bệnh nhân. Khối u là lành tính nếu tế bào khối u không có khả năng di chuyển vào máu để đi tới các vị trí khác nhau của cơ thể.
- Nguyên nhân và cơ chế: Do tác nhân vật lí, hoá học, sinh học làm mất sự kiểm soát trong chu kì tế bào gây đột biến gen và NST.
4. Củng cố
- Gv hệ thống hoá kiến thức:
Di truyền y học, hội chứng liên quan đến đột biến, ung thư
- Câu hỏi:
1. Dùng sơ đồ tóm tắt bệnh phêninkêtô ở người?
2. Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao?
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi cuối bài SGK.
- Bảo vệ vốn gen ở người.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 12 bai 8 21.doc