36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I.Mục tiêu:
Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU
1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật,lấy được ví dụ minh họa vè quần thể
-Nêu được các mối quan hệ:hỗ trợ,cạnh tranh trong quần thể ,lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó.
16/01/2009 Tiết thứ: 39 Bài 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật,lấy được ví dụ minh họa vè quần thể -Nêu được các mối quan hệ:hỗ trợ,cạnh tranh trong quần thể ,lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó. 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Nội dung: -Kiến thức trọng tâm: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể -Khái niệm khó, mới: Quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh. -Bản đồ khái niệm: III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: -Tranh phóng to hình 36.1-4 SGK IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Kiểm tra bài cũ: -Phân biệt MT và các NTST, Ổ sinh thái và nơi ở ? -Sinh vật thích nghi với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường sống như thế nào ? 2.Đặt vấn đề: Cơ sở khoa học nào giải thích cho 2 câu nói của Bác: -Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết ; thành công, thành công, đại thành công – Đoàn kết tạo ra sức mạnh vô địch. -Yêu nước là phải thi đua, thi đua là yêu nước. 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG GV: Quan hình a,b,c h36.1 nhắc lại khái niệm quần thể là gì ? Nêu thêm một số ví dụ ? GV: (Khắc sâu và đặt vấn đề) Thả những con cá chép xuống ao có phải sẽ tạo thành một quần thể ? GV: Lấy 2 VD về quần thể sinh vật và 2 VD không phải là quần thể sinh vật ? GV: Có mấy loại quần thể ? GV: Quá trình hình thành quần thể diễn ra như thế nào ? GV: Thế nào là nơi sinh sống của quần thể ? GV: Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào ? GV: Hoàn thành phiếu học tập sau: GV: Mối quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh, mối quan hệ nào có lợi ? I.QUẦN THỂ SINH VẬT 1.VD: SGK 2.Định nghĩa: -Tập hợp các cá thể cùng loài. -Cùng sống trong một khoảng không gian xác định. -Vào một thời gian nhất định. -Có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. 3.Phân loại: +Quần thể tự nhiên. +Quần thể nhân tạo. 4.Quá trình hình thành: Các cá thể phát tán à môi trường mới à CLTN tác động à Các cá thể thích nghi à quần thể II.QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Quan hệ Hỗ trợ Cạnh tranh VD -Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông. -Chó rừng thường quần tụ từng đàn.. -Thực vật cạnh tranh ánh sáng →tự tỉa,tỉa cành -Động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình. Định nghĩa Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong việc cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, con cái. Cơ sở - Động lực Giúp khai thác hiệu quả nguồn sống. → Hiệu quả nhóm Khi số lượng cá thể vượt quá: -Thiếu thức ăn. -Nơi ở. -Con đực, cái. → Cách ly. Ý nghĩa -Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định -Khai thác tối ưu nguồn sống -Tăng khả năng sống sót và sinh sản -Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể -Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển Kết luận: Như vậy, mối quan hệ cùng loài thể hiện tính chất 2 mặt hỗ trợ và đối địch, trong đó quan hệ sinh thái chủ yếu là quan hệ sinh sản để duy trì nòi giống. 4.Củng cố -Học tập theo nhóm, đoàn kết, thi đua học tập có ý nghĩa gì ? -Có thể vận dụng mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh như thế nào trong chăn nuôi, trồng trọt ? 5.Kiểm tra đánh giá: -Khi nào tập hợp các con cá chép thả xuống ao sẽ tạo thành một quần thể ? 6.Bài tập về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới. 7.Từ khoá tra cứu: V.Kiến thức nâng cao, bổ sung: 1.Quan hệ hỗ trợ - Quần tụ cá thể: *Tạo điều kiện cho việc kiếm mồi, chống kẻ thù có hiệu quả: -Cá cơm Engraulis encrasicholus ở Hắc Hải khi gặp đàn cá dữ (Trachus trachus) kết thành một khối, chuyển vận vòng quanh làm cho cá dữ lúng túng trong việc tấn công đến khi cá dữ phải bỏ đi. -Mòng biển sống thành bầy trong thời kì sinh dục, chống cự có hiệu quả với kẻ thù. -Đàn trâu rừng khi ngủ thường bố trí để các cá thể non nằm trong. -Chó sói, cáo kiếm ăn theo đàn có thể săn được những con mồi lớn. -Tác động về mặt tâm lý: Cho một con gà ăn thoả thê tới mức không ăn được nữa, đưa nó đến bên một con khác đang ăn tích cực, nó ăn thêm 34% khối lượng thức ăn đã ăn, còn nếu chứng kiến 2 con đang ăn tích cực thì ăn thêm 53% -Hiện tượng đẳng cấp: Đẳng cấp trên thường có ưu thế về tuổi tác, sức khoẻ, kinh nghiệm, thàn kinh ổn định → hạn chế tới mức tối đa sự nguy hiểm, xô xát khi tranh ăn, tranh chỗ ở, con cái -Quần tụ cây, chống gió và chống mất nước tốt hơn. -Quần tụ cá, chịu được nồng độ chất độc cao hơn cá đơn độc. -Các cá thể trong quần tụ được bảo vệ tốt hơn, đua nhau ăn và ăn nhiều hơn. M.M.Betscaravanvui (1963) trên 10 ô tiêu chuẩn của rừng thông, trong số 983 cây thì có 548 cây có rễ nối liền tạo thành 230 khóm. → Những cá thể khác bị chặt thì → Tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cây sống độc. *Ảnh hưởng tốt về mặt sinh lý của những cá thể trong bầy đàn. -Mọt bột lớn (Tenebrio molitor) khi nhiệt độ môi trường quá thấp 17oC → tập trung thành từng đám tạo ra một nhiệt độ cao hơn, gần với nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển (27oC) -Ong: Đập cánh nâng nhiệt độn môi trường lên 25-30oC → nhiệt độ trong tổ cao, ổn định so với bên ngoài. -Loài găm nhấm nhỏ (Chuột, chuột sa mạc) ngủ đông theo nhóm 5-10 cá thể → nhiệt độ trong hang tăng 10-20oC. -Rắn hổ mang ở đồng bằng Bắc Việt Nam có khi trú đông tới 15 cá thể. -Châu chấu di cư có (Locusta migratoria) khi sống theo bầy thì háu ăn hơn, hoạt động nhiều hơn, lớn nhanh 2.Quan hệ cạnh tranh *Đấu tranh trực tiếp: Trong giành giật con cái của các cá thể đực trong mùa sinh sản → chọn được các con đực khoẻ → con cái sinh ra có sức sống cao hơn. -Hiện tượng tự tỉa ở thực vật: +Hiện tượng tỉa thưa tự nhiên: Trồng cỏ 3 lá (Trifolium subterraneum) theo khóm sau 84 ngày kể từ khi hạt nảy mầm trên 1m2 chỉ còn lại 650 cây trong số 1250 cây. *Quan hệ ký sinh vật chủ: -Loài cá Edriolychnus schmidtii và Ceratias sp trong điều kiện sống khó khăn của tầng nước không thể tồn tại một quần thể đông, con đực thích nghi với thích nghi với lối sống ký sinh vào con cái → có kích thước rất nhỏ, mắt tiêu giảm, cơ quan tiêu hoá biến đổi thành ống chứa dịch, miệng biến thành giác mút bám vào cơ thể con cái và hút dịch, còn cơ quan sinh sản phát triển, đảm bảo đủ khả năng thụ tinh cho cá thể cái trong mùa sinh sản. *Quan hệ con mồi - vật dữ: -Cá vược châu Âu (Perca fluviatilis) con non ăn động vật nổi, con trưởng thành là cá dữ, ăn cá. Khi điều kiện dinh dưỡng xấu, cá bố mẹ bắt con cái làm mồi. -Cá sụn (Chondrichthyes) chủ yếu thụ tinh trong, đẻ ít, trứng và ấu thể phát triển trong tuyến sinh dục của cơ thể con mẹ. Xảy ra hiện tượng ấu thể nở ra trước ăn trứng chưa nở hoặc ăn ấu thể yếu → 14-15 trứng được thụ tinh nhưng sinh ra rất ít , thậm chí chỉ một con non ra đời rất khoẻ mạnh dễ dàng chống chọi với điều kiện bên ngoài. VI.Tài liệu tham khảo: -SGV. Ngày 17 tháng 01 năm 2009 Tổ trưởng: Lê Thị Thanh -Tranh ảnh từ mạng internet.
Tài liệu đính kèm: