Giáo án Sinh học 12 bài 25: Học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin

Giáo án Sinh học 12 bài 25: Học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin

Bài 25: HỌC THUYẾT LAMARCK VÀ HỌC THUYẾT DARWIN

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được các luận điểm chính của học thuyết Larmarck và học thuyết Darwin cũng như vai trò của 2 học thuyết này.

2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.

-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.

-Năng lực làm việc theo nhóm.

-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 25: Học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 27
Bài 25: HỌC THUYẾT LAMARCK VÀ HỌC THUYẾT DARWIN
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được các luận điểm chính của học thuyết Larmarck và học thuyết Darwin cũng như vai trò của 2 học thuyết này.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Học thuyết Darwin.
-Khái niệm khó, mới: Biến dị cá thể, CLTN, CLNT, 
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 -Phiếu học tập.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: -
 2.Đặt vấn đề:
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu học thuyết của Lamarck
GV: Tại sao tới tận thế kỷ 18 học thuyết Larmack mới ra đời ?
GV: Nội dung cơ bản của học thuyết Lamarck là gì ?
GV: Nguyên nhân của quá trình tiến hoá là gì ?
GV: Cơ chế quá trình tiến hoá diễn ra như thế nào ?
GV: Trên cơ sở nội dung cơ bản trên, hãy cho biết các hạn chế của học thuyết Lamarck ?
GV: Nội dung cơ bản của học thuyết Darwin là gì ?
GV: Theo Darwin, biến dị cá thể là gì ? Có mấy loại ?
GV: Hoàn thành phiếu học tập sau ?
GV: Học thuyết Darwin có những thành công và hạn chế nào ?
I.HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ LAMARCK
1.Cơ sở ra đời:
Bất biến → Những tài liệu phân loại học, hình thái học so sánh, giải phẫu học so sánh tích luỹ trong thế kỷ XVII, XVIII → Sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
2.Nội dung cơ bản:
a.Nguyên nhân: 
-Do ngoại cảnh: Không đồng nhất và thường xuyên thay đổi → làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.
-Do sinh vật: Chủ động thích ứng bằng cách thay đổi tập quán hoạt động.
b.Cơ chế:
-Cơ chế phát sinh, di truyền BD
Các biến đổi(sử dụng hay không sử dụng) do ngoại cảnh, tập quán hoạt động à đều tích luỹ qua các thế hệ_ à những biến đổi sâu sắc.
-Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi
+Do ngoại cảnh: Thay đổi chậm chạp à sinh vật thích nghi kịp thời à không loài nào bị đào thải.
+Do sinh vật: Vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện môi trường, biến đổi nhất loạt giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh.
3.Hạn chế:
-Chưa phân biệt được BD di truyền với BD không di truyền.
-Giải thích các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
-Chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp.
II.HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ DARWIN
1.Biến dị (Biến dị cá thể)
a.Định nghĩa: Là sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.
b.Phân loại:
-Biến dị do ngoại cảnh và tập quán hoạt động sống:
 Là những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến tiến hoá.
-Biến dị trong quá trình sinh sản:
 Ở từng cá thể riêng lẻ, không theo hướng xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
2.Chọn lọc:
Đặc điểm
CLTN
CLNT
Tiến hành
Môi trường
Con người
Đối tượng
Tất cả các loài sinh vật
Vật nuôi, cây trồng.
Nguyên liệu
Biến dị và di truyền
Động lực
(Nguyên nhân)
Điều kiện môi trường khác nhau à để sinh tồn.
Nhu cầu thị hiếu, thẩm mỹ khác nhau của con người.
Nội dung
Đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
Đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi cho con người..
Thời gian
Dài
Ngắn
Kết quả
-Tạo nên sự đa dạng, phong phú.
-Sinh vật thích nghi với môi trường sống
-Vật nuôi, cây trông đặc điểm dạng.
-Phù hợp với các nhu cầu khác nhau của con người
3.Thành công:
-Giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
-Chứng minh được rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
4.Hạn chế:
Chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
 4.Củng cố
Học thuyết Larmack và Darwin có vai trò như thế nào trong sự phát triên của ngành khoa học tiến hoá ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
- Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo ?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
Artificial selection: Chọn lọc nhân tạo.
Natural selection: CLTN
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 07 tháng 11 năm 2008
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-27-Lesson 25-Theory of Lamarck and Darwin.doc