Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2010 – 2011 môn: Sinh học – khối 12

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2010 – 2011 môn: Sinh học – khối 12

Câu 1 (2 điểm)

Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa

Câu 2 (3 điểm)

Thế nào là điều hòa hoạt động gen? Opêron là gì? Trình bày cấu trúc của Opêron lac ở E.coli và giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lác.

Câu 3 (2 điểm)

a) Vì sao trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN cần phải có đoạn ARN mồi? Cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN tương ứng?

b) Trong quá trình nhân đôi của ADN, thế nào là nguyên tắc “nửa gián đoạn”?

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2010 – 2011 môn: Sinh học – khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Nghệ an
Trường THPT nghi lộc 5
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Sinh học – Khối 12. Thời gian 180 phút
Câu 1 (2 điểm)
Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa
Câu 2 (3 điểm)
Thế nào là điều hòa hoạt động gen? Opêron là gì? Trình bày cấu trúc của Opêron lac ở E.coli và giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lác.
Câu 3 (2 điểm)
a) Vì sao trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN cần phải có đoạn ARN mồi? Cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN tương ứng?
b) Trong quá trình nhân đôi của ADN, thế nào là nguyên tắc “nửa gián đoạn”?
Câu 4 (1 điểm)
a) Vì sao người ta không phát hiện được những bệnh nhân có thừa các nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2 của người?
b) Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
Câu 5 (2 điểm)
Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội?
Câu 6 (4 điểm)
Lai 2 cá thể ruồi giấm thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực chưa biết kiểu gen, F2 phân tính theo tỉ lệ: 
	1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh dài.
a) Xác định kiểu gen của P, F1 và ruồi đực đem lai?
b) Xác định qui luật di truyền chi phối các cặp tính trạng? Viết sơ đồ lai minh hoạ?
Biết rằng mỗi cặp tính trạng tương phản do một cặp gen alen qui định, với 2 alen trội lặn hoàn toàn nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Câu 7 (2 điểm)
Ở người bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh đó.
a) Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu?
b) Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mắc các bệnh trên thì theo di truyền học tư vấn có phương pháp nào?
c) Nếu lần sinh thứ 2 là sinh đôi (không phải cùng trứng) thì xác suất sinh ra 2 đứa trẻ trong đó 1 không mắc phải bệnh hoá xơ nang và 1 bị bệnh này là bao nhiêu?
Câu 8 (1 điểm)
a) Để kiểm tra độ thuần chủng của giống cây trồng cần sử dụng phương pháp nào? 
b) Sự đồng hợp tử về 1 cặp gen trong dòng thuần có luôn được tuyệt đối không? Vì sao?
Câu 9(3 điểm) 
Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: C1: nâu, C2: hồng, C3: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau:
Màu nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Biết quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền.
	a. Hãy xác định kiểu gen qui định mỗi màu.
	b. Hãy tính tần số tương đối của các alen trong quần thể trên.
 c. Những điều kiện nào làm cho quần thể không cần bằng theo định luật Hacdi – Vanbec 
 .HẾT.
 §¸p ¸n sinh 12 - ®Ò thi HSG (2010 - 2011)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(2,0 điểm)
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi tong cấu trúc của NST
- Có 4 dạng
+ Mất đoạn:
+ Lặp đoạn:
+ Đảo đoạn:
+ Chuyển đoạn:
- Ý nghĩa: loại khỏi NST những gen không mong muốn
 Tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa
 Hình thành loài mới
0,5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
2
(3,0 điểm)
- Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra
Cấp độ: điều hòa phiên mã, dịch mã, sau dịch mã
- Opêron là : các gen cấu trúc có lien quan đến chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa
- Cấu trúc
+Các gen cấu trúc: Z,Y,A chức năng.
+ O( operator).
+ P ( promoter)
- Cơ chế điều hòa hoạt động 
+ Khi môi trường không có lactozơ
+ Khi môi trường có lactozơ
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
3
(2,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
*) Trong quá trình tự nhân đôi của ADN cần phải có đoạn ARN mồi vì
: enzim ADN – polimeraza chỉ có thể xúc tác các nucleotit tự do ở môi trường nội bào vào liên kết với các nucleotit trên mạch khuôn ở nhóm 3’ – OH tự do nên cần phải tổng hợp đoạn ARN mồi.
*) Cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN tương ứng: enzim ADN – polimeraza I phân hủy đoạn ARN mồi và tổng hợp đoạn ADN thay vào đó. 
0,5
0,5
b) (0,5 điểm)
Nguyên tắc “nửa gián đoạn”: trong 2 mạch mới được tổng hợp, 1 mạch mới được tổng hợp dựa trên mạch khuôn 3’ – 5’ thì tổng hợp liên tục còn 1 mạch mới được tổng hợp trên mạch khuôn 5’ – 3’ thì tổng hợp thành từng đoạn Okazaki.
0,5
c) (0,5 điểm)
Những đặc điểm của mã di truyền thể hiện tính thống nhất và đa dạng của sinh giới:
Tính thống nhất: đa số các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ (tính phổ biến).
Tính đa dạng: nhiều bộ ba khác nhau có thể mã hóa cho 1 loại aa trừ AUG và UGG (tính thoái hóa).
0,25
0,25
4
(1,0 điểm)
a) (0,5 điểm)
Không phát hiện được các bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 và số 2 ở người: là do NST số 1 và số 2 là những cặp NST lớn nhất, chứa rất nhiều gen trong số NST ở người -> thừa NST số 1 hoặc số 2 -> mất cân bằng gen nghiêm trọng -> có thể chết ngay từ giai đoạn phôi thai.
0,5
b) (0,5 điểm)
Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính dễ phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường vì: gen lặn trên NST X chỉ cần 1 alen lặn cũng đã biểu hiện ra kiểu hình ở nam giới còn gen lặn trên NST thường chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có cả 2 alen lặn. 
0,5
5
(2,0 điểm)
Phân biệt thể lưỡng bội, thể dị bội và thể tự đa bội:
Thể lưỡng bội
Thể dị bội
Thể đa bội
- Bộ NST là 2n
- Được tạo ra do quá trình phân li bình thường của các NST trong phân bào.
- Trong bộ NST có các NST tồn tại thành từng cặp.
- Có hình thái, cấu tạo, sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Bộ NST thừa hoặc thiếu 1 hay 1 số chiếc
- Do trong phân bào 1 hoặc 1 số cặp NST không phân li.
- Trong bộ NST có 1 hay 1 số cặp nào đó có số NST khác 2.
- Có kiểu hình không bình thường, giảm sức sống
- Bộ NST tăng lên theo bội số của n.
- Do trong phân bào tất cả các cặp NST không phân li.
- Trong bộ NST mỗi nhóm NST có số NST lớn hơn 2.
- Có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, chống chịu tốt.
0,5
0,5
0,5
0,5
6
(4,0 điểm)
a) (1,5 điểm)
- PTC , F1 100% thân xám, cánh dài -> thân xám, cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt.
- Qui ước: A: thân xám a: thân đen
 B: cánh dài b: cánh ngắn
- Xét tỉ lệ phân tính từng cặp tính trạng ở F2:
thân xám/thân đen = 1/1 -> KG về cặp tính trạng này của F1 và ruồi đực đem lai là: Aa x aa.
100% cánh dài -> KG về cặp tính trạng này của F1 và ruồi đực đem lai là: Bb x BB.
- F1 dị hợp 2 cặp gen nên có KG là: hoặc 
 ruồi đực đem lai có kiểu gen là: 
-> KG của ruồi PTC: x 
 Hoặc PTC: x 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b) (2,5 điểm)
- Qui luật liên kết gen.
- Qui luật hoán vị gen ở ruồi cái với f bất kì.
- SĐL: 
*) Qui luật liên kết gen:
1) PTC: x 
 GP: AB ab
 F1: (100% thân xám, cánh dài)
 ♀ F1 x ♂ 
 G: AB : ab aB
 F2: (thân xám, cánh dài) : (thân đen, cánh dài)
2) PTC: x 
 GP: aB Ab
 F1: (100% thân xám, cánh dài)
 ♀ F1 x ♂ 
 G: aB : Ab aB
 F2: (thân xám, cánh dài) : (thân đen, cánh dài)
3) PTC: x 
 GP: AB ab
 F1: (100% thân xám, cánh dài)
 ♀ F1 x ♂ 
 G: AB = ab = aB = 100%
 Ab = aB = 
 F2: KG, KH
4) PTC: x 
 GP: aB Ab
 F1: (100% thân xám, cánh dài)
 ♀ F1 x ♂ 
 G: aB = Ab = aB = 100%
 AB = ab = 
 F2: KG, KH
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
7
(2,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
- Qui ước: A. không mắc bệnh hoá xơ nang
 a: mắc bệnh hóa sơ nang
 B: không mắc bệnh alcapton niệu
 b: mắc bệnh alcapton niệu
- Hai vợ chồng đều không mắc bệnh nhưng sinh ra đứa con mắc cả 2 bệnh -> KG của cặp vợ chồng này: đều dị hợp về 2 cặp gen : AaBb
SĐL: P: AaBb x AaBb
 F1: 9A-B- : 3A- bb : 3aaB- : 1aabb
Xác suất họ sinh ra đứa thứ 2 mắc cả 2 bệnh là: 1/16. 
0,25
0,25
0,5
b) (0,5 điểm)
- Phương pháp chọc dò dịch ối.
- Phương pháp lọc tinh trùng và trứng không mang gen gây bệnh
0,25
0,25
c) (0,5 điểm)
Ta có SĐL: P: Aa x Aa
 F1: 3 A- : 1aa
 3/4 không mắc bệnh hóa sơ nang
 1/4 mắc bệnh hóa sơ nang
Xác suất sinh ra 2 đứa trẻ trong đó 1 không mắc phải bệnh hoá xơ nang và 1 bị bệnh này là : 2 x 3/4 x 1/4 = 6/16.
0,25
0,25
8
(1,0 điểm)
a) (0,5 điểm)
Để kiểm tra độ thuần chủng của giống cây trồng cần sử dụng phương pháp: 
- Cho tự thụ phấn.
- Cho lai phân tích.
0,25
0,25
b) (0,5 điểm)
Sự đồng hợp tử về 1 cặp gen trong dòng thuần không luôn được tuyệt đối vì: 
- Do phát sinh đột biến (thường xảy ra).
- Do chọn lọc có khuynh hướng duy trì thể dị hợp.
0,25
0,25
9
(3,0 điểm)
a) (0,5 điểm)
Các kiểu gen qui định mỗi màu:
C1C1, C1C2, C1C3: màu nâu. C2C2, C2C3: màu hồng. C3C3: màu vàng
0,5
b) (1,5 điểm)
Gọi p là tần số tương đối của alen C1, q là tần số tương đối của alen C2, r là tần số tương đối của alen C3.
Quần thể cân bằng có dạng: 
 (p+q+r)2 = p2 C1C1+q2 C2C2+r2 C3C3+2pq C1C2+2qr C2C3+2pr C1C3
Tần số tương đối mỗi loại kiểu hình: 
Nâu = 360/1000= 0,36; Hồng=550/1000=0,55; vàng=90/1000=0,09.
Tần số tương đối của mỗi alen, ta có: 
Vàng = 0,09 = r2® r=0,3. Hồng = 0,55=q2+2qr® q=0,5
Nâu = 0,35 = p2 + 2pq + 2pr ® p=0,2.
0,5
0,25
0,75
c) (1,0 điểm)
- Số cá thể ít
- Không có giao phối ngẫu nhiên
- Sức sống, khả năng thụ tinh của các giao tử không như nhau.
- Có xuất hiện đột biến,CLTN và di nhập gen
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hay.doc