Giáo án Sinh học 11 cơ bản bài 22: Hướng động

Giáo án Sinh học 11 cơ bản bài 22: Hướng động

Bài 22: HƯỚNG ĐỘNG

I.Mục tiêu. Sau khi học xong bài này. Học sinh có được:

1.Kiến thức:

- Nêu được các khái niệm về Cảm ứng, Hướng động và các dạng hướng động.

- Biết được một số dạng hướng động và tác nhân gây nên các hiện tượng đó.

- Qua các dạng hướng động nêu được vai trò của nó đối với thực vật.

2.Kỷ năng :

- Rèn luyện thêm về kỷ năng nghiên cứu tranh và qua phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.

- Rèn luyện thêm về khả năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập.

3. Thái độ:

- Qua kiến thức về hướng động đã biết và giải thích được một số hiện tượng hướng động ở thực vật.

- Vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4037Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 cơ bản bài 22: Hướng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22: HƯỚNG ĐỘNG
I.Mục tiêu. Sau khi học xong bài này. Học sinh có được:
1.Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm về Cảm ứng, Hướng động và các dạng hướng động.
- Biết được một số dạng hướng động và tác nhân gây nên các hiện tượng đó.
- Qua các dạng hướng động nêu được vai trò của nó đối với thực vật.
2.Kỷ năng :
- Rèn luyện thêm về kỷ năng nghiên cứu tranh và qua phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
- Rèn luyện thêm về khả năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ:
- Qua kiến thức về hướng động đã biết và giải thích được một số hiện tượng hướng động ở thực vật.
- Vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế.
II.Thiết bị dạy học.
-Tranh ảnh của sách giáo khoa: Hình 23.1, 23.2, 23.3 , 23.4.
Một số tranh ảnh sưu tầm được từ các nguồn khác nhau.
III.Phương pháp.
-Dùng phương pháp quan sát, phân tích, nghiên cứu SGK để giải quyết các vấn đề được nêu ra.
-Dùng phương pháp hoạt động nhóm để cùng nhau giải quyết và thảo luận nhằm giải quyết các vấn đề.
- Thuyết trình, đàm thoại để cùng nhau giải quyết các vấn đề.
IV.Tiến trình tổ chức tiết học.
1.Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chung về chương và vào bài
2. Vào bài mới: Nêu về một số dạng hướng động và đặt vấn đề vào bài. 3’
3. Tiến trình tổ chức lớp học:
Hoạt động 1
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
7’
Treo tranh 22.1 và yêu cầu học sinh xem, phân tích.
Chỉ rõ cây trong các điều kiện trồng chiếu sáng khác nhau và đặt vấn đề: Cảm ứng là gì ?.
Treo tranh 22.2:
Sau đó đặt vấn đề về hướng động. Có mấy laọi hướng động.
Quan sát, Trao đổi thảo luận về cảm ứng.
Trao đổi về hướng động.
Yêu cầu:
-Nêu được khái niệm về cảm ứng, cho ví dụ.
- Nêu được khái niệm về hướng động. Loại hướng động.
I.Khái niệm hướng động
1.Khái niệm về tính cảm ứng: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích.
Ví dụ: Hướng tới ánh sáng.
2. Khái niệm hướng động: Hướng động là hình thức phản ứng có hướng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích có hướng.
Có 2 loại hướng động:
+ Hướng động dương.
+ Hướng động âm.
Hoạt động 2
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
25’
Treo các tranh 22.1,22.2,22.3,22.4:
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nghiên cứu SGK: Trả lời được các yêu cầu từ phía giáo viên.
HS quan sát, phân tích và tìm được tác nhân kích thích,trên cơ sở đó nêu khái niệmvà cơ chế.
Giáo viên gợi ý về bài học nước và muối khoáng
Qua tìm hiểu 5 dạng hướng động, yêu cầu học sinh nêu bật lên được: Cảm ứng-Hướng động tổng quát là gì.
Từ đó yêu cầu học sinh nêu được: Lợi ích.
Học sinh quan sát tranh, phân tích tranh theo thứ tự và thảo luận nhóm để tìm ra các vấn đề mà giáo viên nêu ra
Yêu cầu:
Hướng sáng: phải nêu được khái niệm, tác nhân và cơ chế.
Hướng trọng lực: Nêu lên được khái niệm, tác nhân và cơ chế.
Hướng hóa: Nêu được khái niệm, tác nhân. Cơ chế.
Hướng nước: Nêu lên được khái niệm, tác nhân, cơ chế.
Hướng tiếp xúc: Nêu được khái niệm, tác nhân, cơ chế.
II.Các kiểu hướng động:
1.Hướng sáng:
Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với kích thích là ánh sáng.
Tác nhân: Ánh sáng
Cơ chế: Do Auxin bị ánh sáng kích thích tránh sáng nên kích thích vùng không bị chiếu sáng làm tế bào sinh trưởng dài hơn.
2.Hướng trọng lực:
Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với kích thích là trọng lực.
Tác nhân: Trọng lực.
Cơ chế: Do tác động của trọng lực tại miền sinh trưởng làm các tế bào sinh trưởng theo hướng đó.
3.Hướng hóa:
Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với kích thích là các chất hóa học.
Tác nhân: Các chất hóa học, chất khoáng
Cơ chế: Do tác động của hóa chất mà cây có phản ứng dương âm khác nhau.
4.Hướng nước:
Là phản ứng sinh trưởng của thực vật với kích thích là nước.
Tác nhân là nước
Cơ chế: Phần rễ nhất là đỉnh rễ có tính hướng nước.
5. Hướng tiếp xúc:
Là phản ứng sinh trưởng của cây vơi kích thích lag sự tiếp xúc.
Tác nhân: Do sự tiếp xúc
Cơ chế: Do tác động của tiếp xúc mà tế bào có hướng ngược lại sinh trưởng dài hơn, do tác độngcủa ánh sáng.
Hoạt động 3
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
5’
Từ lợi ích đó học sinh nêu được vai trò của hướng động.
Học sinh từ kết quả thu được đi đến kết luận vai trò của hướng động:
Yêu cầu nêu được:
Hướng sáng
Hướng trọng lực, hóa, nước.
Hướng tiếp xúc.
III.Vai trò của hướng động trong đời sống thực vật
Hướng đến nguồn sáng để quang hợp.
Đảm bảo cho hệ rễ phát triển nhằm cung cấp nước và các chất khoáng cần thiết cho cây.
Hướng tiếp xúc giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
3.Củng cố - dặn dò: 5’
Cho học sinh nêu tướng khái niệm và cho ví dụ.
Nêu được cơ chế của hướng động.
Vai trò của hướng động
Căn dặn học bài, làm bài tập và chuẩn bị cho tiết sau.
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHONG ĐIỀN
TỔ SINH – HÓA 
GIÁO ÁN
Bài 22
Sinh học 11 Ban cơ bản
Phong Điền, tháng 11 năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 1035.doc