Đề thi trắc nghiệm môn: Sinh học 12 – Thời gian: 45 phút

Đề thi trắc nghiệm môn: Sinh học 12 – Thời gian: 45 phút

Câu 1: Đột biến là:

 A. Biến đổi trên kiểu hình ở cơ thể. B. Biến đổi quá trình sinh lý trong tế bào.

C. Những biến đổi trong vật chất di truyền. D. Biến đổi sự trao đổi chất cuả tế bào.

Câu 2: Đột biến phát sinh ở:

A. Động vật. B. Thực vật.

C. Vi sinh vật. D. Tất cả các dạng sinh vật.

Câu 3: Loại đột biến gen nào không di truyền qua sinh sản hữu tính:

A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến giao tử.

C. Đột biến xôma. D. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi.

Câu 4: Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp và tạo thành gen a thì phân tử prôtein do gen a tổng hợp khác phân tử prôtein do gen A tổng hợp là:

 A. Kém 1 axít amin (aa). B. Kém 1aa và có 1aa mới.

 C. Kém 1aa và có 2aa mới. D. Kém 1 aa và có 3 aa mới.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn: Sinh học 12 – Thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Quốc Toản ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
 Tổ: Sinh – Thể	 Môn: Sinh học 12 – Thời gian: 45 phút
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Đột biến là:
	A. Biến đổi trên kiểu hình ở cơ thể.	B. Biến đổi quá trình sinh lý trong tế bào.
C. Những biến đổi trong vật chất di truyền.	D. Biến đổi sự trao đổi chất cuả tế bào.
Câu 2: Đột biến phát sinh ở:
A. Động vật.	B. Thực vật.
C. Vi sinh vật.	D. Tất cả các dạng sinh vật. 
Câu 3: Loại đột biến gen nào không di truyền qua sinh sản hữu tính:
A. Đột biến tiền phôi.	B. Đột biến giao tử.
C. Đột biến xôma.	D. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi.
Câu 4: Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp và tạo thành gen a thì phân tử prôtein do gen a tổng hợp khác phân tử prôtein do gen A tổng hợp là:
	A. Kém 1 axít amin (aa).	B. Kém 1aa và có 1aa mới.	 
	C. Kém 1aa và có 2aa mới.	D. Kém 1 aa và có 3 aa mới.
Câu 5: Dạng đột biến gen nào sẽ làm biến đổi cấu trúc phân tử prôtein tương ứng nhiều nhất?
A. Thêm một cặp nuclêotit ở đầu gen.	B. Thay thế một cặp nuclêotit ở giữa gen.
C. Mất một cặp nuclêotit ở bộ ba kết thúc.	D. Mất trọn một bộ ba nuclêotit.
Câu 6: Gen trên NST có thể bị thay đổi từ nhóm liên kết này qua nhóm liên kết khác nhờ:
A. Mất đoạn NST. 	B. Lặp đoạn NST.	
C. Đảo đoạn NST.	D. Chuyển đoạn NST.
Câu 7: Ở ruồi Giấm, hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt là dạng đột biến nào trên NST giới tính X?
A. Mất đoạn NST.	B. Lặp đoạn NST.	
C. Đảo đoạn NST.	D. Chuyển đoạn NST.
Câu 8: Con trai mắc hội chứng Claiphentơ có NST giới tính là:
A. XXYY 	B. XYY	C. XXY	D. OY
Câu 9: Con gái mắc hội chứng Tớcnơ có bộ NST dạng:
A. 2n + 1	B. 2n – 1	C. 2n – 2	D. 2n + 2
Câu 10: Thể khảm là hậu quả của dạng đột biến gen nào?
A. Đột biến gen lặn trong nguyên phân.	B. Đột biến gen trội trong nguyên phân.
C. Đột biến gen lặn trong giảm phân.	D. Đột biến gen trội trong giảm phân.
Câu 11: Bệnh nào là hậu quả của đột biến số lượng NST ở người?
A. Bệnh Đao.	B. Bệnh bạch tạng.
C. Bệnh ung thư máu.	D. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Câu 12: Xử lí hạt có kiểu gen Aa bằng dung dịch consixin 0,1% – 0,2%, các hạt thu được có kiểu gen là:
A. Aa	B. Aaaa	C. AAaa	D. AA và AAaa
Câu 13: Biến dị di truyền bao gồm:
A. Biến dị tổ hợp, đột biến, thường biến.	B. Đột biến, biến dị tổ hợp.
C. Đột biến, đột biến gen, đột biến NST.	D. Đột biến gen, đột biến cấu trúc NST.
Câu 14: Rối loạn sự phân li toàn bộ NST trong quá trình nguyên phân từ tế bào có 2n = 14 làm xuất hiện thể:
A. 2n + 1 = 15	B. 2n – 1 = 13	C. 3n = 21	D. 4n = 28
Câu 15: Tế bào có kiểu gen AAAA thuộc thể:
A. Dị bội 2n + 2	B. Tứ bội 4n	C. 2n +2 hoặc 4n	D. 4n hoặc 3n
Câu 16: Các loại giao tử có thể tạo ra từ thể AAaa giảm phân bình thường là:
A. AA, Aa, aa	B. AAa, Aa, aa	C. AA, aa	D. Aa, Aaa, aa
Câu 17: Đặc điểm của thường biến là:
A. Xảy ra không xác định.	B. Mang tính chất riêng lẻ.
C. Đồng loạt, tương ứng với điều kiện môi trường.	D. Không tương ứng với e3ôi trường.
Câu 18: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:
A. Một giống vật nuôi hoặc giống cây trồng nào đó.	
B. Các biện pháp kỉ thuật sản xuất.
C. Điều kiện về thức ăn và chế độ chăm sóc dinh dưỡng.
D. Năng suất và sản lượng thu hoạch.
Câu 19: Điểm giống nhau giữa thường biến và đột biến là:
A. Có liên quan đến tác động của môi trường sống.	B. Đều thay đổi kiểu gen.
B. Đều di truyền cho thế hệ sau.	D. Xảy ra mang tính chất riêng lẻ (cá thể).
Câu 20: Điểm có ở thường biến nhưng không có ở đột biến là:
A. Biến đổi kiểu hình.	B. Không di truyền.
B. Xảy ra trong quá trình sinh sản.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 21: Trong kỹ thuật cấy gen, thể truyền được sử dụng là:
	A. Plasmit hoặc thể thực khuẩn.	B. Vi khuẩn E.coli.	
	C. Plasmit và E.coli.	D. Plasmit. 
Câu 22: Đặc điểm không đúng đối với Plasmit là:
	A. Có khả năng tự nhân đôi.	B. Nằm trong nhân tế bào.	
	B. Có thể bị đột biến.	C. Có mang gen.
Câu 23: Kĩ thuật di truyền là:
	A. Chuyển một đoạn ADN từ NST này sang NST khác.	
	B. Tác động làm thay đổi cấu trúc gen trong tế bào.
	C. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác.
	D. Làm tăng số lượng gen trong tế bào.
Câu 24: Trong công nghệ sinh học, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là:
	A. Virút	B. Vi khuẩn	C. Thể thực khuẩn	D. Plasmit
Câu 25: Loại hoá chất có tác dụng làm thay cặp A – T thành G – X và tạo ra đột biến gen là:
	A. Cônsixin	B. 5-BU	C. EMS	D. NMU
Câu 26: Các loại tia phóng xạ có khả năng gây ra:
	A. Đột biến gen.	B. Đột biến cấu trúc NST.
	C. Đột biến số lượng NST.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 27: Cho giao phấn giữa cây có kiểu gen BB với cây có kiểu gen bb thì trong số các cây F1 thu được có cây có kiêu gen BBb. Hiện tượng này là do:
	A. Đột biến dị bội.	B. Đột biến đa bội.
	C. Đột biến dị bội và đa bội.	C. Biến dị tổ hợp.
Câu 28: Xếp thứ tự các bước trong thao tác cuả kỹ thuật cấy gen:
1. Cắt mở vòng plasmit và cắt đoạn gen mong muốn cuả tế bào cho.
2. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào cuả vi khuẩn E. Coli.
3. Nối đoạn gen cuả tế bào cho vào ADN cuả plasmit tạo ADN tái tổ hợp.
4. Tách ADN cuả plasmit và tách ADN cuả cuả tế bào cho.
Trình tự đúng là:
A. 4 –> 1 –> 3 –> 2 	B. 1 –> 3 –> 2 –> 4 
C. 3 –> 1 –> 2 –> 4 	D. 2 –> 3 –> 1 –> 4 
Câu 29: Hệ số di truyền cuả số heo con trong mỗi lứa đẻ là 14%. Điều nhận định nào sau đây là đúng:
A. Tính trạng ít chịu ảnh hưởng cuả ngoại cảnh.
B. Tính trạng chỉ phụ thuộc vào kiểu gen.
C. Tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều vào ngoại cảnh.
D. Tính trạng có hệ số di truyền cao.
Câu 30: Ở thế hệ P có 100%Aa, sau 4 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể là:
	A. 25%Aa	B. 6,25%Aa	C. 12,5	% Aa	D. 50%Aa 
Câu 31: Phương pháp chọn lọc dựa trên kiểu hình kết hợp kiểm tra được kiểu gen là:
	A. Chọn lọc hàng loạt.	B. Chọn lọc không chủ định.
	C. Chọn lọc với quy mô lớn.	D. Chọn lọc cá thể.
Câu 32: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần:
	A. Hiện tượng thoái hoá.	B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
	C. Ưu thế lai.	D. Tạo ra dòng thuần.
Câu 33: Phương pháp lai dùng một giống cao sản để nâng cao chất lượng cuả một giống có năng suất thấp là:
	A. Lai kinh tế.	B. Lai cải tiến giống.
	C. Lai khác thứ.	D. Lai xa.
Câu 34: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết để:
	A. Củng cố đặc tính qúy, tạo dòng thuần	.	B. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai.
	C. Kiểm tra và đánh giá kiểu gen cuả từng dòng	.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 35: Lai xa là hình thức:
	A. Lai khác thứ.	B. Lai khác dòng.
	C. Lai khác loài.	D. Lai kinh tế.
Câu 36: Lai xa kèm đa bội hoá thường được sử dụng trong:
	A. Chọn giống vi sinh vật.	B. Chọn giống vật nuôi.
	C. Chọn giống vật nuôi và cây trồng.	D. Chọn giống cây trồng. 
Câu 37: Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa người ta sử dụng phương pháp:
	A. Gây đột biến gen.	B. Gây đột biến đa bội.
	C. Gây đột biến dị bội.	D. Tạo ưu thế lai.
Câu 38: Nhóm máu không được sinh ra từ P: IAIB x IBIO
	A. Máu A	B. Máu O	C. Máu B	D. Máu AB
Câu 39: Trường hợp dưới đây có thể sinh ra các con mang đầy đủ các nhóm máu A, B, O và AB là:
	A. P: IAIB x IOIO	B. P: IAIO x IBIO
	C. P: IAIA x IBIO	D. P: IBIB x IAIO
Câu 40: Sơ đồ sau là một nhánh cuả một phả hệ nghiên cứu sự di truyền cuả một bệnh. Điều nhận định nào sau đây là đúng?
Ghi chú: 
Nam giới bình thường
Nam giới bị bệnh
Nữ giới bình thường
Nữ giới bị bệnh
A. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
B. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trường THPT Trần Quốc Toản ĐÁP ÁN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
 Tổ: Sinh – Thể	 Môn: Sinh học 12 – Thời gian: 45 phút
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
01. B	11. A	21. A	31. D
02. D	12. C	22. B	32. C
03. C	13. B	23. C	33. B
04. B	14. D	24. B	34. D
05. A	15. C	25. B	35. C
06. D	16. A	26. D	36. D
07. A	17. C	27. C	37. B
08. C	18. D	28. A	38. C
09. B	19. A	29. C	39. B
10. B	20. B	30. B	40. D

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh12_hk1_TTQT.doc